Chỉ số MCV cao khi mang thai

Hỏi

Chào bác sĩ. Em có thai 3 tháng, xét nghiệm máu MCV là 71.9, MCH 23.5. Bác sĩ nói thiếu máu, xét nghiệm của chồng MCV là 82.9, MCH là 27.5 vậy có sao không ạ? Nhờ bác sĩ đánh giá kết quả xét nghiệm MCH, MCV khi mang thai 3 tháng giúp em. Em cảm ơn.

Thuy (Hồ Chí Minh)

Trả lời

Bác sĩ chào em. Hai chỉ số xét nghiệm của em thuộc xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, mỗi chỉ số có khoảng tham chiếu riêng phụ thuộc vào tuổi và từng phòng xét nghiệm. MCV là chỉ số về kích thước trung bình hồng cầu, tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City giá trị tham khảo là 85  95 fl. MCV cao nghĩa là hồng cầu to, MCV thấp nghĩa là hồng cầu nhỏ.

MCH là nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giá trị tham khảo là 28-32pg, MCH thấp là hồng cầu nhược sắc. Kết quả xét nghiệm của hai em cả 2 chỉ số MCV và MCH đều thấp.

Trong thời gian mang thai có một nguyên nhân là thiếu máu thiếu sắt cũng gây hồng cầu nhỏ, nhược sắc. Với dữ liệu đó bác sĩ khuyên cả hai vợ chồng em đi khám chuyên khoa huyết học. Em có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được các bác sĩ huyết học sẽ tư vấn và yêu cầu em thực hiện thêm một số xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm điện di huyết sắc tố để loại trừ bệnh lý tan máu bẩm sinh di truyền.

Hi vọng với những Đánh giá kết quả xét nghiệm MCH, MCV khi mang thai 3 tháng sẽ giúp em hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe bản thân. Chúc em có một thai kỳ khỏe mạnh

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Na - Bác sĩ Huyết học - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Các nội dung tư vấn khác

  • Chỉ số máu bao nhiêu là bình thường đối với người tan máu bẩm sinh?
  • Bố mẹ có hồng cầu nhỏ thì con có nguy cơ mắc bệnh tan máu bẩm sinh không?
  • Có cần làm điện di huyết sắc tố chẩn đoán điều trị bệnh Thalassemia không?

Các bài viết cùng chủ đề

  • Các xét nghiệm tiền hôn nhân đánh giá nguy cơ con mắc bệnh Thalassemia
  • Làm thế nào để phát hiện bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh)?
  • Bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh): Khi nào cần đi khám? Làm sao để hạn chế?