Chân dung anh hùng liệt sỹ trần văn thọ

TP - Tại tỉnh Điện Biên, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh vừa tổ chức khánh thành công trình Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Thọ, trên địa bàn xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé.

Khởi công tháng 8/2014, công trình khu tưởng niệm được xây dựng trên tổng diện tích 1.200m2, bao gồm các hạng mục tượng đài, phù điêu, nhà tưởng niệm và các công trình phụ trợ khác.

Trong đó, điểm nhấn tượng đài là hợp khối với chân dung Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Thọ và 3 nhân vật đại diện cho nhân dân các dân tộc vùng biên giới. Tượng đài được tạc trên chất liệu đá tự nhiên, cao 6,5m, nặng 36 tấn.

Ngoài công trình ý nghĩa này, đã có một con đường ở thành phố Điện Biên và nhiều trường học ở huyện Mường Nhé mang tên Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Thọ.

MỚI - NÓNG

Chân dung anh hùng liệt sỹ trần văn thọ

Nhân chứng kể lại khoảnh khắc ớn lạnh trước vùng khói đen nơi máy bay rơi ở Quảng Nam

TPO - “Tôi thấy vùng khói đen nghịt trên bầu trời, khói cuồn cuộn, bao trùm không thể nhìn rõ máy bay. Cả xe lúc đó hốt hoảng vì lo cho những nhà dân ở bên dưới”, anh Bình, một nhân chứng vụ việc kể lại.

Chân dung anh hùng liệt sỹ trần văn thọ

Phi công đưa Su-22 vào vị trí an toàn và nhảy dù trước khi máy bay rơi

TPO - Chỉ huy Sư đoàn không quân 372 (Quân chủng Phòng không Không quân, đóng tại TP. Đà Nẵng) cho biết chiếc máy bay Su-22 bị rơi ở Quảng Nam thuộc biên chế của đơn vị. Khi phát hiện gặp sự cố, phi công đã đưa máy bay vào vị trí an toàn và nhảy dù trước khi máy bay rơi xuống và bốc cháy.

Chân dung anh hùng liệt sỹ trần văn thọ

ẢNH: Những khoảnh khắc đáng nhớ tại buổi trao học bổng Nâng bước thủ khoa 2023

TPO - Tại buổi trao học bổng, các gương sinh viên tiêu biểu trong học tập chia sẻ hành trình trau dồi tri thức, rèn luyện bản thân. Tựu trung, các bạn đều mang trong mình những nỗ lực không ngừng để chinh phục tri thức, thực hiện khát vọng tốt đẹp đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.

YBĐT - Ngày 25/10/2008, tỉnh, huyện đã long trọng tổ chức lễ truy điệu cho liệt sỹ Thọ ngay tại xã Việt Thành, quê hương anh và tên anh đã được trang trọng khắc lên dòng trên cùng của tấm bia lưu danh liệt sĩ xã Việt Thành.

Có một người con anh hùng của quê hương Việt Thành (Trấn Yên) đã kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu và anh dũng hy sinh vì dân vì nước đến nay vừa tròn 50 năm. Vậy mà, nhiều năm qua người dân quê hương anh chưa hề được biết đến. Năm nay vừa tròn 64 năm kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ 27/7, bài viết này xin được thay mặt người dân quê hương anh thắp một nén hương tri ân dành cho người nằm xuống vì non sông, đất nước.

Hành trình ngót nửa thế kỉ

Anh là Trần Văn Thọ, sinh năm 1935 ở xã Nỗ Lực nay là xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ). Cha mất sớm, đói khổ nên năm Ất Dậu (1945) gia đình tha hương đến xã Việt Thành (Trấn Yên - Yên Bái). 15 tuổi anh tham gia du kích và mới 17 tuổi đã dám trốn nhà trốn mẹ đi bộ đội. Biền biệt đến năm 1961 mới về phép được mấy ngày và cũng từ đó gia đình hoàn toàn bặt tin anh.

Mãi đến đầu thập niên 80 thế kỷ trước, một đồng đội của anh Thọ đã tìm về thăm gia đình ông Trần Văn Chí - anh trai của liệt sĩ Thọ. Pho tượng của anh là món quà họ mang theo để tặng cho gia đình như một kỷ vật của chiến tranh.

Khi nghe những đồng đội của anh kể lại tấm gương hy sinh anh dũng của con em mình cũng như việc anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND, cả nhà liệt sĩ Thọ đã lặng đi. Ông Chí - người anh trai của liệt sĩ Thọ cũng chỉ nghĩ rằng, tới đây em mình chắc sẽ có giấy báo tử về địa phương. Nhưng, thời gian qua đi, ông Chí cứ đợi mãi và linh cảm thấy điều gì đó không bình thường, ông đã đến nhiều cơ quan huyện, tỉnh hỏi về trường hợp em trai mình là liệt sĩ nhưng tất cả đều không tìm thấy hồ sơ hay bất cứ manh mối nào liên quan đến liệt sĩ Thọ.

Từ đó, phần vì tuổi già, phần vì kinh tế khó khăn, thông tin về nơi anh Thọ công tác, hy sinh cũng mờ mịt nên ông Chí đã có lúc muốn buông xuôi. Nhưng khi tuổi càng cao ông lại càng đau đáu trách nhiệm với người em của mình, nhất là khi ủy ban xã dựng bia lưu danh liệt sĩ mà không có tên em trai ông. Thậm chí việc người em của ông là liệt sĩ AHLLVTND cũng đã có không ít người bán tín bán nghi đã thôi thúc ông động viên con cháu phải làm sáng tỏ về sự hy sinh của em trai mình.

Và thật bất ngờ trong bối cảnh ấy, con gái ông ở Lào Cai vô tình đọc được một bài báo của tác giả Như Phong viết rõ về tên tuổi, đơn vị công tác, chiến công của chú mình. Mừng quá, chồng chị quyết định cùng em vợ tên là Hợi đi ngay đến Lai Châu theo địa chỉ trong bài báo. Trong sự tiếp đón ân cần của các cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu, Đồn biên phòng 4051, người nhà ông Chí đã được đưa đi thăm mộ của liệt sĩ Thọ và có được tất cả những xác nhận cần thiết về liệt sĩ Thọ.

Chân dung anh hùng liệt sỹ trần văn thọ

Bản sao danh hiệu Anh hùng LLVT của liệt sỹ Trần Văn Thọ do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 1/7/1967.

Về quê với những giấy tờ đó, gia đình chuyển ngay đến cơ quan chức năng của huyện Trấn Yên và tỉnh Yên Bái rồi mọi việc tiếp theo đã được các cơ quan triển khai với tinh thần trách nhiệm cao. Sau nhiều mối liên hệ với cơ quan chức năng ở Trung ương không thu được thông tin gì thì may mắn cũng đã đến khi Viện Thi đua khen thưởng Trung ương vẫn lưu giữ tấm danh hiệu AHLLVTND của liệt sĩ Trần Văn Thọ do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 1/7/1967 mà chưa được chuyển đến gia đình.

Ngày 25/10/2008, tỉnh, huyện đã long trọng tổ chức lễ truy điệu cho liệt sỹ Thọ ngay tại xã Việt Thành, quê hương anh và tên anh đã được trang trọng khắc lên dòng trên cùng của tấm bia lưu danh liệt sĩ xã Việt Thành. Ông Chí giờ đã 92 tuổi chỉ có nguyện vọng được đưa hài cốt liệt sĩ Thọ về Yên Bái như đơn đề nghị từ năm 2007, bởi nghĩa trang liệt sĩ Thọ đang yên nghỉ sắp phải di dời do nằm trong lòng hồ Thuỷ điện Lai Châu đang thi công.

Chiến công của người anh hùng

Ngay từ khi mới nhập ngũ, bước chân người lính trẻ Trần Văn Thọ đã đi khắp rừng sâu núi thẳm biên cương từ Lào Cai đến Lai Châu, Sơn La để tiễu phỉ. Hoạt động trong điều kiện vô vàn khó khăn nhưng anh luôn vững vàng, mưu trí hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bởi thế, những nơi như: Bát Xát, Sa Pa, Dào San, Mường Hum, Tà Mường… đều ghi dấu chiến công của anh cùng đồng đội và riêng anh đã bắt sống hai tên phỉ. Không chỉ tiễu phỉ, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chính quyền xã ở nhiều nơi còn rất non yếu nên anh đã hăng hái đi vào củng cố, xây dựng chính quyền cơ sở, kiên trì vận động nhân dân tin tưởng đi theo đường lối, chính sách của Đảng.

Vì thế, năm 1953, 1954 anh đều được bình bầu là chiến sĩ thi đua. Cuối năm 1958, anh chuyển sang làm công an vũ trang và được điều về điểm nóng Xính Phình, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu). Là điểm nóng bởi Xính Phình nằm ở ngã ba biên giới Việt-Trung-Lào (A - Pa - Chải) vô cùng hiểm trở và trong kháng chiến chống Pháp từng là hang ổ của tình báo, gián điệp, đặc vụ của Pháp, Mĩ, Tưởng cùng bọn phản động ở Lai Châu và nước bạn Lào. Trước thực tế đầy hiểm nguy này, anh Thọ vẫn thực hiện “ba cùng” với dân.

Ban ngày xuống các gia đình người Hà Nhì cùng làm việc và vận động đồng bào thực hiện đường lối của Đảng, lắng nghe ý kiến nhân dân, nắm bắt địa bàn nhưng đêm là lúc phỉ hoạt động, anh lại phải vào rừng để ngủ và mai phục trong đói rét. Nhà nào có người bị phỉ giết hại, anh tận tình giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và kết nghĩa anh em với họ. Vì vậy, bà con ngày càng tin tưởng ở anh để đi theo cách mạng.

Ý thức căm thù giặc trong nhân dân tăng lên mạnh mẽ, được nhân dân giúp đỡ, anh đã gọi hàng được 5 tên phỉ và khai thác những tên này, anh bắt được 6 tên đặc vụ của Tưởng Giới Thạch. Sau đó, anh còn lập hồ sơ bắt 7 tên phản động khác đi cải tạo đúng với tội trạng của chúng.

Nạn phỉ ở Xính Phình đã dịu đi, anh Thọ cùng lãnh đạo xã tập trung củng cố chính quyền, tích cực tuần tra biên giới, bảo vệ bản làng, thành lập chi bộ Đảng đầu tiên và dìu dắt nhiều thanh niên ưu tú trở thành cán bộ nòng cốt, trong đó có chị Chu Chèo Me là người yêu sắp cưới của anh. Sau này, vì những thành tích trong công tác, chị Me cũng đã vinh dự được gặp Bác Hồ.

Một thử thách mới lại đặt ra với anh khi Xính Phình có tới 100% đàn ông nghiện thuốc phiện, tỷ lệ này ở phụ nữ là trên 60%. Qua tìm hiểu và sâu sát địa bàn anh Thọ đã tìm ra nguyên nhân nghiện nhiều là vì người dân vẫn trồng cây thuốc phiện. Chữa bệnh gì cũng dùng thuốc phiện và anh rất buồn là khi vận động tiễu phỉ được dân ủng hộ bao nhiêu thì nay vận động cai nghiện mọi người phản đối bấy nhiêu.

Ai cũng nói: “Cai nghiện là chết đấy! Tao không cai đâu!”. Có kẻ còn mang súng ra dọa người vận động. Không lùi bước, anh cùng những thanh niên ưu tú vừa vận động vừa xây dựng điển hình cai nghiện để nhân dân làm theo. Rồi anh vận động cụ ông Lao Pờ và bà Lao Chang là người có uy tín trong xã cai nghiện trước.

Những ngày cụ Pờ cai nghiện, anh luôn ở bên động viên: “Bố thấy trong người làm sao thì nói với con nhé!. Rồi anh nắn bóp chân tay cho cụ mỗi khi cụ lên cơn nghiện. Thấy cụ Pờ cai được chỉ trong mấy tuần anh mừng vô cùng nhưng bỗng cụ lên cơn sốt nặng mấy ngày liền. Được thể, kẻ xấu tung tin: “Lão Pờ cai thuốc phiện nên sắp chết rồi!”. Người dân hoang mang vô cùng, anh Thọ vội về đồn mời quân y xuống khám cho cụ. Nguyên nhân cụ sốt cao là vì cụ hăng hái cai quá nên cơ thể đột ngột mất thăng bằng.

Một thời gian sau, già Pờ, bà Chang đều cai khỏi, người khoẻ khoắn hồng hào hẳn lên khiến nhiều người vững tin cai nghiện không chết. Riêng bà Chang đi đâu cũng nói: “Từ nay thằng con trai của tao không đói khổ nữa vì tao hết nghiện rồi!”. Nghe vậy, người người trong xã tự giác rủ nhau cùng nhau cai nghiện và chẳng bao lâu Xính Phình đã không còn người nghiện.

Anh Thọ hiểu rõ nguyên nhân về sự nghèo đói là do tập tục canh tác lạc hậu, nhưng phần cơ bản là do sự tranh chấp mùa vụ giữa thuốc phiện và ngô lúa. Người dân thường thu hái xong thuốc phiện mới trồng ngô lúa nên bị lỡ thời vụ mà không có năng suất.

Để thay đổi đời sống kinh tế, anh vận động dân bỏ trồng thuốc phiện và xây dựng hợp tác xã (HTX) để bà con được tương trợ sức lao động, thuận lợi trao đổi, học tập cách làm ăn mới. Xã được chia thành 5 HTX, riêng anh Thọ trực tiếp phụ trách HTX Phù Bì. Mặc dù phải chống chọi với những cơn sốt rét hành hạ nhưng anh vẫn ngày ngày lăn lộn cùng dân hăng say sản xuất.

Mỗi lần đi công tác xa, anh đều bỏ tiền của mình ra mua dụng cụ sản xuất và những loại giống mới, giống tốt về cho bà con… Thương người chiến sĩ không quản nắng mưa, bệnh tật lặn lội vì dân bản nên mọi người ra sức thi đua sản xuất. Riêng HTX Phù Bì do anh phụ trách, năm đầu tiên đã đạt trên 1 nghìn ki-lô-gam lương thực/người và được Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Cuộc sống đi lên, anh Thọ cùng dân xây dựng trường lớp cho con em đi học. Thật đáng mừng, nơi có tộc người Hà Nhì đi học đại học nhiều nhất bây giờ lại là nơi anh Thọ ngày xưa gieo mầm chữ. Nhưng tiếc thay, khi sự sống đang sinh sôi nơi tận cùng ngã ba biên giới Tây Bắc thì người anh hùng mà súng đạn quân thù phải khuất phục lại vĩnh viễn ra đi vào ngày 8/8/1961 vì cơn sốt rét ác tính là di chứng của những tháng năm nằm rừng tiễu phỉ.

Tiếc thương người con anh hùng đã gắn máu xương với quê hương mình, người dân Xính Phình đã lập bia ghi nhớ công lao của anh.