Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu canada năm 2024

1. Thông tin chung: Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) thông báo thay đổi quy trình nhập khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2 của Dự án Đánh giá và Quản lý thuế (CARM 2), dự kiến có hiệu lực từ tháng 5 năm 2022.

Cụ thể, CBSA yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu sang Canada đang bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) theo Đạo luật về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA) đăng ký Mã số doanh nghiệp (Business Number) và Tài khoản SIMA (SIMA Program Account).

Sau khi Dự án CARM 2 có hiệu lực, doanh nghiệp nhập khẩu vào Canada và doanh nghiệp xuất khẩu sang Canada muốn sử dụng giá trị thông thường, các khoản điều chỉnh giá xuất khẩu hay mức trợ cấp riêng biệt đối với từng lô hàng thì phải có Mã số doanh nghiệp và Tài khoản SIMA.

Nếu không, hàng hóa nhập khẩu sẽ không được hưởng thuế suất riêng rẽ trong các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp mà phải chịu mức thuế suất toàn quốc của biện pháp PVTM đang áp dụng.

Theo thống kê của Cục PVTM, Bộ Công Thương, hiện Việt Nam có 07 mặt hàng xuất khẩu đang bị Canada áp điều tra, áp dụng biện pháp PVTM. Chi tiết xem dưới đây.

2. Một số lưu ý

Cách thức đăng ký Mã số doanh nghiệp và Tài khoản SIMA:

- Hoàn thành Biểu mẫu RC1-19e và gửi tới địa chỉ email: [email protected] trước ngày 22 tháng 6 năm 2021.

- Cung cấp bản sao của các tài liệu sau (chỉ cung cấp các tài liệu tương ứng với hình thức pháp nhân của doanh nghiệp):

  1. Điều lệ thành lập doanh nghiệp;
  1. Thỏa thuận điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC)/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

- Cung cấp tên và địa chỉ email của người đại diện cho doanh nghiệp khai Biểu mẫu RC1-19e.

Chi tiết Thông báo của CBSA và Biểu mẫu RC1-19e xem dưới đây.

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Canada, Cục PVTM khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan đăng ký Mã số doanh nghiệp và Tài khoản SIMA với cơ quan chức năng của Canada trước thời hạn quy định.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Phòng Xử lý PVTM nước ngoài, Cục PVTM, Bộ Công Thương, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VOV.VN - Việt Nam vốn nổi tiếng với những sản phẩm như trà, cà phê, thủy sản và kim ngạch xuất khẩu vào Canada đang tăng. Nếu kết hợp được với các nhà phân phối tại Canada sẽ tạo nên quỹ đạo cùng hợp tác và phân phối hàng hóa rộng khắp.

Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu - Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) chiều 17/7 tổ chức Hội thảo trực tiếp và trực tuyến với chuyên đề: Triển vọng hợp tác thương mại hóa và dịch vụ giữa Việt Nam và Canada trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP. Hội thảo phân tích việc tận dụng các lợi thế cạnh tranh từ Hiệp định CPTPP, từ đó hỗ trợ các DN xuất khẩu Việt Nam tìm hiểu, khai thác thông tin, tập quán kinh doanh cũng như chính sách thương mại cập nhật từ thị trường Canada, tạo ra các cơ hội mở rộng kinh doanh - xuất khẩu.

Đánh giá về thị trường Canada, ông Đinh Sỹ Minh Lăng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, những năm qua kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng nông, thủy sản và sản phẩm công nghiệp của Việt Nam đang có sự tăng trưởng tại thị trường Canada. Tuy nhiên về quy mô cũng như tỷ trọng ngành hàng vẫn còn khá khiêm tốn. Dung lượng xuất khẩu vào Canada vẫn chủ yếu thuộc về các DN FDI, chiếm tới 60% khi họ tận dụng được các ưu đãi thuế.

Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu canada năm 2024

Hội thảo chuyên đề: Triển vọng hợp tác thương mại hóa và dịch vụ giữa Việt Nam và Canada trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP

Chỉ ra những yếu tố làm hạn chế kim ngạch xuất khẩu vào Canada theo ông Lăng chính là là vị trí địa lý, năng lực vận tải, chi phí logistics khiến sản phẩm của Việt Nam kém sức cạnh tranh. Trong khi các sản phẩm cùng loại tại những thị trường gần Canada có giá thành thấp, tỷ lệ chuyên môn hóa và tự động hóa cao nên tiết kiệm chi phí khiến giá thành giảm so với những sản phẩm của Việt Nam phải sử dụng nhiều nhân công, làm thủ công hoặc có sản lượng thấp hơn.

Mặt khác, thị trường Canada vẫn duy trì tỷ giá thấp để khuyến khích xuất khẩu, hoặc nước này thường xuyên điều tra, áp thuế chống bán phá giá ở mức cao khiến sản phẩm Việt Nam rất khó tiếp cận. Canada cũng có FTA với nhiều nước khác nên họ tận dụng những thị trường gần và thân với họ hơn. Canada đề cao các yếu tố bền vững về môi trường đối với sản phẩm dệt may, da giày như sản xuất xanh, sản xuất bền vững và bảo vệ môi trường, kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu carbon gây khó khăn cho sản phẩm của Việt Nam.

“Người Canada được đào tạo để nhận biết sản phẩm nhập khẩu có đảm bảo các yếu tố bền vững về môi trường, sản phẩm xanh cũng như các dấu vết carbon thấp để lựa chọn. Bên cạnh các tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế bằng 0, Canada còn đưa ra những cái tiêu chí về môi trường bền vững, nhất là các sản phẩm nông sản, nên bên cạnh các sản phẩm thế mạnh Việt Nam cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường bền vững”, ông Lăng khuyến nghị.

Coi trọng quy tắc xuất xứ hàng hóa

Đề cập đến những vấn đề pháp lý dành cho DN Việt Nam khi có định hướng xuất khẩu sang thị trường Canada, ông Nguyễn Trung Hiếu, Thạc sỹ, Luật sư, Tổng giám đốc công ty TNHH Bách Luật (LexNovum Lawyers) cho rằng, trước tiên DN cần tìm hiểu rõ quy tắc xuất xứ hàng hóa. DN dựa trên quy tắc này để có chiến lược, kế hoạch thu mua nguyên vật liệu để hoàn chỉnh sản phẩm theo đúng quy định trong Hiệp định CPTPP.

Đối với các DN nhập khẩu từ thị trường Canada, Luật sư Nguyễn Trung Hiếu lưu ý cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có thể được áp dụng từ năm 2024, sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP được 5 năm. Cơ chế này khá thuận tiện đối với sản phẩm nội khối, DN sẽ tự đưa ra xác nhận CO nộp cho cơ quan hải quan để được hưởng cơ chế ưu đãi. Tuy nhiên, DN cần lưu ý các DN xuất từ Canada phải có thực sự đủ uy tín, tin tưởng giúp DN sử dụng thông tin cung cấp cho các cơ quan hữu quan của Việt Nam để hưởng thuế suất ưu đãi.

“Khi thông tin sai lệch DN nhập khẩu có thể bị xem xét dưới góc độ hình sự liên quan đến hoạt động buôn lậu, trốn thuế để hưởng thuế suất ưu đãi. Do đó, DN cần yêu cầu đối tác nhập khẩu cung cấp và chịu trách nhiệm về các thông tin cung cấp, thậm chí đưa thêm 1 ngân hàng, đơn vị tài chính bảo lãnh để có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp xảy ra các phát sinh về mặt thông tin pháp lý. Đây là vấn đề hết sức trọng yếu nêu DN cần thiết lập cơ chế tự vệ khi nhập khẩu hàng hóa”, Luật sư Hiếu nêu rõ.

Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu canada năm 2024

Nhiều chuyên gia chỉ rõ những thách thức và cơ hội cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu khi xâm nhập thị trường Canada

Lưu ý đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam trước các đối thủ cạnh tranh tại Canada, ông Kevin Sullivan, Chủ tịch công ty Export Solutions International (Canada) cho biết, Canada và Việt Nam luôn ý thức là 2 thị trường cửa ngõ để hàng hóa đi vào các thị trường lớn là Bắc Mỹ cũng như ASEAN. Xu hướng hiện tại của thị trường Bắc Mỹ là các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam để làm nguyên liệu, sau đó họ sẽ đóng nhãn mác thành sản phẩm của họ, không còn là sản phẩm của Việt Nam.

Chính vì thế, các nhà xuất khẩu Việt Nam nên hợp tác với 1 DN sở tại Canada đã có sẵn mối quan hệ với hệ thống phân phối. Khi đó hệ thống phân phối sẽ hoàn thiện các quy trình thương mại hóa cho sản phẩm của Việt Nam tại thị trường Canada cũng như Bắc Mỹ, tạo ra đòn bẩy cho nhiều chủng loại sản phẩm khi xâm nhập thị trường một cách dễ dàng hơn.

“Việt Nam vốn nổi tiếng với những sản phẩm như trà, cà phê, thủy sản và kim ngạch xuất khẩu vào Canada đang tăng. Nếu kết hợp được với các nhà phân phối tại Canada sẽ tạo nên quỹ đạo cùng hợp tác và phân phối hàng hóa rộng khắp. Đây là cách thức dễ dàng nhất để DN đạt được thành công trong bối cảnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này còn nhiều khó khăn”, ông Kevin Sullivan đưa ra lời khuyên.