Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi

 Tổng hợp 7 cách chữa hôi miệng ở trẻ em tại nhà đơn giản, hiệu quả sẽ được giới thiệu đầy đủ trong bài viết. Rất nhiều cha mẹ đã áp dụng những cách trị hôi miệng ở trẻ em cho con mình và thành công. Mời các bạn theo dõi nội dung bài viết để chữa hôi miệng ở trẻ em được đúng thuốc đúng bệnh. 

1. Hôi miệng là gì?

Hôi miệng còn có thể gọi là chứng hôi miệng, nó có thể khiến cho người mắc phải cảm thấy xấu hổ và trong một số trường hợp có thể dẫn đến cảm giác lo lắng, tự ti. Ngày nay, trên các kệ ở cửa hàng, siêu thị tràn ngập kẹo cao su, bạc hà, nước súc miệng và các sản phẩm khác được sản xuất nhằm mục đích chống hôi miệng. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm chỉ là biện pháp tạm thời, bởi chúng không giải quyết được triệt để nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Một số loại thực phẩm, tình trạng sức khỏe và thói quen là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Với phần lớn các trường hợp, việc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp cải thiện vấn đề này. Nếu các kỹ thuật chăm sóc răng miệng không giải quyết được, bạn nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Hơi thở có mùi hôi khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây hôi miệng. Một số người có thể quá lo lắng về hơi thở của mình mặc dù họ có ít hoặc không có mùi hôi miệng.

Cũng có một số người bị hôi miệng nhưng không hề hay biết bản thân mắc tình trạng này. Bởi chúng ta khó có thể đánh giá xem hơi thở của mình có mùi như thế nào, nhưng lại dễ dàng nhận ra mùi của người khác.

Khi nói đến hôi miệng, đa phần mọi người sẽ nghĩ ngay đến người lớn, nhưng trên thực tế trẻ con cũng có thể mắc chứng hôi miệng tương tự như người lớn.

2. Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em

Hôi miệng ở trẻ em là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Nếu kéo dài có thể dẫn đến sâu răng, hỏng men răng.

Hôi miệng gây nên những mùi khó chịu khi trẻ thở, trò chuyện, làm trẻ mất tự tin trong giao tiếp. Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhưng 70% trường hợp là do răng miệng.

Trẻ em khỏe mạnh và cả người lớn cũng có thể là những đối tượng bị hôi miệng. Các nguyên nhân có thể gây hôi miệng ở trẻ em đó là:

  • Khô miệng: nếu trẻ thở bằng miệng, như khi trẻ bị ngạt mũi thì vi khuẩn trong miệng của trẻ có nhiều khả năng phát triển mà không bị ngăn cản.
  • Dị vật: như một hạt đậu, một món đồ chơi nhỏ hoặc một vật khác mà trẻ cho vào mũi có thể khiến chúng bị hôi miệng. Điều này đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.
  • Vệ sinh răng miệng kém: các vi khuẩn bình thường sống trong miệng và tương tác với các mảnh thức ăn còn sót lại giữa các khe răng, ở đường viền nướu, trên hoặc dưới lưỡi. Điều này sẽ gây ra hơi thở có mùi, đặc biệt nếu thức ăn ở trong miệng lâu.
  • Thức ăn: Sự phân hủy của thức ăn trong và xung quanh răng có thể làm tăng vi khuẩn và gây ra mùi hôi. Ăn một số loại thực phẩm, chẳng hạn như hành, tỏi và gia vị, cũng có thể gây hôi miệng. Sau khi tiêu hóa những thực phẩm này, chúng sẽ đi vào máu, được đưa đến phổi và ảnh hưởng đến hơi thở của trẻ.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể gián tiếp gây hôi miệng bằng cách góp phần làm khô miệng. Những chất khác có thể bị phân hủy trong cơ thể để giải phóng các hóa chất có thể mang theo trong hơi thở của trẻ.
  • Sâu răng, tích tụ cao răng hoặc áp xe răng: Các tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mức độ sâu răng của trẻ ở mọi lứa tuổi và gây hôi miệng. Bên cạnh đó, bệnh nướu (lợi) răng cũng có thể gây ra nhiều bệnh lý và gây ra tình trạng hôi miệng, tuy nhiên thường hiếm khi xảy ra ở trẻ em.

Ngoài ra, trẻ mắc một số vấn đề khác như nhiễm trùng xoang, viêm amidan, trào ngược dạ dày hoặc dị ứng theo mùa cũng có thể gây hôi miệng.

Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi

Trẻ trào ngược dạ dày có thể dẫn đến hôi miệng

3. Những cách chữa hôi miệng ở trẻ em đơn giản, hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi ở trẻ nhỏ, việc vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách là bắt buộc. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể thử một số cách chữa hôi miệng ở trẻ em dưới đây. Những cách trị hôi miệng ở trẻ em này đều đơn giản, có thể thực hiện tại nhà và rất an toàn với trẻ. 

3.1. Chữa hôi miệng ở trẻ em bằng nước muối

Muối không chỉ là một gia vị quan trọng trong nhà bếp mà còn là cách trị hôi miệng ở trẻ em hiệu quả nhờ tính sát khuẩn tự nhiên tuyệt vời. Đặc biệt, nước muối pha loãng còn giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi, giảm sưng đau do viêm lợi hoặc sâu răng. 

Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi

Súc miệng nước muối không chỉ trị hôi miệng mà còn tốt cho sức khỏe răng miệng

Cách thực hiện:

  • Lấy một thìa cà phê muối hạt to hoặc muối tinh
  • Pha loãng với 500ml nước sạch
  • Súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày. Mỗi lần ngậm 20 – 30 giây. 

3.2. Trị dứt điểm hôi miệng ở trẻ em với mật ong

Mật ong không chỉ là một chất kháng sinh tự nhiên mà còn có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương nên thường được sử dụng để chữa hôi miệng ở trẻ em. Tuy nhiên cách chữa hôi miệng ở trẻ em này chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. 

Cách thực hiện: 

  • Pha loãng với nước ấm để súc miệng.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần cho đến khi tình trạng hôi miệng thuyên giảm. 

2.3. Cách chữa hôi miệng ở trẻ em bằng nước vo gạo

Nước vo gạo có chứa vitamin PP có tác dụng sát khuẩn, làm sạch răng, chống viêm nha chu và loại bỏ mảng bám quanh chân răng, từ đó chữa hôi miệng ở trẻ em nhanh chóng và hiệu quả. 

Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi

Nước vo gạo còn có thể giúp răng trắng và chắc khỏe hơn

Cách thực hiện:

  • Lấy nước vo gạo để đánh răng ngày 2 lần.
  • Thực hiện liên tục cho đến khi hết hôi miệng 

3.4. Chữa hôi miệng ở trẻ em hiệu quả với lá trầu không

Theo Đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm, có tác dụng khử mùi và diệt khuẩn rất tốt. Chưa kể, tinh dầu trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, có thể ức chế hoạt động của rất nhiều chủng vi khuẩn và nấm, như: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn Coli… Chính vì vậy, dân gian thường dùng lá trầu không để chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em cũng như các bệnh về nha chu khác. 

Cách thực hiện: 

  • Thái nhỏ khoảng 100g lá trầu không tươi. Sau đó đun sôi với 2L nước.
  • Để nguội rồi chắt lấy nước cốt đặc để súc miệng 3 – 4 lần/ngày.

3.5. Chữa hôi miệng ở trẻ em bằng dầu dừa

Dầu dừa rất giàu Acid Lauric – một loại acid béo có tác dụng kháng khuẩn và loại bỏ các vi khuẩn có hại tồn tại trong mảng bám quanh răng. Từ đó, ngăn ngừa hôi miệng, viêm răng lợi hiệu quả.

Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi

Có rất nhiều cách trị hôi miệng ở trẻ em với dầu dừa

Cách thực hiện: 

  • Súc miệng với dầu dừa ngày 2 – 3 lần. Sau đó súc miệng lại với nước muối và đánh răng như bình thường.
  • Trộn dầu dừa với baking soda. Sử dụng hỗn hợp này để vệ sinh răng miệng thay kem đánh răng thông thường. 

3.6. Trị hôi miệng ở trẻ em bằng lá bạc hà

Lá bạc hà không chỉ có hương vị cực kỳ mạnh mẽ, mà còn chứa nhiều vi chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và khử mùi cực tốt. Do đó, cha mẹ có thể thực hiện cách chữa hôi miệng ở trẻ em bằng lá bạc hà như sau:

  • Giã nhuyễn lá bạc hà để lấy nước cốt đặc. 
  • Pha nước cốt này với nước lọc theo tỷ lệ 1:1. Sau đó cho thêm vài hạt muối.
  • Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng hàng ngày đến khi chữa hôi miệng ở trẻ em thành công. 

3.7. Cách chữa hôi miệng ở trẻ em bằng bột quế

Bột quế không chỉ có khả năng lấn át mùi khó chịu hiệu quả mà còn có tính sát khuẩn mạnh nên thường được sử dụng như một cách trị hôi miệng ở trẻ em tại nhà. 

Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi

Bột quế sẽ giúp hơi thở thơm tho hơn

Có rất nhiều cách chữa hôi miệng ở trẻ em với bột quế, cha mẹ có thể lựa chọn một trong những cách sau:

  • Súc miệng hàng ngày với hỗn hợp bột quế và nước chanh.
  • Đánh răng hàng ngày với hỗn hợp bột quế và baking soda.
  • Súc miệng hàng ngày với hỗn hợp bột quế mật ong. Cha mẹ pha bột quế và mật ong theo tỷ lệ 1:2 và cho trẻ súc miệng 2 – 3 lần/ngày. 

4. Bài thuốc chữa hôi miệng ở trẻ em an toàn và triệt để

Bên cạnh những cách chữa hôi miệng ở trẻ em kể trên, vẫn còn có rất nhiều cách khác. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng đủ thời gian để thực hiện những cách này. 

Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi

Thảo dược Yên Tử rất an toàn với trẻ em

Ngày nay, nhận thức được xu hướng sử dụng các thảo dược thiên nhiên để chữa hôi miệng ở trẻ em và các bệnh lý răng miệng khác như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng… Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tạo ra Thảo dược Yên Tử – bài thuốc trị hôi miệng được điều chế theo công thức bí truyền của người Dao đỏ dưới chân núi Yên Tử (Quảng Ninh).

Thuốc chữa hôi miệng ở trẻ em Thảo dược Yên Tử được bào chế dựa theo nguyên nhân chính gây nên tình trạng hôi miệng ở trẻ. Chính vì thế, sử dụng Thảo dược Yên Tử không chỉ giúp bé phòng tránh mà còn giúp chống lại các loại vi khuẩn có hại khiến hơi thở có mùi và tăng sức đề kháng cho răng miệng. Từ đó, giúp trẻ có hơi thở thơm tho và hàm răng chắc khỏe hơn.  

Bên cạnh công dụng chữa hôi miệng ở trẻ em, Thảo dược Yên Tử còn có một số tác dụng tuyệt vời khác, như:

  • Tiêu diệt tận gốc các vi khuẩn gây hôi miệng nói riêng, các bệnh răng miệng khác như viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu, tụt lợi,… nói chung.
  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn chúng phát triển lây lan sang vùng khác
  • Làm dịu, chống viêm các vết thương, điều trị các vết loét do viêm nha chu gây ra.
  • Giảm sưng, giảm đau do viêm nhiễm nhờ chất kích dẫn hệ thần kinh trung ương.

Không chỉ được bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên, các hoạt chất trong Thảo dược Yên Tử có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, khử mùi cực mạnh không thua kém bất kỳ loại thuốc chữa hôi miệng ở trẻ em  tốt nhất trên thị trường hiện nay. Đặc biệt là rất lành tính và không có tác dụng phụ, dùng được cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và đang cho con bú…

Hoạt chất này Hướng dẫn sử dụng: 

  • Sau khi đánh răng sạch sẽ, cha mẹ pha loãng nước thảo dược với nước sạch theo tỷ lệ 1:1
  • Để trẻ ngậm trong khoảng 7 – 10 phút rồi súc miệng, nhổ đi. 
  • Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày, sau 2 – 5 ngày, không chỉ hôi miệng mà các bệnh như sâu răng, viêm lợi,… cũng bị thổi bay hoàn toàn.

Xem thêm:

Mách nhỏ bài thuốc trị hôi miệng hiệu quả và dứt điểm tại nhà

#17 Cách chữa hôi miệng dân gian dứt điểm tại nhà

Bên cạnh việc vận dụng top 7 cách chữa hôi miệng ở trẻ em tại nhà trên đây, cha mẹ cũng nên giúp các con tạo thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, bổ sung các thực phẩm giàu lượng vitamin C như cam, quýt, chanh,… hạn chế sử dụng đồ ăn ngọt như kẹo, nước ngọt,… và sử dụng Thảo dược Yên Tử hàng ngày nhé!

Để được tư vấn kỹ hơn về các bài thuốc chữa hôi miệng tại nhà, hoặc cung cấp thông tin về Thảo dược Yên Tử, khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại 0899 570 999 để được tư vấn và báo giá trong thời gian sớm nhất.