Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ Nam 1939 có tác động như thế nào đến Việt Nam

Tóm tắt mục II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (Từ tháng 9 - 1939 đến tháng 6 - 1941)

Mục 1

1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (từ tháng 9-1939 đến tháng 9-1940)

- Ngày 1/9/1939: Đức tấn công Ba Lan.

- Tháng 9/1939 đến tháng 4/1940: Đức áp dụng chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh”, Đức chiếm được Ba Lan trong vòng 1 tháng. Anh, Pháp dù tuyên chiến với Đức, song không có hành động quân sự nào chi viện cho Ba Lan.

- Tháng 4/1940: Đức chuyển hướng từ phía Đông sang phía Tây, tấn công và chiếm hàng loạt các nước: Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan,...

- Tháng 6/1940: Đức tấn công Pháp, chính phủ Pháp do Pê-tanh đứng đầu làm tay sai cho Đức.

- Tháng 7/1940: Đức tấn công Anh nhưng thất bại.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 82 SGK Lịch sử 9

Đề bài

Tình hình Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì đáng chú ý?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 81, 82 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Tình hình chính trị

- Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phát xít Đức chiếm được Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng.

- Chính sách của Pháp ở Đông Dương thay đổi: ra sức vơ vét sức người, sức của dốc vào chiến tranh.

- Cuối tháng 9-1940, Nhật nhảy vào Đông Dương xâm lược nước ta, Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật để cai trị nhân dân ta.

- Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng hoạt động trở lại.

- Năm 1945, quân phát xít thất bại trên hầu khắp các mặt trận. Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, lợi dụng cơ hội đó quần chúng nhân dân sôi sục cách mạng, sẵn sàng Tổng khởi nghĩa.

* Tình hình kinh tế

- Chính sách của Pháp:

+ Pháp ban hành chính sách kinh tế chỉ huy, vơ vét của cải, nhân lực của nước ta phục vụ cho mục đích chiến tranh.

+ Tăng các loại thuế: thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,…

- Chính sách của Nhật:

+ Quân Nhật cướp đất của nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, thầu dầu phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.

+ Thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.

⟹ Sự câu kết thống trị của Nhật - Pháp đã gây ra nạn đói khủng khiếp cuối năm 1944 - đầu năm 1945, làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết. Các tầng lớp nhân dân bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Đông Dương với đế quốc, phát xít Nhật - Pháp trở nên sâu sắc.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 - Xem ngay

Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ Nam 1939 có tác động như thế nào đến Việt Nam
Nêu luật pháp nhà Nguyễn (Lịch sử - Lớp 7)

Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ Nam 1939 có tác động như thế nào đến Việt Nam

2 trả lời

Chiến thắng Ngọc hồi có ý nghĩa như thế nào (Lịch sử - Lớp 7)

1 trả lời

Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ Nam 1939 có tác động như thế nào đến Việt Nam

Hướng dẫn làm bài

  • Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939):
  •  Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy” ra sức bóc lột nhân dân ta bằng cách tăng thêm thuế, để chuẩn bị chiến tranh. Bọn cường hào,


địa chủ ở   địa phương cũng  nhân cơ hội  đó thi nhau vơ vét    để  làm giàu.  Cách mạng  Việt  Nam phải
đường đầu với bọn phản động thuộc địa đang tăng cường đàn áp khủng bố cách mạng, truy bắt những người yêu nước, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp nói chung, bọn phản động thuộc địa nói riêng trở nên sâu sắc.
- Mùa thu năm 1940. phát xít Nhật kéo quân vào Đông Dương, thực dân Pháp đã đầu hàng, dâng Đông Dương cho Nhật. Quân phiệt Nhật và thực dân Pháp cấu kết với nhau để cùng áp bức, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ. Giặc Nhật bắt nhân dân ta đóng thóc tạ theo đầu người, đi lính, đi phu, xây hào... phục vụ nhu cầu chiến tranh của chúng. Sự thống trị của Nhật - Pháp đã đẩy các tầng lớp nhân dân ta vào tình trạng đói khổ cùng cực. Mâu thuẫn dân tộc vốn đã gay gắt càng thêm sâu sắc và quyết liệt.
  • Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời chỉ thị cho cán bộ đảng viên nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, chuyển công tác từ thành thị về nông thôn, phát triển cơ sở cách mạng ở nông thôn đồng thời chú trọng cả đến đô thị.
  • Ngày 6/11/1939, hai tháng sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng được tổ chức, xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương độc lập. Tạm gác các vấn đề ruộng đất. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc kể cả các cá nhân yêu nước ở Đông Dương để chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chủ nghĩa phát xít, giành độc lập hoàn toàn ở Đông Dương. Nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Đông Dương nói chung đã đứng về phía nhân dân thế giới và quân Đồng minh cùng chống chủ nghĩa phát xít.
* Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (8-1945):
  •  Sau sự kiện 9/3/1945 khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, bản chị thị đã xác định kẻ thù duy nhất của nhân dân ta lúc này là phát xít Nhật. Từ tháng 3/1945 đến tháng 8/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước càng nổ ra mạnh mẽ. Nhận định chính xác tình hình, Đảng ta đã nhìn thấy rõ việc Nhật đầu hàng Đồng minh sắp sửa diễn ra nên gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa từng phần ở các địa phương để tiến tới Tổng khởi nghĩa.
  •  Ngày 14/8/1945, Chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện, ngay lập tức Hội nghị toàn quốc của Đảng ta đã nhận định kẻ thù chính của nhân dân ta đã bị đánh bại, chính phủ bù nhìn trong nước hoang mang điêu đứng. Hội nghị cũng đã chỉ rõ chúng ta phải tiến lên đánh đổ hoàn toàn quân Nhật ở giành chính quyền ngay khi quân Đồng minh chưa vào lãnh thổ nước ta. “Thời cơ ngàn năm có một” đã tới. Hội nghị quyết định tiến hành Tổng khởi nghĩa. Và Tổng khởi nghĩa đã diễn ra, quân ta nhanh chóng và dễ dàng giành thắng lợi và quyền làm chủ ở tất cả các địa phương chỉ trong vòng 15 ngày. Như vậy sự kiện Nhật đầu hàng Đồng minh chính là thời cơ trực tiếp để cho ta giành thắng lợi quyết định trong Tổng khởi nghĩa.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn