Cách trồng bơ ở miền Nam

Giống 034 có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của nhiều vùng khác nhau. Trọng lượng từ 300-800g/trái – gấp đôi trọng lượng của các giống bơ trái vụ khác. Năng suất cây bơ 034 rất cao và đây thực sự là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Giống bơ 034 có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của nhiều vùng miền khác nhau. Cây có khả năng chống chịu sâu bệnh cực tốt; và năng suất cao nhất khi trồng ở vùng có khí hậu mát mẻ (Lâm Đồng, Đà Lạt). Với những vùng miền khác, nếu được áp dụng kỹ thuật trồng cây bơ 034 đúng chuẩn; năng suất cây trồng.

Cây bơ 034 có hoa thuộc nhóm B. Mẫu mã bên ngoài rất bắt mắt; khi chín vỏ xanh căng bóng. Cơm màu vàng; tỷ lệ thịt của quả đạt từ 75-82%; hạt nhỏ hoặc không có hạt. Chiều dài trái thường từ 27cm cho đến 35 cm. Trọng lượng trung bình mỗi trái khoảng 300-800g. Có thể thấy trái bơ 034 có trọng lượng gấp đôi các giống bơ trái vụ khác đang được trồng tại nước ta. Đặc biệt, phần cơm có độ dẻo và độ béo cao; được đánh giá là có hương vị thơm ngon số 1.

Cách trồng bơ ở miền Nam
Cây bơ 034 là giống bơ được phát hiện ở Việt Nam

Giống bơ 034 ra trái quanh năm từ tháng 12 cho đến tháng 9 dương lịch. Bà con có thể thu hoạch vào tháng 5 và tháng 8 dương lịch là vụ chính. Khi cây ra hoa không vào thời thời điểm chính vụ, bà con cũng được thu hoạch rải rác quanh năm.

– Cây bơ 034 có năng suất cao; ít sâu bệnh. Năng suất của cây bơ ổn định; cây ra trái quanh năm nên mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con.

– Bà con có thể trồng độc canh hoặc xen canh với những cây công nghiệp khác như câu hồ tiêu; cây sầu riêng để tăng hiệu quả kinh tế trên 1 diện tích đất trồng.

– Giống bơ 034 chăm sóc đơn giản. Chỉ cần biết cách chăm sóc cây bơ 034 phù hợp với điều kiện từng vùng; cây có thể cho trung bình 100 kg/cây.

– Tin vui cho những ai chưa biết cây bơ 034 trồng bao lâu có trái là giống bơ này sẽ cho trái chỉ sau 2 – 3 năm. Tức là nếu đầu tư trồng bơ 034, bà con sẽ thu hồi vốn và có lời chỉ trong một thời gian ngắn.

Để cây bơ 034 đạt được năng suất và phẩm chất lý tưởng; bà con cần nắm rõ kỹ thuật trồng cây bơ 034 cụ thể như sau:

Giống bơ 034 thích hợp trồng trên đất đỏ Bazan; địa hình thoát nước tốt; độ pH 5-7. Trước khi trồng cây, đất cần được cuốc thật tơi, sâu khoảng 50cm; rộng khoảng 80cm. Việc cuốc xới đất có mục đích chính là tạo độ tơi. Cây bơ cần trồng cạn chứ không trồng sâu; không cào bồn. Sau khi xới đất cho tơi, bà con cần vun trả lại cho u lên.

Phân lót trước khi trồng cây gồm phân lân; phân chuồng ủ mục và thuốc mối. Cách ủ phân chuồng là dùng một lượng ít phân chuồng trộn với đất để 1 tuần. Nếu bà con không kịp ủ phân thì có thể trồng chay hoặc trồng với một chút ít lân. Bà con cần lưu ý, cây bơ năm đầu có bộ rễ còn non yếu nên càng bón nhiều phân cây càng dễ chết.

Khoảng cách lý tưởng để trồng cây bơ 034 là 5m. Khoảng cách này vừa đảm bảo năng suất cây trồng; vừa tận dụng tối đa quỹ đất. Cây bơ cần trồng nổi trên mặt đất rồi vun đất vào gốc cho cao lên. Cách trồng này giúp cây dễ sống; không bị nấm rễ và nhanh cho trái hơn.

– Sử dụng thuốc chống thối rễ ALIETEE tưới gốc cây trước khi mang đi trồng.

– Vì cây bơ ưa trồng cạn nên bà con nên dùng thuốc mối để bảo vệ bộ rễ cho cây. Nếu trong đất quá nhiều mối bà con có thể đặt khoảng 6 viên long não gồm 2 viên đáy, 2 viên bên hông và 2 viên trên mặt. Thuốc mối có thể được dùng thay thế nếu long não không có tác dụng.

Cách trồng bơ ở miền Nam
Trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật cây bơ 034 mới mang lại năng suất như mong đợi

– 20 ngày sau khi trồng, bà con mồi phân NPK và DAP với lượng ít. Trong năm đầu tiên, bà con không được bón SA VÀ URE

– Nếu trồng cây bơ 034 vào mùa nắng, bà con có thể cắm cọc che lá chuối hoặc dùng lưới che mát trong tháng đầu.

– Cây nên được tưới nước 4 ngày một lần

– Cũng trong năm đầu tiên, bà con không được xịt phân bón lá và các loại thuốc nước mà chỉ được xịt thuốc bột. Cây bơ sẽ dễ bị bọ xít chích ngọn non. Nên khi cây bắt đầu lên mầm ngọn, bà con phải xịt thuốc ANTRACOL + REGENT

– Cách chăm sóc cây bơ 034 đúng chuẩn là bón phân hữu cơ và vô cơ theo đúng liều lượng của nhà sản xuất. Vào mùa khô, bà con cần tưới nước cho phân nhanh tan.

– Khi cây đậu quả bằng đầu ngón tay trở lên, bà con phun thuốc đậu quả C.A.T 2 lần, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày.

– Khi quả có đường kính 3-4cm, bà con nên bón phân chứa nhiều Kali, ít đạm (N), phun bổ sung thêm phân bón lá có nhiều Bo.

– Bà con thường xuyên kiểm tra quan sát cây bơ 034 để phòng trừ sâu bệnh hại cây, hại hoa trái kịp thời

– Từ năm thứ 2, tùy tình trạng phát triển của cây mà bà con bón phân nhiều hay ít. Lúc này, cây hợp nhất là phân gà, phân cút,…

– Có một số kinh nghiệm để tăng tỷ lệ đậu quả của cây bà con có thể áp dụng như:

+ Trong khu vực canh tác bà con nên trồng ít nhất 2 giống bơ (giống bơ hoa nhóm A và giống bơ hoa nhóm B). Việc này sẽ giúp tăng tỷ lệ thụ phấn cho cây.

+ Trước 2 tuần vào lúc cây ra hoa, bà con nên phun thuốc ra hoa C.A.T; tưới đẫm nước; phủ gốc để cây không bị thiếu nước.

+ Khi cây bắt đầu trổ bông và đậu quả non, bà con cần ngừng tưới nước và bỏ phân. Bà con cũng không nên cắt tỉa cành quá mạnh hay xới gốc làm tổn thương rễ cây.

Cách trồng bơ ở miền Nam
Nên mua cây bơ giống ở nhà vườn uy tín để đảm bảo tỷ lệ sống cao

Cây bơ 034 là một loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Các hộ dân có nhu cầu mua cây giống ngày càng lớn nên các nhà vườn cũng đẩy mạnh phát triển giống cây này. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là nhiều nhà vườn làm ăn chộp giật; chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến quyền lợi của bà con. Họ nhân giống và trà trộn những cây giống kém chất lượng.

Bà con nên chọn mua giống cây bơ 034 ở những nhà vườn uy tín; có bảo hành cây giống. Cây bơ giống được nhân giống theo phương pháp ghép sẽ cho trái sớm hơn. Nhưng bà con cũng cần tìm hiểu để chọn mua được cây giống được nhân giống từ các vườn cây bố mẹ thuần chủng.

Cây Giống 4S từ lâu đã trở thành lựa chọn tin cậy của bà con khi có nhu cầu mua cây ăn quả. 100% cây giống của chúng tôi đều có phẩm chất tốt; được chọn lọc kỹ càng; không sâu bệnh; tỷ lệ sống cao. Cây được nhân giống từ cây bố mẹ thuần chủng sẽ đảm bảo năng suất và phẩm chất mà bà con mong muốn.

——————–*****———————

Thông tin liên hệ Cây Giống 4S

Địa chỉ: 01-Ấp 2, đường Nguyễn Hoàng, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: 0919255145

Email:

Cách trồng bơ ở miền Nam
Bơ là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Đất trồng

Cây bơ có khả năng thích nghi với nhiều đất trồng khác nhau nhưng đất đỏ bazan vẫn được xem là loại đất phù hợp nhất. Nơi trồng bơ phải là nơi có thể thoát nước nên thích hợp để trồng ở những vùng đất Tây Nguyên và những vùng Tây Nam Bộ. Độ pH từ 5 -7, lượng mưa thích hợp phải đạt từ 1.200 – 1.500mm và nhiệt độ thích hợp từ 15 – 25 0C.

Giống bơ

Bơ được trồng từ hạt thường xuất hiện tình trạng phân ly rất lớn trên nhiều tính trạng cũng như chất lượng của quả. Trồng cây cấy ghép sẽ có khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt, sinh trưởng tốt và mang lại năng suất cao đạt hiệu quả chất lượng. Trong các giống bơ phổ biến hiện nay thì giống bơ booth 7 có nguồn gốc từ Mỹ được xem là giống cho chất lượng cao, năng suất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng bơ. Bên cạnh đó, giống bơ hass cũng đang được thử nghiệm và nghiên cứu các đặc tính riêng.

Cách trồng bơ

Bơ trồng thuần thì khoảng cách trồng bơ là 9m x 6m hoặc 8m x 7m, còn nếu trồng xen che bóng hay chắn gió cho cây cà phê thì 9m x 9m hoặc 9m x 12m là khoảng cách phù hợp. Khoảng cách hố đào là Hố đào 60 x 60 x 60cm, phân chuồng đã ủ hoai mục bón dưới mỗi hố từ 15-20kg, thêm 0,5kg lân Ninh Bình và rải 0,3-0,5kg vôi.

Dùng dao rạch vòng trong bỏ túi nilong ra, cắt phần rễ mọc hơi dài khỏi bầu đất. Sau đó rạch một đường dọc từ đáy lên khoảng 10cm. Đặt bầu cây thấp hơn mặt đất 5cm, ngọn quay về hướng gió, lấp đất ½ bầu cây. Kết hợp rút túi nilong và nén đất vào xung quanh bầu. Những cây bơ mới trồng cần phải được che nắng và cắm cọc xung quanh cây để hạn chế côn trùng phá hoại cây non, nên trồng xen kẽ các nhóm hoa A, B lẫn nhau.

Phân bón

Lượng phân bón nhiều hay ít tùy thuộc vào độ tuổi của cây, cây non thì nên bón 4 – 5 lần, thời điểm cây bắt đầu cho thu hoạch quả thì cần dùng lượng phân bón đầy đủ và ổn định bởi thời điểm này nhu cầu cần kali của cây cao hơn. Cây bơ trái mùa giai đoạn sinh trưởng và phát triển rất khác so với cây cà phê nên chúng cần có chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý ở từng giai đoạn. Bổ sung thêm phân bón hữu cơ, vôi, phân bón cho lá Antonic, Alpha Super,…

Tỉa cành, tạo tán cho cây bơ

Việc tỉa cành cành, tạo tán rất quan trọng trong việc quyết định năng suất bơ. Khi tỉa cành bà con sẽ tạo cho cây bơ có tán cân đối, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành không cho trái, cành bị che nắng, giúp cây bơ khỏe mạnh, tập trung dinh dưỡng ở những cành cho trái, cây không bị gãy cành khi gió lớn...

Tạo tán: Từ năm thứ 2 bà con sẽ bắt đầu tiến hành tạo tán. Bà con nên để cây bơ có 1 thân chính, các cành cấp 1 của cây mọc cách mặt đất khoảng 70 - 80cm. các cành của cây phân bố đều để tạo thành tán mâm xôi hoặc “ bàn tay xòe”.

Tỉa cành: Việc tỉa cành sẽ bắt đầu thực hiện trong suốt quá trình phát triển của cây (từ lúc cây được 1 năm tuổi). Bà con tiến hành cắt bỏ chồi vượt, cành mọc sát mặt đất. Còn đối với cây bơ trong thời kỳ kinh doanh bà con có thể chia làm 2 lần tỉa cành chính: sau khi thu hoạch và trước khi ra hoa 2 - 3 tháng.

Khi tỉa cành bà con loại bỏ các cành khô, cành sâu bệnh tấn công, cành không mang trái, cành che bóng…

Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh trên cây bơ giai đoạn kinh doanh chủ yếu được hạn chế bằng cách phòng trừ, thường xuyên thăm nom vườn bơ để phát hiện và sớm nhất có thể. Một số loại sâu bệnh thường gặp như sau: Sâu ăn lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân, đục cành, bọ cánh cứng ăn lá về đêm, bọ xít muỗi, rầy mềm chích hút lá, ngọn non, rệp sáp hại cành, hại rễ, tuyến trùng hại rễ, bệnh nấm rễ, lở cổ rễ, bệnh khô ngọn, khô cành, bệnh đốm lá, bệnh thối thân xì mủ, bệnh ghẻ trái, đốm trái.

Đối với các loại côn trùng và sâu bọ, phun phòng vào thời điểm đầu + cuối mùa mưa và các đợt cây ra đọt non. Nên luân phiên thay đổi các thuốc có chứa hoạt chất: Thiathomexam, Permethrin, Carbosulfan… Đối với nấm bệnh, phun ít nhất 4-5 đợt vào mùa mưa và 1 đợt vào mùa khô… dùng các thuốc chứa hoạt chất: Mancozeb, Metalaxyl, Hexaconazole, gốc bạc, gốc đồng… Phun qua lá đồng thời đổ gốc hoặc pha đậm đặc quét lên phần gốc.

Thu hoạch và bảo quản bơ

Các giống bơ truyền thống thường cho thu hoạch vào khoảng tháng 8 – tháng 9, trong khi các giống bơ chín muộn có thể thu hoạch vào tháng 10-11, thậm chí một số giống thu hoạch 2-3 vụ như bơ 034, bơ tứ quý. Tùy theo từng loại giống sẽ có thời điểm thu hoạch khác nhau. Thông thường thời gian từ khi ra bông đến khi thu hoạch khoảng 6 tháng hoặc 7 tháng. Khi gần thời điểm thu hoạch quả bơ sẽ có vỏ đậm màu hơn bình thường, đôi khi chuyển sang tím đậm, trên bề mặt vỏ xuất hiện một lớp phấn mỏng màu trắng.

Khi thu hoạch bà con nên cắt cả cuống, nên căng bạt hoặc lưới để hứng trái, tránh để trái bị rơi từ trên cao xuống, và chạm vào đất dễ gây trầy xước, bầm dập, mất giá trị thương phẩm. Sau khi hái nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ, chú ý lót giữa các trái bằng giấy, túi xốp hoặc các chất liệu mềm để giữ trái có mẫu mã đẹp nhất.

Tùy theo giống và thời tiết mà thời gian bơ chín (tính từ lúc hái) sẽ khác nhau. Các giống bơ vỏ dày như Booth 7, Reed, Hass… có thể lên đến 10 ngày. Nên bảo quản ở nơi khô thoáng, nhiệt độ mát, bơ sẽ để được lâu hơn./.

Đăk Nông: Đưa thương hiệu bơ Việt Nam vươn ra thế giới