Cách trộn thức ăn cho lươn

Như các bạn đã biết nuôi lươn thương phẩm thường trải qua 3 thời kỳ chính là giai đoạn dưới 30 con/kg; dưới 200g/con và trên 200g/con.  Các giai đoạn lượng thức ăn tiêu thụ khác nhau. Dưới 30 con/kg lươn ăn được ít, nên tăng trưởng chậm. giai đoạn trên 30 con/kg và dưới 200 gram/con, lươn ăn nhiều nhưng lớn vẫn còn chậm, còn trên 200 gram lươn ăn ít đi nhưng lớn rất nhanh. Khẩu phần thức ăn cho từng giai đoạn cụ thể như sau:

1. Dưới 30 con/kg: ở giai đoạn này lươn còn nhỏ sức ăn yếu sức tăng trưởng chậm. Ví ăn ít nên bà con cần bổ sung lượng đạm trong thức ăn cao hơn so với các giai đoạn còn lại, cách bổ sung như sau:

Sử dụng 15% cám 40 độ đạm kết hợp với 80% cá được nấu chín hoặc hấp chín thêm một số loại thuốc phòng bệnh + 05% Feelgamin(đây là một loại remit dành cho cá con của hãng Minh Dũng) + men tiêu hóa (loại tốt của các hãng Bayer, Bio hay Safa vì lươn còn nhỏ cần hấp thụ nhiều nhất lượng đạm có trong thức ăn) + thức ăn xanh kết hợp giải độc Gan. Nếu lươn khỏe mạnh thì sẽ lớn nhanh hơn rất nhiều. Không nên dùng thêm bất cứ loại remit nào vì nếu có dùng lươn cũng không thể hấp thụ thêm đạm trong thức ăn được nữa rất uổng phí. Nhớ nhồi kỹ thức ăn để khi cho ăn mồi không tan trong nước (đặt trong vỉ cho ăn phía trên giá thể sao cho mồi vừa chạm mặt nước là được).

- Thời gian cho ăn từ 05h00-07h00 hoặc từ 17h00 đến 19h00 là tốt nhất. 01 ngày nên cho ăn 01 lần trong thời kỳ này. Sau khoảng 02 giờ cho ăn nên vớt hết thức ăn thừa trong hồ ra và cho vào ngăn lạnh để giành cho ăn lần sau. Sau đó thay nước mới sạch bể. nếu dùng các loại thuốc tăng trọng thì cần hạn chế trong giai đoạn này. Vì có thể sẽ khiến lươn nhanh gây thừa đạm (ngộ độc gan) chết nhanh rất khó cứu. (triệu chứng phù đầu, những con lớn nhất trong bầy sẽ chết trước)

2. Trên 30 con/kg và dưới 200 gram/con: Giai đoạn này lươn lớn rất nhanh, bà con nên thay cám 40 độ đạm bằng các loại độ đạm thấp hơn dạng viên vì lúc này đường ruột của lươn đã hoàn thiện có thể hấp thụ.

Thức ăn gồm 70% cá biển hấp chín + 25% cám cá độ đạm trên 30% + 5% men tiêu hóa kết hợp xử lý nước + vitamin C + một số thuốc phòng bệnh + lá gòn non tươi xay nhiễn cứ 1kg mồi trộn 5 gam lá gòn (có thể trộn lẫn một số thực phẩm xanh phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho lươn nuôi), tất cả trộn lẫn để cho ăn. Nhớ nhồi kỹ thức ăn để khi cho ăn mồi không tan trong nước (đặt phía trên lưới lan sao cho mồi vừa chạm mặt nước là được).

3. Giai đoạn trên 200gram/con:

Ở giai đoạn này bà con cần đặc biệt chú ý về vấn đề mật độ nuôi và nguồn nước, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng của lươn.

Công thức cho ăn:

Thức ăn gồm 65% cá biển hấp chín + 30% cám cá lọa lớn + 5% men tiêu hóa kết hợp xử lý nước + vitamin C + một số thuốc phòng bệnh + lá gòn non tươi xay nhiễn cứ 1kg mồi trộn 5 gram lá gòn (có thể trộn lẫn một số thực phẩm xanh phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho lươn nuôi), tất cả trộn lẫn để cho ăn. Nhớ nhồi kỹ thức ăn để khi cho ăn mồi không tan trong nước (đặt phía trên lưới lan sao cho mồi vừa chạm mặt nước là được).

Những lứu ý:

Cá biển (nước ngọt) cần phải luộc (hấp) chín trách dùng các loại cá đã hôi thối.

Cám dúng của hãng nào thì dùng luôn, tránh thay đổi.

Trong khẩu phần thức ăn cần có bột gòn hoặc chất kết dính để khi nhồi thức ăn sẽ có độ dẻo nhất định cho ăn thức ăn sẽ không tan trong nước vừa tiết kiệm thức ăn vừa sạch nước.

(Rất mong sự đóng góp trao đổi kinh nghiệm của bà con, góp phần đưa nghề nuôi lươn thành phong trào mang lại thu nhập cao cải thi

Thức ăn cho lươn có hai loại là thức ăn công nghiệp và thức ăn tự nhiên. Lươn có sinh trưởng và phát triển tốt hay không phần lớn phụ thuộc vào việc kết hợp hai nguồn thức ăn này. Bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách chuẩn bị và phối trộn các loại thức ăn, và cách thức cho ăn cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lươn.

Cách trộn thức ăn cho lươn

Loại thức ăn lươn ưa thích nhất và cũng làm lươn tăng trọng nhanh nhất là giun đất. Có rất nhiều bà con tự nuôi hoặc đi mua loại thức ăn này để cung cấp hàng ngày cho lươn. Ngoài giun ra, bà con có thể cho lươn ăn thêm các loại nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc, hến … và các loại cá tạp.

Tỷ lệ chuyển đổi khối lượng thức ăn sang trọng lượng cho lươn của hai loại thức ăn trên:

Loại thức ăn Tỷ lệ chuyển đổi (để lươn tăng lên 1 kg)
Giun đất Phải ăn 4-6 kg
Các loại nhuyễn thể, cá tạp Phải ăn 8-10 kg

Bên cạnh những loại thức ăn tươi sống, bà con cũng có thể cho lươn ăn thức ăn công nghiệp để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng của lươn. Hiện nay trên thị trường chưa có thức ăn công nghiệp dành riêng cho lươn. Tuy nhiên, đã có thức ăn công nghiệp dành riêng cho cá da trơn, vì độ đạm của sản phẩm này hoàn toàn phù hợp để làm thức ăn cho lươn.

Cách trộn thức ăn cho lươn

Riêng khu vực miền Bắc, việc nuôi cá da trơn không phổ biến như miền Nam, nên bà con nào nuôi lươn ở khu vực này có thể dùng thức ăn công nghiệp cho cá thường vẫn được (chỉ cần có chứa khoảng 30-35% độ đạm).

Cách thức cho ăn

Bà con cho lươn ăn nhớ đảm bảo đủ liều lượng – đủ dinh dưỡng – đúng thời điểm – đúng vị trí.

Phải cho lươn ăn đủ liều lượng. Những lần đầu cho ăn có thể thừa hoặc thiếu, nhưng sau đó phải điều chỉnh cho phù hợp. Thừa sẽ làm bẩn môi trường sống, thiếu sẽ làm lươn ít tăng cân. Khẩu phần ăn của lươn mỗi lần ăn chỉ khoảng  từ 1-2% trọng lượng đàn (lúc khoảng 1 tuần tuổi), sau đó tăng lên 5-7% lúc khoảng 2 tuần.

Thức ăn phải đủ chất dinh dưỡng. Nhớ bổ sung đầy đủ và đa dạng nguồn thức ăn. Thức ăn tươi sống là chủ đạo, thức ăn công nghiệp chỉ là bổ sung. Thức ăn phải đảm bảo sạch, tươi không bị ôi thiu hay ươn sình, nấm mốc.

Thời điểm cho lươn ăn thích hợp nhất là vào buổi chiều tối tầm từ 4h đến 6h. Cho ăn 1 lần vào thời gian đầu. Sau khoảng 2 tuần cho ăn thêm ban ngày nhưng ít hơn. Buổi tối cho ăn 70-80%, 20-30% còn lại dành cho ban ngày. Sau khoảng 2h thì lấy thức ăn lên. Bà con nhớ để ý vào thời điểm giữa năm đến cuối năm lươn ăn nhiều hơn, do đó có thể tăng khẩu phần ăn lên. Với lại chú ý thời thời tiết nóng quá hoặc lạnh quá cũng sẽ ảnh hưởng để sức ăn của lươn.

Cách trộn thức ăn cho lươn

Vì sao phải cho lươn ăn đúng vị trí? Vì như thế sẽ tập được thói quen cho lươn, cứ đến giờ đó thì đến vị trí đó sẽ có thức ăn. Chủ yếu là để người nuôi dễ quan sát, theo dõi và xử lý kịp thời những vấn đề có thể xảy ra.

Lưu ý:

Trong quá trình nuôi nên cho ăn thêm vi lượng và khoáng vi lượng, đặc biệt nên tẩy giun sán cho lươn định kỳ 1 – 2 tháng vì hiện nay lươn mắc bệnh về giun sán cũng khá nhiều.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết:

  • Mô hình nuôi lươn thịt. Kỹ thuật nuôi lươn không bùn
  • Giá lươn giống, giá lươn thịt. Địa điểm bán lươn giống uy tín
  • Kỹ thuật nuôi lươn trong can nhựa, ống nhựa hoặc thùng xốp