Cấm xe máy sau 2025 đau đớn cũng phải làm nếu không làm thì vòng luẩn quẩn như chục năm nay

Trên cơ sở đề nghị của UBND thành phố Hà Nội, Viện Chiến lược phát triển giao thông – Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra hai phương án hạn chế xe máy theo ranh giới hành chính giữa các quận và phương án theo vành đai giao thông cho Thủ đô.

Tại hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về đề án "Phân vùng hạn chế xe máy, năng lực phục vụ của hệ thống vận tải công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy ở các quận vào năm 2030" ngày 25/10, ông Phạm Anh Tuấn, đại diện Viện Chiến lược phát triển giao thông cho biết, Hà Nội hiện có khoảng 6 triệu xe máy, tỷ lệ sở hữu xe máy hiện là 760 xe/1.000 dân.

Nếu xét cùng yếu tố lưu thông trên mặt đường, cùng một lượng người chuyên chở thì diện tích chiếm dụng của xe máy gấp 6,8 lần xe buýt. Việc tổ chức giao thông bình đẳng giữa tất cả phương tiện là không hợp lý, tất yếu dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông.

Với thực tế đó, cơ quan này đã đưa ra hai phương án về hạn chế xe máy cho Hà Nội:

Phương án 1: Hạn chế xe máy theo quận. Theo đó sẽ tiến hành ở 12 quận nội thành và 5 huyện chuẩn bị lên quận gồm: Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Trì, Đan Phượng từ nay 2030. Tổng dân số bị ảnh hưởng là 4,74 triệu (chiếm 52% dân số toàn thành phố).

Tuy nhiên, phương án này được cho có nhiều hạn chế, như: công tác tổ chức giao thông sẽ khó khăn, vì không có vành đai kỹ thuật đảm bảo đủ điều kiện; đồng thời khó khăn trong việc xây dựng bãi đỗ xe, điểm trung chuyển để kết nối

Phương án 2: Hạn chế xe máy theo vành đai. Phương án này đang được nhiều nơi áp dụng như ở Singapore, London (Anh), Quảng Châu (Trung Quốc)... Trong 5 vành đai được Hà Nội xây dựng đến năm 2030, vành đai 3 đạt đầy đủ các chỉ tiêu để áp dụng chính sách hạn chế xe máy.

Đây là vành đai khép kín, mặt cắt ngang rộng, quy mô 8-10 làn xe, trên tuyến có một số đoạn hình thành cao tốc đô thị đảm bảo khả năng phân luồng lưu thông. Hà Nội có Vành đai 3 với quỹ đất dự phòng lớn thuận tiện xây dựng điểm đỗ xe, điểm trung chuyển, trạm dừng nghỉ hơn vành đai 2 vốn đã chật chội.

Tuy nhiên, chuyên gia này đề xuất Hà Nội chỉ nên dừng hoạt động xe máy khi hệ thống vận tải công cộng đáp ứng được ít nhất 60,5% đi lại của người dân.

Việc cấm xe máy được đề xuất thực hiện theo giờ và theo ngày trong tuần theo tuyến đường lựa chọn. Ngoài ra, Hà Nội có thể cấm xe máy dựa vào việc tổ chức các không gian đi bộ; các khu vực khác chỉ nên cấm trong khung 6h-22h mỗi ngày và phải được thay thế bằng phương tiện công cộng.

"Để đảm bảo điều này thì đến 2030 Hà Nội cần có 8 tuyến đường sắt đô thị, 200 tuyến buýt, 35.000 taxi, hơn 50.000 xe hợp đồng, khoảng 20 tuyến buýt mini và 10.000 xe đạp công cộng", ông Tuấn nói.

Theo một số chuyên gia khác, Hà Nội cần tiến hành hạn chế xe máy theo từng bước, không nóng vội để tránh gây xáo trộn xã hội. Trước mắt có thể áp dụng tại một số tuyến hay ùn tắc, sau đó áp dụng hạn chế ra rộng hơn theo vành đai.

Trong khi đó, theo Phó tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội Nguyễn Công Nhật, trên thực tế, mấu chốt lớn nhất để đề án hạn chế xe máy có thể thành hiện thực là vận tải công cộng phát triển đạt đủ tỷ lệ. Hà Nội đang có sự mất cân đối rất lớn trong tỷ lệ sử dụng xe buýt và xe máy, ô tô với 0,16 phương tiện xe buýt/1.000 dân, trong khi đạt 49,8 xe con/1.000 dân và tới 628 xe máy/1.000 dân.

"Hà Nội đã không còn khái niệm giờ cao điểm, vì đến 10 giờ sáng vẫn còn ùn tắc kéo dài, ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ lưu thông. Xe buýt chỉ đạt dưới 15 km/giờ, ngày càng đuối dần. 10 năm nữa Hà Nội cũng chỉ có 3 tuyến đường sắt đô thị hoạt động, trong khi xe buýt và xe máy đang là câu chuyện con gà - quả trứng. Nhiều ý kiến nói xe buýt có mở rộng được thì xe máy mới giảm, nhưng nghịch lý là xe máy càng nhiều xe buýt càng chậm, người dân càng không đi thì xe buýt càng giảm, xe máy lại càng nhiều, như một vòng luẩn quẩn", ông Nhật nói.

01

Tìm thấy thi thể nghi của người đàn ông bỏ lại ô tô trên cầu Thăng Long rồi mất tích

02

Bắc Giang: Bắt quả tang 2 đôi nam nữ mua bán dâm trong quán cà phê

03

Mạng xã hội là môi trường màu mỡ cho đối tượng xấu hoạt động dưới hình thức "tà đạo"

04

Cảnh sát giao thông giải cứu thành công 1 thai phụ có ý định nhảy cầu tự tử

Các chuyên gia giao thông lo ngại, việc TP. Hà Nội cấm xe máy vào năm 2025 trong điều kiện vận tải công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại sẽ “khuyến khích” người dân chuyển sang ô tô cá nhân.   Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, chủ trương cấm xe máy vào nội đô, Hà Nội đã có từ lâu nhưng các nhà khoa học, các chuyên gia, người dân không đồng tình.   Trước đây dự kiến 2030 mới thực hiện, giờ lại lùi thời gian xuống năm 2025.  

Về cảm nhận, ông Liên cho rằng quyết tâm và ý chí của Hà Nội trong việc cấm xe máy là rất tốt,  phù hợp với xu hướng phát triển của các đô thị văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, với tình hình giao thông Hà Nội hiện nay, đến 2025 chưa đủ điều kiện để thực hiện. 

Cấm xe máy sau 2025 đau đớn cũng phải làm nếu không làm thì vòng luẩn quẩn như chục năm nay

Hà Nội dự kiến cấm xe máy vào nội đô từ năm 2025. 

Theo ông Liên, để thực hiện được chủ trương này, Hà Nội phải trả lời được câu hỏi như lâu nay họ vẫn đặt ra: Cấm xe máy người dân đi lại bằng phương tiện gì? Câu hỏi không mới này vẫn đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi TP phải có câu trả lời thỏa đáng. Cụ thể: 

Thứ nhất, để cấm được xe máy trước tiên vận tải hành khách công cộng phải đảm bảo đáp ứng được 60% nhu cầu đi lại của người dân trong nội đô. Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội vẫn chỉ trông chờ vào xe buýt là chủ yếu, nhưng xe buýt lại chưa phát huy được năng lực khi mới chỉ đáp ứng chưa tới 20% nhu cầu đi lại của người dân.    Thứ hai, với diện tích đất chật hẹp trong nội đô, không có giao thông ngầm, xe buýt rất khó phát huy hết năng lực. Do vậy, cấm xe máy, tăng cường xe buýt người dân chuyển sang đi ô tô thì xe buýt “không có cửa” để phát huy được năng lực,  trái lại nguy cơ tắc đường còn cao hơn.   “Xe buýt Hà Nội trước đây chạy với tốc độ 28km/h, hiện nay chỉ còn 17km/h.  Điều đó khiến đường càng tắc, tốc độ xe chạy giảm, người dân không mặn mà với xe buýt”, ông Liên nói.   Ngoài xe buýt, đường sắt đô thị được xem là loại hình vận tải công cộng văn minh, góp phần quan trọng giảm ùn tắc.  Hiện nay, Hà Nội chỉ có mỗi tuyến Cát  Linh – Hà Đông đưa vào khai thác, đến năm 2025 may ra có thêm tuyến Nhổn – ga Hà Nội, trong khi các tuyến còn lại hiện nay chưa được triển khai. Do vậy, nếu chỉ trông chờ vào xe buýt và 2 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội đưa ra lộ trình cấm xe máy vào năm 2025 là quá sớm, thiếu tính khả thi.   Chuyên gia giao thông, TS. Phan Lê Bình cho rằng, trong đề án Hà Nội không đề cập đến những phương tiện để thay thế xe máy. Hiện Hà Nội chỉ có mạng lưới xe buýt và một phần nhỏ đường sắt nội đô. Việc hạn chế xe máy chỉ có thể thực hiện trên các trục có đường sắt đô thị. Còn những khu vực khác cần cân nhắc. Bởi nếu không đánh giá kỹ, cấm xe máy sẽ khiến người dân chuyển sang phương tiện ô tô cá nhân.   “Không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng ô tô cá nhân nên việc cấm xe máy có thể là cú hích khiến người dân buộc phải chuyển sang sử dụng ô tô cá nhân vào nội đô. Nếu vậy, việc giải quyết ùn tắc chưa chắc đã thực hiện được”, TS. Phan Lê Bình cho biết.  

Chỉ nên hạn chế xe máy

  Theo chuyên gia giao thông, TS.Nguyễn Xuân Thuỷ, hiện nay giao thông công cộng Hà Nội yếu kém, có tới 80-90% người dân đi phương tiện cá nhân, trong số này có  tới 70% người đi xe máy. Vì vậy, cấm xe máy người dân sẽ rất khó khăn trong vấn đề đi lại, mưu sinh, trong khi đại đa số người đi xe máy là người khó khăn.    Thực tế, hạ tầng giao thông thủ đô cũng yếu kém, mặt cắt ngang đường từ 7-12 m chiếm đến 50-60% thì rõ ràng xe máy đi lại thuận tiện, không gây ùn tắc so với ô tô.     Ông Thuỷ cho rằng, nếu cấm xe máy, ô tô cá nhân sẽ tăng lên, với 200- 300 triệu đồng là có thể mua được ô tô sẽ có tới 30% người đi xe máy có thể bỏ tiền mua ô tô để đi. Trong khi 1 chiếc xe ô tô chiếm dụng mặt đường gấp  5-7 lần xe máy, gây ô nhiễm gấp 3-5 lần. Do vậy, cấm xe máy ô tô sẽ tăng lên thì ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi  trường sẽ khốc liệt hơn hiện nay rất nhiều.   Ông Thuỷ cho rằng, không nên cấm xe máy mà chỉ nên hạn chế khi giao thông công cộng thuận tiện, lúc đó người dân sẽ tức khắc bỏ xe máy đi vận tải công cộng. Ngay như tuyến Cát Linh – Hà Đông khi đưa vào khai thác nhiều người dân thấy tiện đã bỏ xe máy, bỏ ô tô cá nhân để đi tàu điện. Do vậy, nên sử dụng biện pháp cạnh tranh để hút người dân đi xe cá nhân chứ không nên sử dụng biện pháp áp đặt đưa ra quy định cấm xe máy.   “Hà Nội đặt ra thời điểm cấm xe máy vào năm 2025, vậy chỉ còn 4 năm nữa TP có bao nhiêu tuyến tàu điện, và đạt được bao nhiêu phần trăm người dân đi vận tải công cộng? Ít ra, phải 40% người dân đi vận tải công cộng thì Hà Nội mới nên nghĩ tới việc hạn chế phương tiện cá nhân, trong khi hiện nay chưa đạt 20% thì chưa nên hạn chế”, ông Thuỷ nói.  

Ông Thuỷ cho biết, ở các nước, khi vận tải công cộng đạt 50-60% nhu cầu đi lại của người dân họ mới hạn chế xe máy và xe ô tô chứ không cấm. Chỉ có một vài nước, khu vực cấm xe  máy như Bắc Kinh (Trung Quốc), Myanmar. Nhưng khi cấm, người dân rất khổ sở trong vấn đề đi lại. Hà Nội cần nghiên cứu kỹ bài học từ các nước dựa theo tình hình thực tế giao thông Thủ đô để có giải pháp phù hợp.

>>> Mời độc giả xem tin tức mới nhất trong ngày chính xác nhất

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/nam-2025-ha-noi-cam-xe-may-dan-chuyen-sang-di-o-to-799326.html