Cần tìm người mang thai hộ 2023

Cuộc thi hướng tới chào mừng Đại hội Đại biểu Đoàn khoa Luật Dân sự nhiệm kỳ X (2019-2022), kỷ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và chào mừng kỷ niệm 21 năm ngày thành lập Hội Sinh viên Việt Nam Trường ĐH Luật TP.HCM.

Cạnh đó, cuộc thi nhằm củng cố, trau dồi kiến thức pháp luật, áp dụng kiến thức vào thực tiễn, khả năng nắm bắt thông tin, kỹ năng làm việc nhóm. Cuộc thi còn tạo sân chơi cho các đoàn viên - sinh viên, tạo môi trường giao lưu, gặp gỡ giữa các bạn đang theo học tại những trường đại học có đào tạo ngành luật.

Cuộc thi đã thu hút đông đảo các đoàn viên, sinh viên của hệ chính quy K39 (QTL), K40, K41, K42 và chất lượng cao hệ vừa học vừa làm Trường ĐH Luật TP.HCM tham gia.

Cần tìm người mang thai hộ 2023

Rất đông các thầy cô và các bạn sinh viên đến tham dự. Ảnh: YC

Trải qua vòng sơ loại và bán kết với nhiều phần thi hấp dẫn, ban tổ chức đã chọn được bốn đội xuất sắc nhất bước vào vòng chung kết.

Cuộc thi năm nay có nhiều điểm mới, đặc biệt là khoa Luật dân sự đã thành lập Quỹ hỗ trợ sinh viên vượt khó và đêm chung kết thêm ý nghĩa khi đã trao quỹ hỗ trợ cho các bạn sinh viên trong khoa có hoàn cảnh khó khăn nhưng biết vươn lên trong học tập.


 Trao quỹ hỗ trợ cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: YC

Ban giám khảo gồm: PGS-TS Đỗ Văn Đại (Trưởng khoa Luật dân sự), TS Nguyễn Thị Minh Phượng (thẩm phán TAND quận Gò Vấp), luật sư Đinh Xuân Hồng (Đoàn Luật sư TP.HCM).


PGS-TS Đỗ Văn Đại, thẩm phán Nguyễn Thị Minh Phượng và luật sư Đinh Xuân Hồng (từ trái qua phải). Ảnh: YC

Tại đêm chung kết bốn đội thi phải trải qua bốn vòng thi: Khởi động, Thử thách giải mã, Đừng để điểm rơi và Thử tài lập luận.

Nhiều câu hỏi thú vị được đưa ra khiến cuộc thi thêm sôi nổi như một người được quyền mang thai hộ tối đa bao nhiêu lần? Đáp án của câu hỏi trên căn cứ theo khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình người được nhờ mang thai hộ "chỉ được mang thai hộ một lần".

Một câu hỏi khác cũng không kém phần thú vị "Một người nhặt được chiếc ví 5 triệu đồng nhưng không biết của ai, vậy khi nào người đó xác lập được quyền sở hữu đối với tài sản đó?". Và câu trả lời là sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận (theo Điều 230 BLDS 2015). 

Cần tìm người mang thai hộ 2023

PGS-TS Đỗ Văn Đại trao giải nhất cho đội thi. Ảnh: YC 

Một tình huống được đưa ra là "Ngày 15-10-2016, A thể hiện ý muốn tặng B chiếc điện thoại iPhone X của mình và B cũng đồng ý nhận. Một tuần sau, B phát hiện A đã bán chiếc điện thoại này cho C. Hỏi trường hợp này B có thể làm gì?"

Giải thích về đáp án của câu hỏi, PGS-TS Đỗ Văn Đại cho rằng chiếc điện thoại iPhone X là động sản (không quy định đăng ký quyền sở hữu) nên theo Điều 458 BLDS 2015 thì "Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

Ở đây, A chưa có hành vi chuyển tài sản là chiếc điện thoại cho B, do đó hợp đồng tặng cho chưa phát sinh hiệu lực nên B không thể yêu cầu A và C thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào đối với mình.

“Người phụ nữ vô sinh vẫn hy vọng có con nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, người phụ nữ không có tử cung hoặc tử cung không mang thai được thì rơi vào tình huống tuyệt vọng hoàn toàn. May thay Nghị định 10/2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ra đời đã đưa những phụ nữ này từ tuyệt vọng đến hy vọng có con. Và điều đó đã thành sự thật khi hai trường hợp mang thai hộ do BV Từ Dũ thực hiện đã thành công” - BS Lê Thị Minh Châu, Trưởng khoa Hiếm muộn BV Từ Dũ (TP.HCM), chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM.

Bốn ca đã chuyển phôi

. Phóng viên: Xin cho biết đến nay BV Từ Dũ đã nhận được bao nhiêu trường hợp đến đăng ký nhờ mang thai hộ; bao nhiêu trường hợp đã hội đủ hồ sơ chuyên môn và pháp lý để tiến hành thực hiện mang thai hộ?

+ BS Lê Thị Minh Châu: Từ tháng 7-2015 đến nay, BV Từ Dũ tiếp nhận 18 trường hợp đăng ký mang thai hộ. Những người nhờ mang thai hộ có độ tuổi từ 30 đến 45, nhiều người sinh sống ở TP.HCM, một số ở các tỉnh, thành và có cả Việt kiều nước ngoài về. Đến nay, 13 trường hợp đủ hồ sơ chuyên môn và pháp lý đã được hội đồng chuyên môn và hội đồng pháp lý bệnh viện thông qua, năm trường hợp còn lại đang trong giai đoạn bổ sung những giấy tờ cần thiết. Trong 13 trường hợp được duyệt có 11 đủ điều kiện để thực hiện mang thai hộ.

. Trong 11 trường hợp đủ điều kiện, hiện có bao nhiêu ca được đưa vào quy trình thực hiện, mấy ca đã đậu thai, thưa bác sĩ?

+ Hiện có sáu ca đang trong quy trình thực hiện, trong đó có bốn ca đã được thực hiện chuyển phôi. Hai trường hợp còn lại sẽ được chuyển phôi trong thời gian sắp tới. Trong bốn ca chuyển phôi có hai ca thành công, hiện đậu thai được năm tuần tới bảy tuần,có một trường hợp song thai. Riêng hai ca chưa thành công sẽ tiếp tục được chuyển phôi trong thời gian tới.

Cần tìm người mang thai hộ 2023

 
BS Lê Thị Minh Châu (giữa) kiểm tra phôi của một cặp vợ chồng trước khi quyết định chuyển vào tử cung người mang thai hộ. Ảnh: TRẦN NGỌC

Tỉ lệ đậu 45%

. Kỹ thuật thụ thai trong ống nghiệm đã khó, kỹ thuật mang thai hộ còn khó hơn. Xin hỏi tỉ lệ thành công khi thực hiện mang thai hộ thông thường khoảng bao nhiêu %?

+ Tỉ lệ thành công khi thực hiện kỹ thuật mang thai hộ cũng như tỉ lệ thành công khi thụ thai trong ống nghiệm là khoảng 45%. Như vậy, cứ hai người thì có hơn một người không thành công, tỉ lệ này là khá cao. Nên trước khi thực hiện, cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ đều được các bác sĩ tư vấn kỹ về tâm lý để nếu chẳng may không thành công thì cũng đừng quá tuyệt vọng. Về nguyên tắc, nếu càng có nhiều phôi thì khả năng người nhờ mang thai hộ có con sẽ càng cao.

. Quy trình mang thai hộ gồm những bước nào, thưa bác sĩ?

+ Bước thứ nhất, bệnh viện sẽ tư vấn những điều kiện được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cho cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Bước tiếp theo, hội đồng chuyên môn và hội đồng khoa học kỹ thuật của bệnh viện sẽ kiểm tra để xác định cặp vợ chồng hiếm muộn có đúng chỉ định được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ hay không. Sau khi được xác định đúng, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn làm hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong đó, cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ được các chuyên gia tư vấn về y tế, pháp luật và cả tâm lý. Sau các bước trên, hội đồng chuyên môn và hội đồng khoa học kỹ thuật của bệnh viện sẽ tiến hành duyệt hồ sơ và quyết định những trường hợp nào được phép thực hiện mang thai hộ.

. Lộ trình thực hiện mang thai hộ như thế nào, mất thời gian bao lâu?

+ Tinh trùng và trứng của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ sẽ được thụ tinh trong ống nghiệm để thành phôi khoảng hai ngày đến năm ngày. Sau đó phôi sẽ được chuyển vào tử cung của người mang thai hộ. Hai tuần sau, người mang thai hộ sẽ được kiểm tra xem có đậu thai hay không. Nếu đậu thai, ba tuần sau người mang thai hộ sẽ được siêu âm để xác định tim thai. Nếu có tim thai thì ca này thành công!

. Xin cám ơn bác sĩ đã trả lời phỏng vấn.

Hai tuần sống trong hồi hộp

Do tỉ lệ đậu thai chỉ khoảng 45% nên sau khi thực hiện chuyển phôi vào buồng tử cung của người mang thai hộ, tôi hồi hộp suốt hai tuần chờ đợi. Tôi thầm mong thai nhi sẽ dần hình thành trong tử cung của người mang thai hộ. Là người phụ nữ, là người mẹ, tôi biết được nỗi khao khát có con của các chị em, nhất là chị em chẳng may vô sinh.Khi được thông báo hai trường hợp đã đậu thai, chúng tôi ai cũng vui mừng, quên hết mọi mệt nhọc. Lúc đó không ai thốt ra lời nhưng niềm vui thể hiện qua ánh mắt và nụ cười của tất cả bác sĩ, điều dưỡng.

Điều dưỡng NGUYỄN THỊ DIỆU MÂN, điều dưỡng trưởng
khoa Hiếm muộn BV Từ Dũ (TP.HCM)

Nước mắt mừng vui

Khi chúng tôi thông báo người mang thai hộ đã đậu thai, cả hai cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ đã lặng người đi vì quá vui mừng và hạnh phúc. Có người không kìm được cảm xúc đã để mặc nước mắt trào ra. Cũng có người biểu lộ vui mừng bằng cách đi ra ngoài, nắm tay nhân viên y tế và cám ơn rối rít. Ước mơ có tiếng trẻ bi bô trong nhà cả chục năm nay giờ sắp thành hiện thực. Thấy họ vui, nhân viên y tế khoa Hiếm muộn BV Từ Dũ cũng vui theo.

BS LÊ THỊ MINH CHÂU,
Trưởng khoa Hiếm muộn BV Từ Dũ (TP.HCM)

50-70 triệu đồng là chi phí thực hiện một ca mang thai hộ. Chi phí này tương đương với một ca thụ tinh trong ống nghiệm. Nếu cặp vợ chồng đã có phôi rồi thì chi phí sẽ thấp hơn.