Cách trồng cây dương xỉ trong nước

 Ý Nghĩa  và cách trồng chăm sóc cây Dương Xỉ

  Dương xỉ là loài cây rất phổ biến  ở Việt Nam có thể trồng trong nhà và ngoài vườn. Decor cho nhà hàng, quán café, trang trí cho trung tâm thương mại… cây dương xỉ cũng có nhiều giống loài. Dương xỉ thân gỗ, Dương xỉ đa thân, dương xỉ đơn thân, dương xỉ vua… Dưới nhiều hình dạng khác nhau, từ mỏng nhẹ đến dày và rậm rạp, tuy nhiên cách chăm sóc và nhu cầu của chúng đều tương tự nhau. Nói chung, dương xỉ ít cần phải chăm sóc kỹ lưỡng, rất cứng cỏi nhưng đòi hỏi chút quan tâm của bạn để cây lớn và phát triển khỏe mạnh.

Cách trồng cây dương xỉ trong nước

Cây dương xỉ thân gỗ

Ý Nghĩa Cây Dương Xỉ

 Cây dương xỉ còn được biết đến với tác dụng chữa bệnh được sử dụng trong y học dân gian từ xưa. Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy trong dương xỉ có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng chống nắng ngăn cản các tia UV từ mặt trời gây hại, bảo vệ sức khỏe con người.

Không chỉ dừng lại ở đó. Cây dương xỉ còn hiệu quả  trong việc chữa vẩy nến và làm đẹp da. Ngoài ra người ta còn dùng dương xỉ để sơ cứu cầm máu trong trường hợp không có sẵn thuốc.

Cách trồng cây dương xỉ trong nước

Dương xỉ là một máy lọc không khí hiệu quả

Dương xỉ được ví như chiếc máy lọc của tự nhiên. Loài cây này có khả năng lọc chất bẩn trong nước rất hiệu quả. Điều đó giải thích vì sao trong các bể nuôi cá hay bể nước sinh hoạt người ta trồng vài cây dương xỉ. Dương xỉ lọc tách asen ra khỏi nguồn nước, giúp cho nguồn nước sạch và trong hơn.

Không chỉ có tác dụng lọc nước mà cây dương xỉ còn có tác dụng lọc không khí. Quá trình trao đổi khí cây dương xỉ giúp hấp thu các bụi bẩn, chất độc hại như Aldehyde formic, đồng thời ức chế xylen và toluene từ các thiết bị điện tử trong nhà. Nhờ vậy bầu không khí xung quanh bạn trong sạch và tươi mát hơn.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc Cây Dương Xỉ

Chọn đúng vị trí

Dương xỉ cần nhiều bóng râm và ánh sáng xung quanh (thay vì ánh nắng trực tiếp). Bạn cần đặt cây gần cửa sổ hướng về phía bắc. Cửa sổ hướng đông và tây quá gắt nắng. Bạn có thể đặt dương xỉ bên cửa sổ hướng nam nếu không có cửa sổ hướng bắc. Đặt cây cách cửa sổ một chút để cây được nhiều ánh sáng bao quanh hơn.

Cách trồng cây dương xỉ trong nước

Cây dương xỉ ưa những khu vực độ ẩm không khí cao

Tăng cường độ ẩm trong khu vực trồng cho dương xỉ

Độ ẩm không khí cao là môi trường hoàn hảo cho giống dương xỉ ưa ẩm ướt. Có 2 cách giúp tăng độ ẩm cho dương xỉ là: Trồng chồng hai chậu hoặc dùng máy tạo độ ẩm trong phòng. Để trồng chồng hai chậu, bạn nên chọn chậu thứ hai lớn hơn chậu trồng chính. Lấp đầy rêu ngâm nước trong chậu trồng, sau đó đặt vào trong lòng chậu thứ hai. Lấp đất lên trên, cho thêm rêu ngâm vào chậu bên trong và đảm bảo làm ướt rêu sau vài ngày để duy trì độ ẩm.

Cách trồng cây dương xỉ trong nước

Cách để Chăm sóc cây dương xỉ

Nếu dùng máy tạo độ ẩm, bạn nên đặt máy gần cây dương xỉ để cây phát triển khỏe mạnh.

Bạn cũng có thể phun sương nước ấm cho dương xỉ, nhưng cách vài ngày nên phun một lần để ngăn ngừa đốm lá.

Duy trì nhiệt độ

Hầu hết (không phải là tất cả) các loài dương xỉ trong nhà đều ưa khí hậu nhiệt đới. Đảm bảo nhà (hoặc ít nhất phòng trồng dương xỉ) duy trì ở nhiệt độ 21°C. Dương xỉ có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn một chút, nhưng sẽ không phát triển dưới điều kiện nhiệt độ quá thấp. Nếu nghi ngờ, bạn có thể tăng nhiệt độ lên.

Cách trồng cây dương xỉ trong nước

Dương xỉ rất dễ trồng và chăm sóc

Cân nhắc đặt dương xỉ trong phòng tắm; Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng tắm thường cao hơn sau khi tắm vòi hoặc tắm bồn.

Tưới nước thường xuyên

Dương xỉ ưa không khí ẩm ướt và cũng rất thích đất ẩm. Đảm bảo đất trồng dương xỉ luôn luôn ẩm (nhưng không ngập úng nước). Có nghĩa là bạn nên tưới ít nước hàng ngày thay vì tưới nhiều nước nhưng không đều đặn.

Cách trồng cây dương xỉ trong nước

Dương xỉ vua ưa ẩm bạn nên tưới ít nước hàng ngày

Bón phân cho dương xỉ mỗi tháng một lần

Bạn có thể đến các trung tâm ươm giống cây trồng để tìm phân bón dành riêng cho dương xỉ. Nếu cần thiết, bạn có thể nhờ người giúp. Phun phân bón lên dương xỉ mỗi tháng một lần để cung cấp dưỡng chất cho đất chậu. Tuy nhiên, bạn nên chờ ít nhất 6 tháng sau khi trồng dương xỉ trong chậu mới được bón phân.

Cắt bỏ phần cây bị chết hoặc bệnh

Dương xỉ trồng trong nhà có thể mắc một số bệnh nhưng có xu hướng cứng cỏi và có sức chống chịu cao. Nếu cây xuất hiện dấu hiệu bệnh, bạn nên cắt bỏ phần cây bị hư hại. Nếu dương xỉ bắt đầu chết do không được chăm sóc, bạn có thể làm điều tương tự bằng cách dùng kềm cắt bỏ phần cây chết/hư hại. Nếu nguyên cây bị bệnh, bạn nên vứt cây đi để tránh lây bệnh cho những cây trồng trong nhà khác.

Thay chậu

Cách trồng cây dương xỉ trong nước

Sau 1- 2 năm chúng ta nên thay chậu dương xỉ sẽ phát triển tốt hơn

Chuyển dương xỉ sang chậu khác sau 1 năm hoặc lâu hơn. Đến thời gian nào đó, dương xỉ sẽ phát triển vượt mức so với chậu trồng cũ. Thời gian cần chuyển chậu thường khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe của dương xỉ. Tuy nhiên, bạn nên thay chậu lớn hơn sau 6 tháng.

Cách trồng cây dương xỉ trong nước

 Cây Dương xỉ vua

Trên đây là một số chia sẻ về cách trồng và chăm sóc cây dương xỉ thân gỗ trong nhà, bạn có thể áp dụng tương tự với các cây thuộc họ dương xỉ nhé. Chúc các bạn yêu thích cây xanh chăm sóc cây thật tốt để làm đẹp không gian sống của mình.

Giao hàng tận nơi trong nội thành Hà Nội

– Thời gian đặt hàng, sản xuất nhanh nhất thị trường.

– Đóng gói,  giao nhận hàng chuyên nghiệp và cẩn thận.

– Phương thức thanh toán linh hoạt, thuận tiện cho mọi khách hàng.

Mọi thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ:

 Địa chỉ  : Lô C2-2 Phố Lâm Hạ, Long Biên, Gia Lâm, Hà Nội

Email:

Website: www.vuoncaynhietdoi.com

Tag: Cây Nhiệt Đới | Chậu Trồng Cây Cảnh Cao Cấp | Decor Cây Nhiệt Đới

Trào lưu trồng cây dương xỉ ngày càng trở nên lớn mạnh, chúng chiếm diện tích nhỏ, vừa có tác dụng trang trí, vừa có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bớt chất độc, giảm các bệnh về da, ung thư. Vậy nên trồng loại dương xỉ nào, cách trồng và chăm sóc chúng ra sao, bạn biết chưa? Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu kỹ qua bài viết dưới đây nhé.

Cây dương xỉ có xuất xứ từ các khu rừng nhiệt đới Châu Á, có tên khoa học là Microsorum Pteropus, thuộc họ Polypodiaceae, rất quen thuộc với vùng nông thôn Việt Nam, mọc hoang dại khắp nơi.

Dương xỉ thuộc dạng thân thảo, dường như không thân, sống lâu năm,tùy thuộc vào giống mà có chiều cao trung bình khác nhau, có giống cao khoảng 1m, có giống mini khoảng 20 – 25cm, đặc biệt sống xanh tốt quanh năm.

Kiểu lá dương xỉ rất đa dạng, từ thuôn dài đến bầu dục. Dương xỉ có thể sống ở nhiều địa hình khác nhau như vách núi, bìa rừng, thậm chí sống cộng sinh trên thân cây ở các khu rừng ẩm ướt. Lá dương xỉ dạng lá kép mọc thành từng cụm, dài khoảng 20 – 35cm, hình dáng tương tự như chiếc lược, lá non có lông và cuộn tròn. Khi trưởng thành, mặt dưới lá có các đốm màu nâu, hình bầu dục, gọi là bào tử. Theo gió và nước bào tử phát tán đi khắp nơi mọc cây mới. Cây trồng trong bóng râm, lá có màu xanh đậm, nếu trồng nơi nắng nhiều, lá có màu xanh sáng.

Cây dương xỉ phát triển xum xuê, xanh mướt, tràn đầy sức sống mang đến tinh thần tích cực cho người trồng cây.

Ngày nay trên thị trường có nhiều giống dương xỉ làm cảnh khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích mà chọn giống dương xỉ.

Nếu chọn để trồng nền, trồng viền hoặc trồng công viên nên chọn những giống dương xỉ cao, phù hợp với không gian trang trí.

Dương xỉ có thể trồng chậu để bàn hoặc chậu treo tại nhà, quán cafe, làm cho không gian tươi mát và gần gũi với thiên nhiên. Đối với mục đích này chọn những giống dương xỉ mini là thích hợp nhất.

Dương xỉ cổ đại phổ biến ở Philippines, thường được trồng ở Manila, phát triển kém ở độ cao thấp.

Thân có thể cao tới 20m, có màu đen và còn rễ nâu xen kẽ. Lá rất to, có những lá dài đến 2,5m. Cuống lá to khỏe, có gai nhỏ, màu nâu, khi còn non có nhiều vảy.

Hiện nay có nhiều loài dương xỉ trồng thủy sinh, bạn nên dựa vào điều kiện ngoại cảnh để lựa chọn giống phù hợp.

Dương xỉ Châu Phi (Bolbitis heudelotii): Chiều cao trung bình 15 – 40cm, tán rộng 15 – 25cm. Nhiệt độ tối ưu để phát triển 20 – 28 độ, không cần nhiều ánh nắng. Sinh trưởng tốt nhất khi pH < 7 và giàu CO2. Lưu ý, loài này không trồng trực tiếp vào nước vì dễ gây thối rửa, phải cố định vào đá hoặc lũa. Nhân giống đơn giản bằng cách bẻ ngang đoạn thân rễ.

Dương xỉ lá kim: Chiều cao khoảng 10 – 30cm, rộng 10 – 20cm, nhiệt độ sinh trưởng tốt từ 18 – 20 độ. Giống này có thân mọc từ gốc, lá nhỏ. Dương xỉ lá kim thích nghi tốt với môi trường nước và ánh sáng nhưng sinh trưởng tương đối chậm.

Dương xỉ thường: Đây là dạng dương xỉ giống như dương xỉ lá kim, cao trung bình 15 – 30cm, tán to 12 – 20cm. Trên lá có những đốm nâu mà nhiều người lầm tưởng đó là bệnh. Giống này rất dễ trồng, nhiệt độ 18 – 30 độ, pH 5 – 8.

Dương xỉ sừng hươu: Loài này thích nghi rất tốt trong môi trường nước, đặc biệt không bị ăn bởi cá gặm cỏ, nhiệt độ khoảng 18 – 30 độ, pH 5 – 8.

Cách trồng cây dương xỉ trong nước
Cây dương sỉ mang vận may cho gia đình

Một số cuộc nghiên cứu nước ngoài chỉ ra, dương xỉ có khả năng hấp thụ Asen, Toluene, Xylene và Aldehyde formic. Đây đều là những chất độc gây hại cho sức khỏe con người, giúp thanh lọc không khí và môi trường trong sạch hơn.

Bên cạnh đó, dương xỉ còn có khả năng làm giảm bức xạ máy tính, TV, điện thoại, chính vì thế dương xỉ rất thích hợp cho nhân viên văn phòng.

Dương xỉ bé nhỏ không chiếm nhiều diện tích, được trồng trong các bình thủy sinh hoặc chậu nhỏ trang trí phòng làm việc hoặc phòng khách đều đẹp.

Xuất xứ nơi rừng núi nhưng vẫn vươn lên mạnh mẽ, dương xỉ mang nguồn năng lượng tốt, sự phát triển mạnh mẽ và mang đến điềm lành cho gia chủ. Ngoài ra, củ dương xỉ vươn lên được ví như sự phát triển của tri thức.

Với đặc tính xanh tốt quanh năm, dương xỉ được cho là mang lại sức khỏe tốt, sung túc, may mắn cho gia đình.

Dương xỉ có ý nghĩa rất đặc biệt trong phong thủy, nếu không hợp mệnh thì cây sẽ không phát huy được tác dụng tốt nhất.

Mỗi mệnh trong Ngũ hành đều có màu sắc riêng, màu xanh lá của dương xỉ tương ứng với mệnh Mộc, do đó có thể xem dương xỉ thuộc tính Mộc.

Trong Ngũ hành, Mộc sinh Hỏa, chính vì vậy cây dương xỉ thích hợp với những người mạng Mộc và mạng Hỏa.

Đất trồng: Cây dương xỉ rất dễ trồng, thích nghi tốt với nhiều loại đất. Dương xỉ sinh trưởng tốt nhất khi trồng trên đất cát, đất mùn hoặc đất vườn. Cos thể sử dụng giá thể trồng kiểng lá SFARM cực tơi xốp dành riêng cho kiểng lá. Trồng bằng chậu bằng đất nung hoặc chậu sứ, vừa bền và vừa thẩm mỹ, chậu có lỗ thoát nước ở đáy.

Cách trồng cây dương xỉ trong nước

Cây giống: Được tách từ cây mẹ lúc thay chậu.

Cách tiến hành: Lấy cây ra khỏi chậu cũ, rũ bỏ đất. Dùng dao cắt bỏ rễ khô và hư hại, tách rễ và cây con ra. Cây được trồng vào chậu khi mọc khoảng 3 chồi mới. Sau khi trồng đặt chậu nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tưới nước giữ ẩm đất.

Tùy vào điều kiện sinh trưởng mà chọn giống dương xỉ phù hợp. Khi trồng thủy sinh, không nên trồng trực tiếp vào hồ mà cố định bằng dây mềm vào giá thể cứng hoặc phiến đá, sau khoảng 2 tháng cây dương xỉ bén rễ thì tháo dây ra.

Trồng dương xỉ trong nước có dòng chảy yếu cây phát triển tốt hơn, nhưng nếu bạn muốn hồ thủy sinh trở nên sống động có thể để dòng chảy mạnh.

Cây dương xỉ là loài ưa sáng nhưng không chịu được ánh nắng trực tiếp quá lâu. Vì vậy bạn nên đặt chậu nơi có ánh nắng yếu, có thể mang vào nhà để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc,…

Dương xỉ không cần nước nhiều, nhưng bạn không nên để giá thể khô hạn trong thời gian dài, cần giữ giá thể luôn ẩm vừa phải. Tưới quá nhiều nước có thể gây thối rễ, chết cây.

Chăm sóc dương xỉ đơn giản hơn những loại cây khác bởi dương xỉ không cần nhiều dinh dưỡng, không cần bón phân kích thích sinh trưởng. Cứ 2 – 3 tháng bón 1 lần, không kỵ phân, pha loãng phân vào nước tưới ở gốc, không để phân vẩy vào lá vì dễ gây cháy lá.

Đây là dòng cây chưng cảnh và có ý nghĩa phong thủy, nên việc cắt tỉa thường xuyên vừa khoa học vừa tâm linh. Cắt tỉa những lá vàng úa, bị nhiễm sâu bệnh, dọn sạch gốc giúp ngăn ngừa sâu bệnh hiệu quả và tập trung dinh dưỡng nuôi những lá non khỏe, đặc biệt tăng giá trị thẩm mỹ. Bên cạnh đó, chậu cây xanh tốt, không bị vàng úa chứng tỏ sức sống tốt, khỏe mạnh và thịnh vượng.

Khi trồng dương xỉ thủy sinh nên thường xuyên thay nước, dọn sạch các tạp chất, tạo môi trường nước tốt nhất cho dương xỉ phát triển.

Đảm bảo đủ không gian cây phát triển, lúc cột dương xỉ vào giá thể nên chừa khoảng trống cho rễ phát triển. Dương xỉ sinh trưởng tốt trong môi trường dòng chảy ổn định và giàu CO2.

Bạn có thể nuôi cá trong chậu thủy sinh, tạo nên môi trường sinh thái mini tại nhà, rất sống động và đẹp mắt.

Mang đến ý nghĩa tích cực trong cuộc sống, cây dương xỉ rất thích hợp trồng tại nhà hoặc nơi làm việc. Trên bàn làm việc có chậu dương xỉ bé xinh, xanh mơn mởn còn gì bằng? Bạn hãy thử trồng và chăm sóc dương xỉ, sau đó cho chúng tôi biết kết quả bằng cách liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

Cách trồng cây dương xỉ trong nước