Câu rút gọn là gì cho ví dụ năm 2024

Chào mừng em đến với chương trình siêu trí nhớ học đường, cô là Phạm Thị Ngọc Hoài đến thời

trường trung học cơ sở An Nhơn, hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một bài Tiếng Việt của tuần 20

chương trình Ngữ Văn 7 học kì 2 đó là bài “ Rút gọn câu”. Đến với bài này thì chúng ta có hai phần

quan trọng, một đó là phần tìm hiểu bài, thứ hai là phần ghi nhớ. Ngay bây giờ chúng ta sẽ đến với

phần đầu tiên, phần tìm hiểu thế nào là rút gọn câu. Cô có ví dụ thứ nhất sách giáo khoa trang 14 các

em nhận ra chúng ta có hai câu câu a học ăn học nói học gói học mở và câu b chúng ta học ăn học

nói học gói học mở. Chỉ nhìn thôi là các em đã nhận ra rằng câu trên là một câu tục ngữ và đã được

lược bỏ phần chủ ngữ, câu b này có đầy đủ các thành phần vậy tại sao trong câu a này lại không có

chủ ngữ có phải là cha ông ta đã quên để dễ hiểu hay không. Thật ra không phải các em ạ. “ Học ăn

học nói học gói học mở” là một cái câu tục ngữ và tục ngữ phải thật ngắn gọn để thể hiện những cái

kinh nghiệm được dùng chung cho tất cả mọi người. Vì thế cho nên trong trường hợp này chúng ta

có thể lược bỏ chủ ngữ ngụ ý hành động đặc điểm trong câu này dùng chung cho tất cả người Việt

Nam. Chúng ta sang hai cái ví dụ giữa 2 sách giáo khoa trang 15. “ Hai ba người đuổi theo nó rồi ba

bốn người sáu bảy người. Có hai câu, các em thấy câu thứ nhất nó có đủ thành phần hai ba người

làm chủ ngữ đuổi theo nó làm vị ngữ như cái phần in đậm là để lại bình luận bỏ mất phần vị ngữ vì

sao tác giả lại được bỏ phần vị ngữ bởi vì nếu chúng ta viết rồi ba bốn người sáu bảy người đuổi theo

nó thì sẽ bị lặp lại cụm từ đuổi theo nó vì thế để tránh lặp từ thì người ta rút gọn phần vị ngữ. Tiếp

theo trong câu “bao giờ cậu đi Hà Nội” trả lời ngày mai trong cái câu này ngày mai này nó là trạng

ngữ vì thế câu này được bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. Vậy tại sao tác giả lại lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị

ngữ. Vì nói vậy nó sẽ giúp cho cái câu của chúng ta gọn hơn thông tin đến người nghe người đọc một

cách nhanh chóng hơn như . Vậy chúng ta có thể đi đến kết luận rút gọn câu là gì câu rút gọn là câu

trong quá trình nói hoặc viết người ta lược bỏ một số thành phần ví dụ như là thành phần chủ ngữ vị

ngữ hoặc là cả chủ ngữ và vị ngữ. Tuy nhiên các em ạ đó là câu rút gọn cho nên dựa vào ngữ cảnh

người ta hoàn toàn có thể khôi phục lại các thành phần câu. Ví dụ trong câu thứ nhất học ăn học nói

học gói học mở khôi phục thành phần chủ ngữ chúng ta cũng có thể là em, mọi người, người Việt

Nam đều được. Hay như câu thứ hai này chúng ta hoàn toàn có thể khôi phục lại vị ngữ đó là rồi ba

bốn người sáu bảy người đuổi theo nó hoặc trong trường hợp này chúng ta cũng có thể khôi phục lại

cả phần chủ ngữ vị ngữ đó là ngày mai tớ đi Hà Nội. Đây là tìm hiểu thế nào là rút gọn câu các em ạ

trong phần tìm hiểu bài thì chúng ta đã đi được một phần đó là phần thế nào là rút gọn câu vậy thì

cái câu mà đã được rút gọn này người ta sử dụng như thế nào.

  1. Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo. Song, càng đuổi thì càng mất hút. Nhẫn lại tức điên lên. Con Tô sủa ẳng ẳng.

*Câu rút gọn:

– Quên cả đói, quên cả rét. (rút gọn chủ ngữ)

– Song, càng đuổi thì càng mất hút. (rút gọn chủ ngữ)

\=> Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ.

  1. Thật là tuyệt vời! Cả thành phố rực rỡ lên trong muôn ngàn ánh đèn màu từ các bảng hiệu, các dày đèn giăng mắc dọc ngang trước cái nhà hàng, rạp hát.

*Câu đặc biệt:

– Thật là tuyệt vời!

\=> Tác dụng: bộc lộ cảm xúc.

  1. Mưa. Gió. Bão bùng.

*Câu đặc biệt:

– Mưa.

– Gió.

– Bão bùng.

\=> Tác dụng: liệt kê, thông báo về sự tồn tại.

  1. – Cúc ơi, lớp nào lao động chiều nay?

– Lớp 5A!

– Các bạn ấy làm gì ?

– Trồng cây ở vườn trường.

* Câu rút gọn:

– Lớp 5A! (rút gọn vị ngữ)

– Trồng cây ở vườn trường. (rút gọn chủ ngữ)

\=> Tác dụng: đưa thông tin được nhanh.

Lưu ý: “Cúc ơi” không phải là câu đặc biệt. Nó chỉ là một thành phần phụ của câu (Chú ý dấu phảy)

  1. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

*Câu rút gọn:

– Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. (rút gọn chủ ngữ)

– Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. (rút gọn chủ ngữ)

\=> Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ.

*Câu đặc biệt:

Một giấc mơ thôi.

\=> Tác dụng: biểu đạt cảm xúc.

  1. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

*Câu đặc biệt:

– Than ôi!

– Lo thay!

– Nguy thay!

\=> Tác dụng: Biểu đạt cảm xúc.

  1. Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.

Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày.

Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Ðến bao giờ chết thì thôi.

*Câu rút gọn:

– Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. (rút gọn chủ ngữ).

– Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. (rút gọn chủ ngữ)

– Ðến bao giờ chết thì thôi. (rút gọn chủ ngữ)

  1. 30-7-50.

Chân đèo Mã Phục.

*Câu đặc biệt:

– 30-7-50.

– Chân đèo Mã Phục.

\=> Tác dụng: xác định địa điểm.

  1. Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hát vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.

*Câu đặc biệt:

– Mùa xuân!

\=> Tác dụng: xác định thời gian và biểu đạt cảm xúc.

  1. Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạc. Rồi tiếng chim mơ hồ gần xa.

Ngữ văn 7 thế nào là câu rút gọn?

Theo định nghĩa tại sách giáo khoa lớp 7 giải thích định nghĩa câu rút gọn có ghi như sau: "Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn".

Câu rút gọn là như thế nào?

1. Rút gọn câu là gì? Rút gọn câu là việc khi nói hoặc viết, chúng ta lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn mà vẫn giữ nguyên nghĩa khi câu đó được nói hoặc viết đầy đủ. Như vậy, tùy theo hoàn cảnh, mục đích nói hay viết mà chúng ta có thể lược bỏ những thành phần sao cho phù hợp.

Câu rút gọn và câu đặc biệt khác nhau như thế nào?

Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ. Câu rút gọn là câu đơn có đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ.

Thế nào là câu đặc biệt cho ví dụ?

- Câu đặc biệt là câu chỉ do một từ hay một ngữ làm thành, không xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ của câu. Câu đặc biệt có hình thức giống câu rút gọn. Ví dụ: - Mưa!

Chủ đề