Cải cách hành chính của vua Minh Mạng

Mục lục

  • 1 Thân thế
  • 2 Thái tử
  • 3 Trị vì đất nước
    • 3.1 Thời gian đầu sau khi vua Gia Long mất (1820)
    • 3.2 Quốc hiệu Đại Nam
    • 3.3 Quan chế và tổ chức chính quyền trung ương
    • 3.4 Quân đội
    • 3.5 Đinh điền và thuế khóa
    • 3.6 Văn hóa
    • 3.7 Giáo dục
    • 3.8 Nông nghiệp
    • 3.9 Kỹ thuật công nghệ
    • 3.10 Xét xử công thần quá cố
    • 3.11 Trấn áp nổi dậy
      • 3.11.1 Tại Bắc Kỳ (Bắc Hà)
        • 3.11.1.1 Phan Bá Vành
        • 3.11.1.2 Lê Duy Lương
        • 3.11.1.3 Nông Văn Vân
      • 3.11.2 Tại Trung Kỳ
        • 3.11.2.1 Chăm Pa
      • 3.11.3 Tại Nam Kỳ
  • 4 Đối ngoại
    • 4.1 Với Trung Quốc
    • 4.2 Với Xiêm La
    • 4.3 Với Ai Lao (Lào)
    • 4.4 Với Chân Lạp
    • 4.5 Với phương Tây
      • 4.5.1 Việc cấm đạo Công giáo
  • 5 Mở rộng lãnh thổ Đế quốc Đại Nam
    • 5.1 Trấn Tây Thành
      • 5.1.1 Quản lý hành chính
      • 5.1.2 Quan hệ với người bản xứ
      • 5.1.3 Triệt thoái khỏi Trấn Tây
    • 5.2 Trấn Ninh
  • 6 Qua đời
  • 7 Gia quyến
    • 7.1 Hậu cung
    • 7.2 Vợ (được ghi nhận)
    • 7.3 Đế hệ thi và Phiên hệ thi
  • 8 Nhận định
    • 8.1 Đối nội
    • 8.2 Đối ngoại
  • 9 Xem thêm
  • 10 Chú thích và tham khảo
    • 10.1 Ghi chú
    • 10.2 Thư mục
  • 11 Đọc thêm
  • 12 Liên kết ngoài

Thân thếSửa đổi

Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên khác là Nguyễn Phúc Kiểu. Ông là hoàng tử thứ 4 của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng hậu Trần Thị Đang. Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi, tức 25 tháng 5 năm 1791 tại làng Tân Lộc, gần Gia Định, trong lúc đang xảy ra Chiến tranh Tây Sơn – Chúa Nguyễn (1787 – 1802).[1]

Lạng Sơn trong cải cách hành chính thời Minh Mệnh

Cải cách hành chính của vua Minh Mạng
– Cải cách hành chính năm 1831-1832 dưới triều vua Minh Mệnh được coi là sự kiện nổi bật trong lịch sử phát triển của đất nước. Nằm trong vòng tác động trực tiếp của công cuộc cải cách, Lạng Sơn những năm này đã có nhiều biến động. Cùng với sự kiện thành lập “tỉnh”, đổi mới cơ cấu tổ chức hành chính là những đổi thay trên nhiều phương diện kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng…

Trước khi thành lập tỉnh, Lạng Sơn là một trong 11 trấn của Bắc Thành, đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Tổng trấn Bắc Thành. Lạng Sơn khi đó gồm 1 phủ (Trường Khánh), 7 châu (Châu Ôn, Thất Tuyền, Lộc Bình, Thoát Lãng, Yên Bác, Văn Quan, Văn Uyên) với 44 tổng, 206 xã, trang, phố, chợ. Lỵ sở (trung tâm hành chính) đóng ở Mai Pha – châu Ôn. Đứng đầu là quan Trấn thủ hoặc Hiệp trấn. Giúp việc là hai ty Tả thừa với các phòng: Lại, Binh, Bình, Hộ, Lễ, Công – tương ứng với Lục bộ của triều đình. Ở mỗi châu đều có Thổ tri châu vốn là dòng dõi phiên thần cai quản.

Cải cách hành chính của vua Minh Mạng

Thành Lạng Sơn – trung tâm hành chính của tỉnh Lạng Sơn dưới các triều đại phong kiến

Đến đời Minh Mệnh, nhận thấy việc phân chia địa hạt, cắt đặt các cơ quan hành chính, các chức quan lại có nhiều bất cập. Với mong muốn xây dựng một quốc gia hùng cường, phát triển, vua là người trực tiếp cai quản đất nước, không qua chức Tổng trấn trung gian nên vua Minh Mệnh đã tiến hành cải cách nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, thống nhất các đơn vị hành chính, quan chức trong cả nước. Ngày mùng 1 tháng 10 năm Tân Mão, Minh Mệnh thứ 12 (năm 1831), tức ngày 4/11 dương lịch, bắt đầu thực hiện đối với các địa phương từ Quảng Trị trở ra. Tháng 10 năm 1832 thực hiện nốt đối với các tỉnh ở phía Nam. Khu vực bắc Kinh kỳ được chia thành 9 hạt (tỉnh lớn), gồm 18 tỉnh nhỏ. Lạng Sơn trở thành một tỉnh nhỏ nằm trong hạt Lạng – Bình (Lạng Sơn, Cao Bằng). Các chức quan cũng thay đổi hoàn toàn mới so với trước. Đứng đầu tỉnh là quan Tuần phủ Hoàng Văn Quyền, nguyên là Hiệp trấn Bình Định vừa được vua bổ nhiệm về Lạng Sơn, cai quản chung cả hạt Lạng – Bình. Giúp việc cho Tuần phủ là 3 Ty: Bố chánh, Án sát và Lãnh binh. Bố chánh chuyên các công việc về hành chính, dân sự, tài chính, thuế khóa. Chức Bố Chánh sứ do quan Tuần phủ kiêm nhiệm, ngoài ra còn có thêm 48 viên chức khác. Ty Án sát gồm 25 người, chuyên các vấn đề về luật pháp, an ninh trật tự, Án sát sứ là Nguyễn Đình Vũ – nguyên là Tham hiệp Lạng Sơn vừa được thăng chức. Lãnh binh làm nhiệm vụ trông coi việc quân sự, Vệ uý Hồ Văn Lân được giao quyền chỉ huy. Quân đội Lạng Sơn khi đó gồm các cơ: Lạng Sơn, Hiệu thuận, Lạng hùng. Số lượng, phẩm hàm của các quan, viên chức, binh lính trên đây đều do nhà vua quy định cụ thể, chặt chẽ cho từng tỉnh, về sau số viên chức đã giảm bớt. Từ năm 1835, vua cho đặt chức Lưu quan người Kinh ở Lạng Sơn và một số tỉnh. Thông qua việc bổ nhiệm quan lại triều đình về tỉnh, chính quyền phong kiến Trung ương đã kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các vùng biên giới xa xôi, xoá bỏ chế độ tù trưởng thế tập tồn tại từ nhiều đời trước đó.

Dưới cấp tỉnh, các đơn vị hành chính của Lạng Sơn không có sự xáo trộn, vẫn gồm 1phủ, 7 châu như trước nhưng tổ chức và quan chế được quy định thống nhất với các địa phương khác. Phủ Trường Khánh do một viên quan Tri phủ cai quản. Lỵ sở đóng ở Mai Pha (Châu Ôn), chung với lỵ sở của tỉnh. Đứng đầu bảy châu là các quan Tri châu. Tháng 11 năm 1831, theo đề nghị của Tuần phủ Hoàng Văn Quyền, vua đồng ý cho đặt lỵ sở ở các châu để làm nơi ở và làm việc cho các quan. Dưới châu là các tổng, mỗi tổng gồm vài xã, đứng đầu là Chánh tổng. Cấp xã là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống tổ chức hành chính đó, đứng đầu là Xã trưởng hoặc Lý trưởng. Tháng 3 năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), ba châu: Thất Tuyền, Văn Quan, An Bác được đổi làm huyện. Được sự chuẩn y của nhà vua, đầu năm 1836, Lạng Sơn thực hiện tách bốn châu, huyện ở phía Bắc sông Kỳ Cùng gồm: châu Văn Uyên, Thoát Lãng; huyện Văn Quan, Thất Khê để lập một phủ mới là phủ Tràng Định, phủ lỵ đặt ở xã Vĩnh Trại (châu Thoát Lãng). Các châu khác vẫn thuộc phủ Tràng Khánh.

Không chỉ đơn thuần là thay đổi cơ cấu tổ chức, vua Minh Mạng còn tiến hành nhiều giải pháp để canh tân đất nước, hướng tới xây dựng một quốc gia hùng cường, ổn định. Những năm sau đó, tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều thay đổi. Năm 1832, 1833, thành Lạng Sơn được quan tâm tu sửa để xứng với vị thế của vùng đất trọng yếu ở biên giới phía Bắc Tổ quốc, đồng thời được trang bị thêm nhiều loại vũ khí bảo vệ. Binh lính ở các tỉnh miền xuôi thường xuyên được điều động, luân phiên nhau lên trấn giữ Lạng Sơn. Thành lũy, cửa ải, đài, tấn, sở được kiểm soát chặt chẽ thông qua lệ cấm, đóng mở cửa; đồn bảo có các trấn thủ, bảo thủ người địa phương chỉ huy. Tám dịch trạm (Lạng Nhân, Lạng Mai, Lạng Uyên, Lạng Chung, Lạng Dù, Lạng Hoa, Lạng Chỉ, Lạng Hoằng) được củng cố, chu cấp đầy đủ để việc vận chuyển văn thư nhanh chóng, thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, nhà vua đã có nhiều biện pháp tích cực phát triển kinh tế của tỉnh. Tại Lộc Bình, Ôn Châu (châu Ôn), Thoát Lãng có nhiều khu mỏ cũ và mới duy trì hoạt động như mỏ vàng, mỏ sắt, diêm tiêu… Từ quy định thống nhất của nhà vua đối với các tỉnh, nhiều công trình văn hóa mới đã được xây dựng ở khu vực tỉnh thành Lạng Sơn như: đền Xã tắc, đàn Tiên nông, đền Khải Thánh, miếu Hội đồng… Hằng năm, lệ tế xuân, tế núi sông, nghi thức cày ruộng tịch điền, chăn tằm được tổ chức rất trang trọng. Qua đó, đưa các hoạt động văn hóa của tỉnh vào nền nếp, bắt nhịp chung với cả nước, góp phần gìn giữ, phát huy thuần phong mỹ tục, nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông.

Cải cách hành chính gắn với canh tân đất nước đã để lại những dấu ấn sâu đậm đối với lịch sử Lạng Sơn. Đó là mốc dấu quan trọng mở ra một thời kỳ phát triển mới của tỉnh. Với bộ máy hành chính gọn nhẹ, ổn định đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền Trung ương, tỉnh Lạng Sơn đã đồng hành cùng Nhân dân cả nước tiến những bước vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

CHU QUẾ NGÂN (Bảo tàng tỉnh)

Tin khác

  • Đẩy mạnh phát triển tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân
  • Khánh thành nhà văn hóa thôn Bản Phạc
  • Cao Lộc tổng kết phong trào thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 190 năm ngày thành lập tỉnh và khánh thành Khuôn viên 3 -2
  • Ngày Ngôn ngữ châu Âu lần thứ 10 diễn ra trực tuyến
  • Sắp diễn ra Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam”
  • Phục hồi du lịch: Thiếu thống nhất về tiêu chí an toàn chung
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hai HTX tiêu biểu tại Ninh Bình
  • Bài viết của Tổng Bí thư là định hướng chiến lược mang tính thời đại
  • Nếu cán bộ nào cũng vì dân!
  • Việt Nam và Anh hợp tác trong phòng chống di cư trái phép