Chỉ số trượt giá là bao nhiêu năm 2023 năm 2024

Rất nhiều người sử dụng BHXH có thắc mắc rằng nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, hay sau này hưởng lương hưu khi tính trên bình quân tiền lương đóng BHXH sẽ thấp hơn vì sự mất giá của đồng tiền và điều này người đóng tiền BHXH cảm thấy mình bị thiệt thòi.

Nhưng sự thật là Nhà nước đã ban hành các quy định để người lao động được hưởng các chế độ tương ứng với giá trị tiền đóng BHXH của thời điểm hiện tại, bằng cách nhân thêm hệ số trượt giá của BHXH. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi người cách tính trượt giá BHXH 1 lần mới nhất năm 2023.

Hệ số trượt giá BHXH được hiểu như thế nào?

Hay còn được gọi là tiền trượt giá BHXH. Đây là số tiền được tính dựa trên mức điều chỉnh thu nhập và tiền lương đóng hàng tháng cho bảo hiểm xã hội của người lao động bằng cách là nhân thêm một hệ số. Hiểu đơn giản hơn là tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước.

Chỉ số trượt giá là bao nhiêu năm 2023 năm 2024

Đây là hệ số mang ý nghĩa quan trọng để bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền, và để đảm bảo người tham gia BHXH được hưởng quyền lợi của mình. Mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH của người dùng sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội

Điều này sẽ góp phần làm giảm sự ảnh hướng xấu của lạm phát, đảm bảo người sử dụng BHXH được hưởng đầy đủ quyền lợi của bản thân.

Hệ số trượt giá là do Nhà nước ban hành được căn cứ trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ. Đây được coi là một trong các quy định để cải thiện chế độ cho người sử dụng bảo hiểm xã hội trước sự trượt giá của đồng tiền

Hệ số trượt giá chính là giải pháp kịp thời để giúp người lao động thích ứng với việc giá cả các loại mặt hàng trên thị trường ngày càng leo thang.

Tiền trượt giá hay còn được gọi là mức điều chỉnh tiền lương khi nhận bảo hiểm xã hội, theo quy định của nhà nước đã được áp dụng từ ngày 01/01/2018.

Tiền lương đã dùng để đóng bảo hiểm hiểm xã hội để làm căn cứ định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, trường hợp trên cách tính trượt giá BHXH 1 lần sẽ được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm=Tổng tiền lương tháng đã đóng xMức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội tương ứng từng năm

Mức bình quân thu nhập hàng tháng và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp 1 lần được tính theo công thức sau:

Chỉ số trượt giá là bao nhiêu năm 2023 năm 2024
Công thức tính mức bình quân thu nhập hàng tháng và tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

  • Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Luật bảo hiểm xã hội
  • Theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 của Luật bảo hiểm xã hội, mức thu nhập hàng tháng đóng BHXH tự nguyện là mức thu nhập tháng đóng tháng đã đóng BHXH tự nguyện.

Không chỉ căn cứ vào vào hệ số trượt giá để tính tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động, mà còn có thể tính được nhiều các khoản chi phí các như:

1: Tính mức bình quân tháng đóng BHXH (Mbqtl)

Chỉ số trượt giá là bao nhiêu năm 2023 năm 2024

2: Tăng mức lương hưu hàng tháng

Công thức tính lương hưu căn cứ theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mbqtl

3: Mức lương hưởng BHXH 1 lần

Mức hưởng BHXH 1 lần=(1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014) + (2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014)

Bảng hệ số trượt giá tiền lương tháng đóng BHXH năm 2023

Bên cạnh cách tính trượt giá BHXH 1 lần, thì người lao động cũng cần phải để tâm đến hệ số trượt năm 2023 là con số bao nhiêu.

Vào ngày 03/01/2023, Bộ lao động – Thương binh và xã hội đã quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập hàng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo thông tư 01/2023/BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 20/02/2023, nhưng những quy định về hệ số trượt giá thì phải áp dụng từ ngày 01/01/2023.

Từ đó, hệ số trượt giá sẽ được áp dụng dưới 2 dạng là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện theo 2 bảng dưới đây:

Chỉ số trượt giá là bao nhiêu năm 2023 năm 2024
Bảng 1: Đối với người sử dụng BHXH bắt buộc
Chỉ số trượt giá là bao nhiêu năm 2023 năm 2024
Bảng 2: Đối với người sử dụng BHXH tự nguyện

Từ đó có thể thấy, khi đồng tiền mất giá Nhà nước đã ban hành những điều luật về hệ số trượt giá để đảm bảo người lao động được hưởng đầy đủ quyền lợi của bản thân. Bên cạnh cách tính trượt giá BHXH 1 lần, NewCA chúng tôi còn gợi ý cho quý độc giả một số cách tính về hệ số trượt giá khác. Chúng tôi hy vọng bạn đã nắm rõ được về hệ số trượt giá và cách tính trượt giá BHXH 1 lần.

Tỷ lệ trượt giá là gì?

Hệ số trượt giá BHXH có thể hiểu là mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH, là hệ số giúp tạo ra được sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước đó để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH.

Hệ số BHXH là gì?

Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những căn cứ quan trọng để xác định chính xác nhiều khoản tiền BHXH, trong đó có lương hưu, BHXH 1 lần… Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số thông tin liên quan đến hệ số trượt giá BHXH năm 2024.

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

BHXH Việt Nam trả lời như sau: Theo quyết định 959/QĐ-BHXH quy định mức đóng BHXH cụ thể như sau: Mức đóng BHXH 26% trong đó: người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 18%. 18% đơn vị đóng bao gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là như thế nào?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.