Cạnh tranh không lành mạnh gây ở nhiệm môi trường thì sẽ được khắc phục bằng cách nào sau đây

Luật Cạnh tranh là một chuyên ngành luật còn khá mới mẻ so với các ngành luật truyền thống khác như luật dân sự, hình sự... Trên thế giới, Ca-na-đa là quốc gia đầu tiên ban hành luật cạnh tranh (năm 1899). Tuy nhiên, khi nói đến luật cạnh tranh, người ta vẫn coi Hoa Kỳ là quốc gia khởi xướng ngành luật này với đạo luật Sherman Act (năm 1890) và Clayton Act (năm 1914), tương tự như khi nhắc đến Cộng hòa Pháp với Bộ luật Dân sự Na-pô-lê-ông (năm 1804). Các nguyên tắc, chế định trong luật cạnh tranh của Hoa Kỳ có ảnh hưởng ít nhiều đến luật cạnh tranh của các quốc gia đi sau. Ở Châu Âu, Nhật Bản và các quốc gia khác, luật cạnh tranh được biết đến muộn hơn , chủ yếu là sau Đại chiến thế giới lần thứ II

Thuật ngữ ‘‘luật cạnh tranh’’ được biết đến ở Việt Nam chỉ vào khoảng trên dưới chục năm trở lại đây nhờ quá trình giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế. Các công trình nghiên cứu về luật cạnh tranh ở nước ta có thể nói là còn khá hạn chế so với nhiều chuyên ngành luật khác [2], chủ yếu mới dừng lại ở việc đề cập đến sự cần thiết ban hành luật cạnh tranh hoặc phân tích một vài chế định hay khía cạnh cơ bản của luật cạnh tranh. Các tài liệu tham khảo pháp luật cạnh tranh của nước ngoài có mặt ở Việt Nam có thể nói là cũng còn rất hiếm hoi. Trong điều kiện đó, các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực cạnh tranh không có nhiều cơ hội để kế thừa. Về mặt luật thực định, Việt Nam mới đang đi những bước đầu tiên trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh. Dự thảo Luật Cạnh tranh do Bộ Thương mại chủ trì đã được bắt tay soạn thảo từ năm 2000 [3], được trình ra Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 5/2004 và sẽ được xem xét, thông qua vào năm 2005. 


Với bài viết này, chúng tôi mong muốn bước đầu góp phần giải quyết một số vấn đề lý luận cơ bản của luật cạnh tranh như khái niệm, phạm vi điều chỉnh, các nguyên tắc cơ bản, đặc điểm và vị trí của luật cạnh tranh trong hệ thống pháp luật, nhằm phục vụ cho việc nhận thức cũng như việc xây dựng đạo luật quan trọng này. 

I. KHÁI NIỆM LUẬT CẠNH TRANH:  luật sư giỏi luat su gioi luật sư uy tín luat su uy tin luật sư

1. Cạnh tranh và các yếu tố của cạnh tranh: luat su van phong luat su văn phòng luật sư

Muốn hiểu về luật cạnh tranh, trước hết cần phải hiểu cạnh tranh là gì và nó được cấu thành bởi những yếu tố nào?

1.1.  Khái niệm cạnh tranh:

Theo từ điển Cornu của Pháp, thì cạnh tranh được hiểu là: ‘‘Chạy đua trong kinh tế; hành vi của các doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ của nhau cung ứng hàng hóa, dịch vụ, nhằm làm thỏa mãn nhu cầu giống nhau, với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc để bị mất đi một lượng khách hàng thường xuyên’’

‘‘Chạy đua, trên một thị trường mà cấu trúc và sự vận hành đáp ứng các điều kiện của quy luật cung cầu của một bên là các nhà cung cấp với bên kia là những người sử dụng hoặc tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ được tự do tiếp cận và các quyết định kinh doanh không phải là hệ quả của áp lực hoặc những ưu đãi do pháp luật mang lại’’.

Như vậy, cạnh tranh bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, khách hàng thường xuyên. Đây là đối tượng và cũng là mục tiêu mà tất cả các bên tham gia cạnh tranh đều hướng tới thu hút, lôi kéo. Trong luật cạnh tranh, khách hàng còn được gọi với các tên khác nhau như ‘‘người tiêu dùng’’ hoặc ‘‘người sử dụng’’. Cần nhấn mạnh rằng, khách hàng không phải là đối tượng thuộc sở hữu của riêng ai mà thuộc về doanh nghiệp nào mong muốn và có phương pháp thu hút họ một cách tốt nhất. Các doanh nghiệp được quyền sử dụng tất cả các biện pháp mà pháp luật không cấm để thu hút, lôi kéo khách hàng về phía mình. Chính vì vậy, trong luật cạnh tranh xuất hiện khái niệm ‘‘tính hợp pháp của thiệt hại cạnh tranh’’, nôm na được hiểu là khi một doanh nghiệp sử dụng các biện pháp mà pháp luật không cấm để thu hút khách hàng về phía mình thì doanh nghiệp khác bị ‘‘thiệt hại’’, biểu hiện qua việc bị mất một lượng khách hàng thường xuyên mà không có căn cứ pháp lý để khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, các bên tham gia cạnh tranh (chủ yếu là các doanh nghiệp). Muốn có cạnh tranh thì đương nhiên phải có ít nhất là 02 doanh nghiệp trở lên là đối thủ của nhau. Nếu không có đối thủ, hay nói cách khác là tình trạng độc quyền, thì cạnh tranh không thể diễn ra và do vậy, luật cạnh tranh cũng không có cơ sở kinh tế-xã hội để tồn tại. Chính vì vậy mà kiểm soát độc quyền vẫn thường được xem vừa là một bộ phận cấu thành, vừa là một trong những mục tiêu hàng đầu của luật cạnh tranh.

Thứ ba, một môi trường chính trị, pháp lý tạo thuận lợi cho cạnh tranh. Đó chính là nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh chỉ có thể diễn ra trong môi trường mà tự do khế ước, tự do kinh doanh được thừa nhận như là những quyền cơ bản của công dân. Đương nhiên tự do nào cũng phải có giới hạn và tự do cạnh tranh với tính chất là hệ quả của tự do kinh doanh càng không phải là ngoại lệ. Vì vậy mà về bản chất, luật cạnh tranh được xem là luật điều tiết cạnh tranh.

Thứ tư, thị trường liên quan. Đây là một trong những khái niệm cơ bản của luật cạnh tranh và trước tiên, nó thuộc về phạm trù kinh tế. Nội hàm của nó thường được xác định thông qua hai yếu tố là thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan [4]. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng, giá cả... Còn thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể (có thể là một khu phố, một tỉnh, một vùng, một quốc gia, thậm chí trên nhiều quốc gia) mà trên đó hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế được cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và khu vực địa lý này phải có sự khác biệt đáng kể với khu vực địa lý lân cận. 

Chỉ có thể nói đến cạnh tranh khi đã xác định được thị trường liên quan. Khi xử lý các vụ việc về cạnh tranh thì việc xác định thị trường liên quan chính là công việc đầu tiên mà các chủ thể áp dụng luật cạnh tranh cần phải tiến hành.

1.2.  Khái niệm luật cạnh tranh: tim luat su tìm luật sư thuê luật sư thue luat su

Theo cố giáo sư Y. SERRA [5] thì luật cạnh tranh là ‘‘tổng hợp các quy phạm pháp luật áp dụng đối với các tác nhân kinh tế trong hoạt động cạnh tranh nhằm đảm bảo cho cạnh tranh diễn ra một cách hợp lý, tức là không thái quá’’.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ cho chúng ta thấy rằng pháp luật là công cụ điều tiết các quan hệ xã hội, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng vốn do cơ sở hạ tầng quyết định. Luật cạnh tranh ra đời khi và chỉ khi có cơ sở kinh tế-xã hội cho nó tồn tại, đó chính là nền kinh tế thị trường với nguyên tắc nền tảng là tự do khế ước, tự do kinh doanh. Luật cạnh tranh điều chỉnh trở lại quyền tự do khế ước, tự do kinh doanh thông qua việc xác định những hành vi mà các chủ thể kinh doanh không được phép làm. Nói cách khác, luật cạnh tranh chính là luật điều tiết cạnh tranh, là các biện pháp mà nhà nước sử dụng để đảm bảo cho cạnh tranh không diễn ra một cách nguyên thủy, vô chính phủ. Việc điều tiết cạnh tranh xuất phát từ mấy lý do chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, để bảo vệ cạnh tranh, nói cách khác là bảo vệ thị trường. Trong một nền kinh tế luôn tồn tại những doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Joseph Stiglitz (giải Nobel kinh tế năm 2001) đã cho rằng các doanh nghiệp lớn luôn có xu hướng hạn chế cạnh tranh. Đơn giản là vì khi nắm giữ độc quyền, họ dễ dàng tìm kiếm lợi nhuận hơn là việc phải không ngừng vận động tìm cách sáng tạo để đưa ra thị trường những sản phẩm tốt hơn với giá rẻ hơn. Khi đã có quyền lực thị trường trong tay (nắm giữ vị trí độc quyền hoặc ít ra là vị trí thống lĩnh), doanh nghiệp sẽ tìm cách thu lợi nhuận một cách nhiều nhất bằng cách hạn chế lượng sản xuất, tăng giá của sản phẩm. Độc quyền sẽ phá vỡ cấu trúc của thị trường, bóp méo quy luật cung cầu, làm biến dạng thương mại. Để ổn định nền kinh tế, bảo vệ cạnh tranh trên thị trường, nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp, trong đó có việc kiểm soát các doanh nghiệp độc quyền hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường (đó là lý do tại sao trong Luật cạnh tranh lại có các quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng ví thống lĩnh, tập trung kinh tế). Về phương diện này, luật cạnh tranh vừa là công cụ hữu hiệu của các chính phủ trong điều tiết kinh tế, bảo vệ quy luật giá trị, bảo vệ cấu trúc của thị trường, vừa là công cụ tự vệ của các doanh nghiệp nhỏ chống lại những bất công do các doanh nghiệp lớn áp đặt.

Thứ hai, để bảo vệ các tác nhân kinh tế, tức là các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường. Để tìm kiếm tối đa lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể sử dụng mọi biện pháp, kể cả các biện pháp bi coi là không lành mạnh (dèm pha, nói xấu đối thủ cạnh tranh, gây rối hoạt động của doanh nghiệp cạnh tranh, xâm phạm bí mật kinh doanh...). Trong trường hợp này, luật cạnh tranh có nhiệm vụ bảo vệ các tác nhân kinh tế chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (đó là lý do ra đời của các quy định về cạnh tranh không lành mạnh, các quy định cấm phân biệt đối xử, minh bạch trong quan hệ thương mại...). Ở phương diện này, luật cạnh tranh là công cụ của mọi doanh nghiệp để chống lại những hành vi thái quá trong cạnh tranh của các doanh nghiệp khác.

Thứ ba, để bảo vệ người tiêu dùng. Về phương diện này, luật cạnh tranh được coi là ‘‘bổ trợ’’ cho luật bảo vệ người tiêu dùng. Luật cạnh tranh có mục đích tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, mà người hưởng lợi của cạnh tranh lành mạnh không ai khác chính là người tiêu dùng, bởi lẽ cạnh tranh lành mạnh bao giờ cũng dẫn đến hệ quả là các doanh nghiệp luôn phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn về phía mình.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH, PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA LUẬT CẠNH TRANH:

1.      Đối tượng điều chỉnh thừa kế tài sản thua ke tai san thua ke thừa kế

Về nguyên tắc, đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh là các chủ thể tiến hành các hoạt động kinh tế, theo đuổi mục đích lợi nhuận. Trên thực tế, đó chủ yếu là các doanh nghiệp. Cần phải nhấn mạnh rằng khái niệm doanh nghiệp trong luật cạnh tranh rất đặc biệt, nó khác với những gì chúng ta đã biết đến trong luật thương mại. Trước hết, tiêu chí để xác định một chủ thể là doanh nghiệp là (i) có tiến hành hoạt động kinh tế (ii) có ‘‘tính độc lập’’ trong việc ra quyết định. Tiêu chí thứ nhất có một số ngoại lệ. Trong rất nhiều trường hợp, những chủ thể không theo đuổi mục đích lợi nhuận (như bảo hiểm xã hội) vẫn có thể bị coi là ‘‘doanh nghiệp’’ và là đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh. Còn tiêu chí thứ hai cho phép loại bỏ những công ty con, đại lý, văn phòng đại diện...không có thẩm quyền ra quyết định kinh doanh một cách độc lập do quan hệ trực thuộc với công ty mẹ.

Đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh còn có thể là các nhóm doanh nghiệp liên kết với nhau dưới hình thức hiệp hội doanh nghiệp, các nghiệp đoàn...

Khi xác định phạm vi đối tượng áp dụng của luật cạnh tranh vấn đề đặt ra là luật cạnh tranh có áp dụng đối với các pháp nhân công quyền hay không, nếu có thì ở mức độ nào? Hoa Kỳ, các nước EU và Nhật Bản từ lâu đã thừa nhận nguyên tắc luật cạnh tranh được áp dụng đối với các pháp nhân công (các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước). Trước hết, đối với các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước thì xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng giữa các doanh nghiệp nên các chủ thể này hoàn toàn có thể là đối tượng áp dụng của luật cạnh tranh, đặc biệt trong trường hợp khai thác một cách lạm dụng vị trí ưu đãi do pháp luật mang lại. Tuy nhiên đối với các pháp nhân công mà không phải là các doanh nghiệp, tức là các cơ quan nhà nước thì sao? Toà án Tư pháp phúc thẩm của Liên minh Châu Âu đã bày tỏ khá rõ ràng quan điểm về vấn đề này khi khẳng định rằng ‘‘một thực thể, như một cơ quan công quyền cũng có thể bị coi là một doanh nghiệp nhằm mục đích áp dụng các quy phạm của luật cạnh tranh’’ [6]. Tuy nhiên, trong trường hợp các cơ quan này ra các quyết định tổ chức dịch vụ công cộng hoặc lựa chọn đối tác ký hợp đồng chẳng hạn thì án lệ của Pháp cho rằng đây là các quyết định hành chính thuần túy và không thuộc phạm vi áp dụng của luật cạnh tranh.

2. Phạm vi áp dụng của luật cạnh tranh: luật sư bào chữa luat su bao chua

2.1. Phạm vi áp dụng ‘‘vật chất’’. ly hôn ly hon ly hôn đơn phương ly hon don phuong

Thuật ngữ phạm vi áp dụng ‘‘vật chất’’ ở đây được chúng tôi sử dụng một cách ước lệ, với hàm ý dùng để chỉ giới hạn, phạm vi các quan hệ xã hội mà luật cạnh tranh điều tiết.

Nhìn chung trên thế giới, luật cạnh tranh được áp dụng đối với mọi hoạt động từ sản xuất, phân phối đến tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Luật cạnh tranh điều chỉnh bất kỳ chu trình nào của quá trình kinh doanh nhằm bảo vệ thị trường, bảo vệ các doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng. Như trên đã phân tích, về nguyên tắc, các hoạt động không mang tính chất ‘‘kinh tế’’ hay các hoạt động hành chính của các cơ quan công quyền tự nó loại khỏi phạm vi áp dụng của luật cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối, vì nhiều hoạt động không mang tính lợi nhuận như y tế, thể thao, bảo hiểm, hoạt động của các hiệp hội...vẫn thuộc đối tượng áp dụng của luật cạnh tranh.

2.2. Phạm vi áp dụng theo lãnh thổ. Các nước đều coi luật cạnh tranh là luật ‘‘trật tự kinh tế công cộng’’ và giới hạn phạm vi áp dụng của luật cạnh tranh theo nguyên tắc luật cạnh tranh chỉ áp dụng đối với các hành vi được thực hiện và gây tác động đến thị trường trên lãnh thổ của quốc gia đó. Như vậy, các hoạt động liên quan đến xuất khẩu sẽ không thuộc phạm vi áp dụng của luật cạnh tranh, vì nó tác động đến thị trường của nước ngoài. Ngay cả thông lệ tư pháp quốc tế cũng cho rằng khi có xung đột pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng hệ thuộc luật của nước nơi mà thị trường bị tác động bởi hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

2.3. Phạm vi áp dụng xét theo ‘‘ngưỡng’’. Không phải hành vi vi phạm nào cũng cần thiết phải bị xử lý bằng pháp luật mà chỉ khi nào nó đạt đến một ‘‘ngưỡng’’ nhất định thì mới bị xử lý. Đây chính là sự thể hiện nguyên tắc ‘‘tính hợp lý’’ trong luật cạnh tranh. Ngưỡng trong luật cạnh tranh thường được xác định thông qua các tiêu chí kinh tế như doanh thu, thị phần, thị phần kết hợp...Khi không có quy phạm cụ thể về ‘‘ngưỡng’’ thì các chủ thể áp dụng luật cạnh tranh (cơ quan quản lý cạnh tranh, Toà án...) phải tự xác định ngưỡng áp dụng. Đây là công việc không đơn giản, đòi hỏi phải sử dụng thao tác phân tích kinh tế thì mới có thể giải quyết được vấn đề phát sinh

Trích "Những vấn đề cơ bản của Luật Cạnh tranh"
TS. Nguyễn Hữu Huyên

Bộ Tư pháp

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là một trong những nội dung quan trọng đã được đề cập đến trong Đại hội lần thứ XI của Đảng (1), nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều đó, việc hoàn thiện pháp luật cạnh tranh với vai trò được coi là trụ cột của pháp luật kinh tế công, là “Hiến pháp” của thị trường như cách ví von của các nhà khoa học là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Bài viết này sẽ nêu một số ý kiến về tổ chức cơ quan quản lý cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; về mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh; về xử lý hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh với những kiến giải và đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật cạnh tranh hiện hành.

1. Về tổ chức cơ quan quản lý cạnh tranh

Theo Luật Cạnh tranh năm 2004 và Nghị định số 06/2006/NĐ-CP, Nghị định số 05/2006/NĐ-CP, cơ quan quản lý cạnh tranh là Cục Quản lý cạnh tranh - tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh; còn Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập, có chức năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh.

Nếu xét dưới giác độ tố tụng cạnh tranh, thì Cục Quản lý cạnh tranh như cơ quan khởi xướng vụ việc. Nếu không có hồ sơ khiếu nại vụ việc, hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh không phát hiện có dấu hiệu vi phạm cạnh tranh thì có lẽ, Hội đồng Cạnh tranh cũng không thể phát huy hết chức năng của mình, hay nói cách khác, chức năng của Hội đồng Cạnh tranh có thể xem như là “chức năng phái sinh” từ chức năng của Cục Quản lý cạnh tranh.

Bất cứ một quá trình tố tụng nào, cho dù là hoạt động tư pháp hay hành chính, công tác điều tra đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần quyết định chất lượng kết quả của hoạt động xét xử, hay xử lý vụ việc trong tố tụng cạnh tranh. Khả năng chuyên môn, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghiệp của điều tra viên sẽ làm cho kết quả điều tra “tiệm cận” với sự thật, mang tính khách quan hay mang tính chủ quan áp đặt của người tiến hành điều tra. Các quy định pháp luật về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền đều đưa ra các con số tương đối: “Nếu có thị phần từ 30% trở lên”, “tổng thị phần từ 50% trở lên thị trường liên quan”, “tổng thị phần từ 65% trở lên thị trường liên quan”, “tổng thị phần từ 75% trở lên thị trường liên quan” hoặc như trong tập trung kinh tế “chiếm trên 50% trên thị trường liên quan”.

Các nhà khoa học thống kê đã xác định rằng, độ chính xác của kết quả điều tra thống kê phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó:

(i) Sai số do đăng ký, trong đó có:

- Sai số ngẫu nhiên là những sai số phát sinh một cách tình cờ, không có chủ định, không có bất kỳ sự sắp đặt trước nào của người điều tra, nó xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên. Loại sai số này chịu sự chi phối của quy luật số lớn, tức là nếu chúng ta điều tra càng nhiều đơn vị, các sai lệch ngẫu nhiên sẽ có khả năng bù trừ, triệt tiêu nhau làm cho sai số chung càng nhỏ;

- Sai số có hệ thống, có chủ định thường xảy ra do chủ định của người điều tra, người trả lời hoặc sai số một cách có hệ thống do lỗi của hệ thống đo lường, hệ thống thang đo được thiết kế không chuẩn xác,… Loại sai số này không chịu sự chi phối của quy luật số lớn, nên càng điều tra nhiều, khả năng xảy ra sai số càng lớn.

(ii) Sai số do tính đại diện chỉ xảy ra trong điều tra chọn mẫu. Nguyên nhân là do trong các cuộc điều tra này, người ta chỉ chọn một số đơn vị để điều tra thực tế. Các đơn vị này không đủ đảm bảo đại diện cho toàn bộ tổng thể, nên phát sinh sai số, ngay cả trong trường hợp lựa chọn số đơn vị để điều tra được thực hiện một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.

 Nói một cách chung nhất, sai số của kết quả điều tra là tất yếu, phụ thuộc vào tính chủ quan của người điều tra, thể hiện qua dung lượng mẫu, đặc trưng mẫu.

 Như vậy, việc điều tra, xác định “các ngưỡng” của các con số tương đối trên rất khó chính xác. Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh(3) chỉ xem xét dựa trên kết quả điều tra, chứ không thể biết được mức độ tin cậy của các số liệu điều tra. Tất nhiên, các điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, đồng thời còn chịu sự ràng buộc bởi thẩm quyền yêu cầu điều tra bổ sung của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh ; song nếu như Hội đồng Cạnh tranh được tham gia từ giai đoạn đầu của quá trình điều tra, thì kết quả điều tra sẽ rút ngắn hơn và “tự tin” hơn với quyết định xử lý vụ việc của mình. Một vấn đề cũng cần đặt ra là, mối quan hệ giữa Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh với điều tra viên, khi pháp luật quy định: “Điều tra viên vụ việc cạnh tranh phải tiến hành điều tra bổ sung theo yêu cầu bằng văn bản của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh”. Trong quan hệ pháp luật hành chính, có thể xảy ra mối quan hệ trực tiếp này không? Vì điều tra viên là công chức thuộc Cục Quản lý cạnh tranh và điều tra viên thực hiện nhiệm vụ cạnh tranh cụ thể theo quyết định của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh (5). Thiết nghĩ, nội dung này trong khoản 1 Điều 96 Luật Cạnh tranh năm 2004 cần được sửa đổi theo hướng: “Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh phân công điều tra viên vụ việc cạnh tranh phải tiến hành điều tra bổ sung theo yêu cầu bằng văn bản của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh”, nếu như về mặt tổ chức, cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh vẫn không có gì thay đổi như quy định pháp luật hiện hành.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, Hội đồng Cạnh tranh như cơ quan thực hiện thẩm quyền “tài phán cạnh tranh” của cơ quan hành chính nhà nước, thể hiện qua hoạt động của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh và bằng chính hoạt động của mình qua thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh. Việc tách bạch thẩm quyền khởi xướng vụ việc, điều tra với hoạt động xử lý theo pháp luật thực định, có lẽ nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan, độc lập giữa các hoạt động điều tra và xử lý. Tuy nhiên, công tác điều tra luôn chịu sự chi phối theo ý chí của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng Cạnh tranh sau khi kết thúc điều tra, trong phiên điều trần và cả trong khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nên sự độc lập, khách quan đó cũng chỉ dừng ở mức độ tương đối.

Về vấn đề này, chúng ta có thể học tập từ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp, trước đây công tác điều tra và xét xử trên lĩnh vực cạnh tranh vốn tách biệt ở 2 cơ quan: Tổng cục Cạnh tranh, tiêu dùng và trấn áp gian lận (DGCCRF) và Hội đồng Cạnh tranh (FCC). Luật LME (Luật về Hiện đại hoá nền kinh tế), thông qua ngày 04/8/2008 đã chuyển Hội đồng Cạnh tranh Pháp thành Cơ quan tối cao về cạnh tranh. Cơ quan cạnh tranh của Pháp từ nay sẽ hoạt động trong sự thống nhất tất cả các hoạt động điều tiết cạnh tranh (từ điều tra, chống độc quyền, kiểm soát tập trung, cho tới ra khuyến nghị và ra quyết định cho hưởng miễn trừ…);

Nếu học tập theo mô hình trên, chúng ta sáp nhập Cục Quản lý cạnh tranh với Hội đồng Cạnh tranh thành Cơ quan Tối cao về cạnh tranh, hoặc là Cơ quan cạnh tranh tối cao hoặc là một tên gọi khác, thì cơ quan này phải trực thuộc Chính phủ, không trực thuộc Bộ Công Thương như Cục Quản lý cạnh tranh hiện nay, có đầy đủ thẩm quyền của hai tổ chức hiện có. Điều đó, sẽ giải quyết được một số hạn chế như đã nêu, thúc đẩy quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh theo thẩm quyền cơ quan hành chính nhanh chóng, kịp thời.

2. Về xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh

Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm pháp lý như sau: (i) Chịu một trong các hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo hay phạt tiền; (ii) Có thể tiếp tục bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh; (iii) Có thể bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả (biện pháp khắc phục hậu quả) sau đây: Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; cải chính công khai; loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.

 Tuy nhiên, đoạn cuối của phần quy định các biện pháp khắc phục hậu quả, pháp luật quy định: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.” (7). Rõ ràng là, quy định này không thuộc biện pháp khắc phục hậu quả, mà được điều chỉnh trong pháp luật về dân sự, bởi lẽ, biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước áp dụng mang tính cưỡng chế nhà nước, được áp dụng nhằm khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng và hoạt động bình thường của xã hội (8). Do vậy, nên tách nội dung trên thành điều luật riêng, không thể đặt chung với khoản 3 Điều 117 Luật Cạnh tranh năm 2004 với lý do như đã phân tích ở trên.

Khác với cách ủy quyền lập quy cho Chính phủ, trong biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm đ khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và khoản 3 Điều 117 Luật Cạnh tranh năm 2004 không quy định thẩm quyền này cho Chính phủ. Tuy vậy, trong Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (sau đây gọi là Nghị định 120); về các biện pháp khắc phục hậu quả, ngoài các biện pháp đã được quy định trong Luật, còn quy định thêm 6 biện pháp, đó là: Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng; buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở; buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng; buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng; buộc khôi phục lại hợp đồng đã huỷ bỏ mà không có lý do chính đáng.

Như vậy, liệu việc quy định thêm các biện pháp khắc phục hậu quả khi chưa được ủy quyền có phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp chế: Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế; mọi chủ thể đều có nghĩa vụ phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và các đạo luật trong quan hệ với các văn bản pháp luật khác;  Đương nhiên, trong trường hợp này, Chính phủ cũng không thể tự đặt mình trên pháp luật. Cũng cần nhận thấy rằng, do biện pháp khắc phục hậu quả là biện pháp mang tính cưỡng chế của Nhà nước, nên pháp luật cạnh tranh của một số nước, như Canada, thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không giao cho cơ quan hành pháp, mà chỉ có cơ quan tư pháp, cụ thể là Tòa án mới có quyền này (10) . Đây là nội dung cần đặt ra trong quá trình sửa đổi Luật Cạnh tranh, nếu xét thấy các biện pháp khắc phục hậu quả trong Nghị định 120 là cần thiết để bảo vệ sự lành mạnh của thị trường, của các chủ thể khi tham gia thị trường và cả quyền lợi của Nhà nước, thì nên “luật hóa” bằng cách đưa vào trong Luật, để khắc phục tính pháp chế chưa được tôn trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật.

3. Về mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh

Về mức phạt tiền đối với các hành vi phạm pháp luật cạnh tranh, trong Nghị định 120 phân biệt hai cách thức khác nhau, dựa trên hành vi vi phạm:

(i) Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác không thuộc trường hợp kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành phạt tiền theo các mức cụ thể như theo quy định Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;

(ii) Đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể phạt tiền theo các mức cụ thể, nhưng tối đa đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm mới thành lập và hoạt động chưa đủ một năm tài chính, tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản này được xác định là tổng doanh thu của doanh nghiệp kể từ ngày thành lập cho đến ngày ra quyết định điều tra chính thức về hành vi vi phạm.

Như vậy, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm cụ thể như: Hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; tập trung kinh tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mức tiền phạt dựa trên hai yếu tố là số % được quy định đối với từng hành vi vi phạm và tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

Việc quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật trong “hiện tại” dựa trên cơ sở mức doanh thu của đối tượng vi phạm đã thực hiện trong “quá khứ”, có lẽ không phản ảnh đúng mức trách nhiệm pháp lý phải chịu tương xứng với tính chất, mức độ hành vi vi phạm - một trong những nguyên tắc cơ bản của việc xử lý vi phạm hành chính . Thiết nghĩ, nội dung này cần được nghiên cứu, quy định lại cho phù hợp theo hướng dựa trên hậu quả gây ra do hành vi vi phạm phạm luật của đối tượng vi phạm.

4. Về xử lý hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh

Pháp luật quy định cụ thể những trường hợp được bán dưới giá thành mà không bị coi là hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, đó là: (i) Hạ giá bán hàng hóa tươi sống; (ii) Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; (iii) Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ; (iv) Hạ giá bán hàng hoá trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật; (v) Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh; (vi) Các biện pháp thực hiện chính sách bình ổn giá của nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật về giá.

Các trường hợp hạ giá bán quy định nêu trên phải được niêm yết công khai, rõ ràng tại cửa hàng, nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời gian hạ giá. Còn các nếu không thuộc các trường hợp nêu trên coi như bị xác định bán hạ giá là hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Theo cách hiểu thông thường, bán hạ dưới giá thành là hành vi của những doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, nhằm chịu lỗ trong một thời gian nhất định, đến khi các đối thủ cạnh tranh thuộc các doanh nghiệp nhỏ không chịu nổi áp lực về giá thì họ bắt buộc phải lựa chọn: Thứ nhất, bán đúng giá để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, nghĩa là bán với giá cao hơn đối thủ cạnh tranh đưa ra, điều này dẫn đến thị trường sẽ không chấp nhận, hàng hóa sẽ bị lưu kho; thứ hai, bán hạ giá thấp hơn giá thành sẽ dẫn đến doanh nghiệp thua lỗ, và đến một thời điểm nhất định nào đó sẽ không đảm bảo cho việc tồn tại hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đến thời điểm đó, đối thủ cạnh tranh sẽ bù đắp các khoản lỗ bằng cách: Bán đúng với giá doanh nghiệp xây dựng hoặc tăng thêm do sự khan hiếm của hàng hóa nên thị trường phải chấp nhận; doanh số sẽ tăng thêm do không còn đối thủ sản xuất loại hàng hóa tương tự.

Như vậy, nếu xét tại thời điểm cạnh tranh không lành mạnh thì doanh nghiệp có hành vi vi phạm sẽ không có lãi, như đã phân tích nêu trên. Tuy vậy, để xử lý hành vi vi phạm này, pháp luật lại quy định ngoài việc bị xử phạt tiền, còn bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Thiết nghĩ, đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực này khó có thể che giấu; do vậy sẽ bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện hoặc các doanh nghiệp có liên quan sẽ khiếu nại ngay từ thời điểm bắt đầu đối tượng có hành vi vi phạm; do vậy, đề nghị bỏ quy định “tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm”, vì không cần thiết

Tạp chí Dân chủ & Pháp luật

Ths Lê Ngọc Thạch