Thanh toán lc at sight là gì năm 2024

Gửi Các bạn, nay mình xin chia sẽ thông tin về làm hợp đồng thanh toán L.C, quy trình thực hiện L.C từ người mua và người bán và cũng như chức năng của ngân hàng thông báo và ngây hàng mở L.C theo cách riêng của mình, hy vọng có thể giúp các bạn hiểu được những vấn đề mình đang thắc mắc.

trước tiên nên hiểu được các từ giải thích này trước:

1/ người mua (người nhập khẩu)

2/ ngân hàng người mua (ngân hàng mở L.C)

3/ người bán (người xuất khẩu)

3/ ngân hàng người bán (ngân hàng thông báo l.c)

Câu chuyện thế này: người mua mở L.C tại ngân hàng mở l.C , ngân hàng mở l.c sẽ báo với ngân hàng thông báo là có một công ty A ở Vn mở l.c cho người bán B tại nước mày nè và đề ngị mày thông báo cho thằng bán giúp tao, lúc này ngân hàng thông báo nhận lệnh sẽ thông báo tới người bán là: ê mày B nói nghe nè: có thằng A bên Vn, mở L.C cho mi kìa, ra nhận L.C và ký chứng từ rồi về làm hàng cho tốt cho nó nhen,giao hàng đúng ngà, làm tốt thì tao trả tiền cho, đừng lo lắm, tao nhiều tiền lắm, cứ cung cấp đầy đủ bộ chứng từ là tao trả tiền cho mày thôi.^ thôi thì mình cùng đọc ví dụ cho chi tiết hơn nhé.

ví dụ: Bạn là một công ty nhập khẩu (IMPORTER) đi tìm nguồn hàng nhập khẩu về bán lại trong nước vậy người bán (EXPORTER), nhưng do quá trình thảo luận và tìm hiểu thông tin thì bạn cảm thấy không chắc chắn cho việc nhận thanh toán T/T nên cả 2 cùng quyết định chọn L.C trả ngay không hủy ngang cho hợp đồng này ( AT SIGNT IRREVOCABLE).

Vậy tại sao bạn lại dùng tới loại L.C này, đó là sợ dùng hình thức khác ví dụ như T/T thì mình chuyển tiền cho nó, nó xù luôn thì sao, ai cũng sợ, tôi cũng sợ, bạn cũng sợ, nhưng ý mình muốn nói ở đây là bạn dùng hình thức l.c ok cho thanh toán đó, nhưng bạn có đảm bảo là hàng họ giao đúng cho mình hay không ? hay là họ giao hàng khác chẳng hạn như loại kém chất lượng hơn thì sao ? vậy thì cũng không ổn rồi ? chứng tỏ thanh toán l.c thì an toàn cho tiền của mình nhưng lại không đảm bảo cho chất lượng hàng hóa bên trong container… vậy bạn chỉ còn một cách là chấp nhận chi phí thuê bên thứ 3 ra kiểm định tại kho hoặc tại cảng xuất hàng thì mới đảm bảo chất lượng hàng, bạn có thể sử dụng dịch vụ của SGS hay INTERTEK chẳng hạn. Họ sẽ chịu trách nhiệm cho việc kiểm tra hàng của mình theo bảng test lúc đầu, nếu về vn mà có sai thì họ sẽ chịu trách nhiệm cho việc kiểm nghiệm đó. và thêm một cách nữa đó là thôi thì bay thẳng qua bên nhà máy nó, để xem nó đóng hàng và vận chuyển hàng hóa như thế nào tại kho nó luôn. ( Hàn Quốc và Nhật Bản luôn dùng hình thức này khi mua hàng tại Vn). còn nếu không thì ok, mặt kệ số phận chấp nhận rũi ro, không cần thuê ai kiểm hàng hết và cũng chả thèm bay qua luôn, vì trong lúc giao dịch họ tạo được lòng tin cho bạn or là họ đã từng bán sản phẩm này ở tại vn mình rồi, nên cũng chả lo gì. IT’S UP TO YOU VẬY.

ok vậy mình quay lại vấn đề là thanh toán L.C at sight không hủy ngang và bay qua bên kho họ để kiểm tra hàng nhé. mình dã dụ là mọi thương thảo đều ok, hàng hoá mình mua theo số lượng và chất lượng đã được 2 bên chấp thuận,

nhưng cũng xin lưu ý với các nhà nhập khẩu lần đầu là nếu bạn muốn nhập một sản phẩm gì đó thì trước tiên mình nên tìm hiểu về sản phẩm đó như thế nào ? vấn đề mình muốn đề cập ở đây là sp đó nhập về thủ tục thế nào ? thuế nhập khẩu là bao nhiêu %, thuế VAT là bao nhêu ? và cần các chứng từ gì để có thể nhập khẩu được mặt hàng đó ? giấy tờ ra sao ? yêu cầu đầu bên nước xuất cung cấp các giấy tờ gì để việc thông quan hàng hoá diễn ra một cách ok nhất, để giảm thiểu rũi ro và phát sinh chi phí. thì tốt nhất bạn nên tìm đến một công ty forwarder (công ty dịch vụ logistics) để các bạn ấy tư vấn một cách tốt nhất và bạn hiểu sơ về các chứng từ mình cần. vì làm thủ tục Hải quan hiện tại ở Vn mình rất nhiều bất cập, đôi khi chỉ cần một kình nghiệm nhỏ cũng có thể giúp bạn né được một khoản tiền thuế nho nhỏ. giúp bạn kiểm soát được giá bán và làm chủ thị trường cho sản phẩm của mình. kaka nhiều chiện quá, quay lại vấn đề.

Coi như hợp đồng ok nhé. giờ ra mở L.C thì như thế nào ? bạn ra ngân hàng mà bạn đã mở tài khoản $, để yêu cầu ngân hàng mở l.c cho đơn hàng này của mình, L.C sẽ được mở dựa trên hợp đồng đã ký giữa hai bên. (mình nói vắng tắc về nội dụng hợp đồng để mình tìm hiểu kỷ hơn xíu, đó là có tên người mau, người bán, điều khoản thanh toán, điều khoản giao hàng, điều khoản cung cấp chứng từ mà bên bán cung cấp cho bên mua (cái này đặc biệt quan trọng), thông tin ngân hàng người bán, điều khoản đền bù và trọng tài nếu có sự cố xảy ra vv và vv..)

Riêng về ngân hàng không phải bạn kêu họ mở L.c là họ mở đâu, một là bạn tiền tươi với họ 100% đúng bằng tiền hàng, bỏ vào ngân hàng trước đi (ký quỷ 100%) không thì bạn có định mức vay của công ty thì bạn chưa sử dụng hết thì mới được mở L.C nhé. ngân hàng luôn nắm chóp bu hết, mà phí thì lại cao nữa chứ, nào là phát hàng l.c 50$, kiểm đếm 30$, chuyển tiền 30$…nói tóm lại là phí mở l.c tầm 220$/ lần giao dịch.

Ngân hàng mở L.C sẽ mở cho bạn một L.C nháp. L.C nháp sẽ phải gửi cho bên người bán hàng để họ kiểm tra và confirrm dựa trên thông tin của hợp đồng về các điều khoản có trong hợp đồng, để ràng buộc 2 bên lại với nhau. khi bạn kiểm tra L.C thì bạn kiểm tra thật kỹ các điều trường (điều khoản) trong L.C nhưng điều khoản (Trường ) mà bạn cần đặt biệt quan tâm đó là : 46A:Documents Required

Trường này là gì: trường 46A chính là trường các chứng từ nhập khẩu mà người mua yêu cầu người bán phải cung cấp cho người mua và nộp các chứng từ đó cho ngân hàng thông báo. (các chứng từ yêu cầu đó dựa trên sự tư vấn của người làm bên dịch vụ logistics vì họ hiểu rằng hàng nhập về vn thì cần các chứng từ nào, nên chỗ này phải được sự tư vấn trước, chứ không phải muốn chứng từ gì cũng được)

Các bạn cứ hình dung như thế này cho đơn giản, cứ xem ngân hàng thông báo là một cái két sắt và được khóa bởi các mật khẩu, mật khẩu ở đây là chứng từ, đồng nghĩa với việc bạn cung cấp đầy đủ chứng từ thì coi như bạn biết được mật khẩu và bạn mở được két sắt để hốt tiền, còn ngược lại thiếu 1 trong các chứng từ đó thì bạn đừng mơ mà mở được cái két sắt đó mà lấy tiền của người mua, (người cung cấp chứng từ ở đây là người bán chứ không phải người mua nhé).==> vì thế thanh toán L.C nó an toàn cho người mua ở chỗ đó, và nếu bên bán có uy tín thì mọi thứ đều tốt đẹp.

giờ mình đi tìm các mật mã ấy là gì nhé, để nộp cho ngân hàng.

lưu lý: thông thường khi bạn ra mở L.C thì trường 46A chủ yếu là (3 mật mã này cực kỳ quan trọng)

1/ Bill of lading full set

2/ chứng nhận xuất xứ (certificate of origin Form…) nhớ có nơi phát hành vào nhé.

3/ invoice, packing list, c/a c/o các kiểu full set

+ nói chung là tùy từng mặt hàng mà bạn cần các chứng từ sao cho nó phù hợp với luật Việt Nam mình khi nhập hàng vào, còn đối với hàng bình thường thì nhiêu đó đủ rồi, còn đối với ngân hàng thì họ đưa vào một nhùi, phải nói là một đóng vào trong L.C, vì họ sợ rủi ro, nên họ sợ vì thế cứ việc đưa vào càng nhiều càng tốt, vì sẽ có lỗi sai, mà có lỗi sai thì có cơ hội charge tiền. 1 bất hợp lệ là 50$ chẳng hạn, bất hợp lệ thứ 2 là 30$. hihi nói vui thôi.

ngoài ra bạn cũng chú ý đến các trường khác là thời gian giao hàng, cảng đi, cảng đến, điều kiện giao hàng là gì, thời gian xuất trình chứng từ là bao lâu. nói chung là quan trọng nhưng cũng không bằng 46A.

+ sau khi kiểm tra kỉ lưỡng rồi thì bạn cho phát hành L.c gốc nhé, lúc này không được chỉnh sửa nữa vì khi ra l.c gốc rồi mà bạn chỉnh sửa thì ok bị charge tiền thôi, 40$ cho một lần chỉnh sửa. khi đã có L.C gốc thì bạn lại tiếp tục gửi cho bên người bán hàng và nói với họ, nè mày, xem l.c gốc đi nhen và lo làm hàng cho tao đó, không thì sẽ bị trể hạn giao hàng là tao tao xù kèo mày đó ^^thích nói gì thì nói vì mình thích thì mình nói thôi !! hi.

ok, vậy là người bán sẽ làm hàng cho mình, trường hợp này hợp đồng là mua theo giá FOB tại cảng người Xuất nhé. việc booking tàu và space tàu( vận chuyển hàng về) là do bên người mua làm hết. vì sao chọn FOB thì đây là lý do.ok, xem thêm thôi.khi họ đã làm hàng xong thì họ liên lạc với đại lý tại vận chuyển của người mua (agent forwarder) để kéo container rỗng về kho họ đống hàng, khi đóng hàng xong thì kéo ra tới cảng xuất hàng, làm mọi thủ tục xuất khẩu tại hải quan của nước họ, và chịu mọi chi phí nếu có tại đầu bên nước họ, khi họ hoàn tất mọi thủ tục xuất khẩu thì người bán nhận được một Bill of Lading (bill tàu) từ đại lý (agent forwarderr) phát hành chứng tỏ việc gửi hàng của họ là đúng. thế là họ đã có được một mật mã rồi nhé. khi có bill of lading thì bên người bán sẽ gửi bên người mua kiểm tra các thông tin trên bill xem có đúng như trong L.C hay không nhé. việc kiểm tra Bill of Lading là để tránh bị sai sót và để khỏi bị ngân hàng charge tiền vì sai.

+++ Vậy bạn nên kiểm tra Bill Là kiểm tra cái gì ?? đầu tiên bạn nên mở cái bill đó lên kiểm tra người xuất khẩu: 1.shipper/exporter : thông tin người bán,

2.consignee: chỗ Đây là thông tin ngân hàng nhé (hàng là hàng của ngân hàng, không phải của mình đâu vì ngân hàng thanh toán cho bên bán nên hàng sẽ là của ngân hàng) khi hàng và chứng từ về Vn thì ngân hàng sẽ gọi bạn ra và lật lại mặt sau của bill tàu đóng dấu lên và ghi đích danh công ty bạn lên trên đó, lúc đó bạn là người đi nhận hàng cuối cùng và là người hưởng lợi cuối cùng nhé. ký hậu vận đơn thì nó có nhiều loại trường hợp, của bạn là: Ký hậu đích danh : Người ký hậu(ngân hàng) sẽ ký và đóng dấu vào mặt sau của vận đơn trong đó ghi đích danh tên của người được hưởng lợi và có thể nghi chú ” Delivery to… – Giao hàng cho…” . Như vậy sau khi khi hậu thì vận đơn này trở thành vận đơn đích danh và bạn là người hưởng lợi cuối cùng. nếu muốn tìm hiểu thêm thì. google nhé, ak mà thôi bỏ đi quay lại bài.hi

3.Notify party: chỗ này là tên công ty bạn nhé.

4. Discription of Goods: chỗ này nên coi lại l.c trên L.C quy định chỗ này ghi thế nào thì cứ copy i nguyên đoạn đó và dán vào là không sợ sai.

5. Những cái còn lại thì không quan trọng lắm, người làm bill họ sẽ thường là làm đúng hết.nói chung là mọi thứ kiểm tra đều phải dựa theo L.C nhé.

khi bạn xong việc kiểm tra bill of lading nếu có sai xót thì báo lại người bán, không thì bảo người bán ok, và phát hành bill of lading gốc. và người bán lại tục đi làm chứng nhận xuất xứ để có được mật khẩu thứ 2 (làm sao thì tui không biết ) miễn là họ gửi mình, mình kiểm tra hợp với l.c thì ok, nên gửi cho bên dịch vụ kiểm tra trước khi confirm ok nhé. còn về packing list và invocie thì do bên cty người bán họ phát hành thì việc này rất đơn giản, chỉ cần lấy mộc công ty họ đóng dấu lên là ok. thế là họ đã có được các chứng từ mà trong L.C yêu cầu, họ sẽ mang ra ngân hàng thông báo để được nhận tiền, khi họ mang ra thì ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra các chứng từ đó có khớp với L.C hay không ? nếu khóp thì ok, còn không khớp thì bắt người bán phải nộp lại và cần bổ sung những thứ l.c cần. giả dụ chứng từ ok, thì lúc này ngân hàng thông báo sẽ gửi chứng từ gốc theo đường chuyển phát nhanh cho ngân hàng mở L.C tại đầu Việt Nam mình kiểm tra thêm một lần nữa sau khi kiểm tra xong nếu có bất hợp lệ gì thì sẽ thông báo cho người mua những bất hợp lệ đó, nếu chấp nhận các bất hợp lệ đó mà không ảnh hưởng đến việc lấy hàng, mở thủ tục hải quan thì ký vào, chấp nhận thanh toán cho bên người bán, còn không thì yêu cầu bên bán phải làm lại các chứng từ khác để đúng với l.c (thông thường thì nếu kiểm tra mà không có gì ảnh hưởng đến việc mở tờ khai hải quan để lấy hàng thì mình nên ký vào thư chấp nhận thanh toán của ngân hàng, chứ gửi qua chỉnh sửa nữa thì mất ít nhất 1 tháng cũng chưa lấy được hàng về kho). bạn ok thì bên đầu bán sẽ được nhận tiền. thì lúc này như mình nói là hàng là hàng của ngân hàng nên ngân hàng sẽ ký hậu lại cho công ty bạn như mình có đề cập tới ở trên.

lúc này bạn cầm bộ chứng từ đưa cho bên dịch vụ làm thủ tục hải quan để khải hải quan điện tử hoặc công ty có nhân viên để làm thủ tục hải quan tại cảng. vậy là mọi thứ tốt đẹp.

vậy thôi, L.C đơn giản vậy thôi, còn chi tiết từng loại thế nào thì phải học thêm nhiều nữa, vì rắc rối là do con người ta ra mà.

hy vọng có thể giúp các bạn mới học môn thanh toán l.c này hiểu được chút ít về vấn đề mình đề cập tới.