Chồng rượt đánh vợ xử lý như thế nào năm 2024

Từ xưa đến nay, vấn nạn bạo hành gia đìnhtrong cuộc sống vợ chồng là chuyện rất thường xuyên diễn ra trong xã hội. Việc chồng đánh đập vợ không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của nạn nhân mà tâm lý của người bị bạo hành cũng bị ảnh hưởng. Do đó, pháp luật đã có những chế tài xử phạt nhằm ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn này khỏi xã hội, bảo vệ cho những người phụ nữ trong hôn nhân. Vậy căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Bạo hành gia đình chồng đánh vợ bị xử phạt thế nào? Chồng thường xuyên nhậu xỉn về đánh đập vợ con có được xem là hành vi bạo lực gia đình không? Bạo hành gia đình chồng đánh vợ bị đi tù bao nhiêu năm?

Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Chồng thường xuyên nhậu xỉn về đánh đập vợ con có được xem là hành vi bạo lực gia đình không?

Anh V và chị H kết hôn được 5 năm. Thời gian đầu sau khi kết hôn hai vợ chồng rất yêu thương nhau. Tuy nhiên, trong một năm gần đây, anh V thường xuyên nhậu nhẹt với bạn bè rồi về đánh đập vợ con. Thậm chí có những hôm anh V còn đuổi vợ con ra đường. Vậy xét dưới góc độ pháp luật, hành vi chồng thường xuyên nhậu xỉn về đánh đập vợ con có được xem là hành vi bạo lực gia đình không, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Theo Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

– Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

– Cấm các hành vi sau đây:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

+ Yêu sách của cải trong kết hôn;

+ Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

+ Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

+ Bạo lực gia đình;

+ Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

– Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

– Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Trong đó hành vi bạo lực gia đình được quy định tại Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định như sau:

Chồng rượt đánh vợ xử lý như thế nào năm 2024
Bạo hành gia đình chồng đánh vợ

Hành vi bạo lực gia đình

  1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
  2. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
  3. Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  4. Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
  5. Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em; đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
  6. Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
  7. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  8. Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  9. Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
  10. Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
  11. Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
  12. Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
  13. Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
  14. Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
  15. Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
  16. Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật. Như vậy, chồng thường xuyên nhậu xỉn về đánh đập vợ con chính là hành vi bạo lực gia đình và bị pháp luật nghiêm cấm.

Mời bạn xem thêm: Khi nào phải làm hợp đồng mua bán

Vì làm ăn thua lỗ, công việc kinh doanh không thuận lợi, chồng chị B gần đây rất thường xuyên cáu gắt và nhậu nhẹt thâu đêm. Khi về đến nhà, chồng chị B thường xuyên dùng vũ lực đánh đập chị B khiến chị B bị thương tích rất nặng. Vậy trong tình huống này, căn cứ theo quy định hiện hành, Bạo hành gia đình chồng đánh vợ bị xử phạt thế nào, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình được quy định như sau:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  1. Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
  1. Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  1. Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
  1. Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.”

Theo đó, chồng nhậu xỉn đánh đập gây thương tích cho vợ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời buộc xin lỗi công khai khi vợ có yêu cầu và chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Chồng rượt đánh vợ xử lý như thế nào năm 2024
Bạo hành gia đình chồng đánh vợ

Bạo hành gia đình chồng đánh vợ bị đi tù bao nhiêu năm?

Bạo lực nói chung và bạo hành gia đình nói riêng là hành vi đáng lên án trong xã hội. Tuy theo từng trường hợp cụ thể mà việc chồng đánh đập, hành hung vợ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, Bạo hành gia đình chồng đánh vợ bị đi tù bao nhiêu năm, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình như sau:

“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
  1. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
  1. Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
  1. Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Đối với hành vi đánh đập vợ con thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Bên cạnh đó, cũng có thể bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.

Như vậy, chị có nhiều cách thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Và cách thức trên chỉ ở phương diện pháp lý bạn có thể dùng để tham khảo. Trong thực tế cách xử lý đối với những trường hợp trên thì còn tùy thuộc vào tính chất, mức độ, hành vi nữa.

Mời bạn xem thêm:

  • Dịch vụ đăng ký khai sinh khi không kết hôn tại Bình Dương
  • Dịch vụ làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bình Dương trọn gói
  • Dịch vụ đổi tên căn cước công dân tại Bình Dương uy tín

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Bạo hành gia đình chồng đánh vợ bị xử phạt thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Chồng đánh vợ thì xử lý như thế nào?

Như vậy, chồng đánh vợ gây thương tích có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, buộc xin lỗi công khai khi vợ có yêu cầu đối với các hành vi đánh đập của chồng.

Chồng đánh vợ là vi phạm gì?

1. Chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật hay không? Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Do vậy, hành vi chồng đánh vợ gây ra thương tích là hành vi vi phạm nghĩa vụ vợ chồng.

Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị xử lý như thế nào?

Như vậy, đối với hành vi vi phạm chế độ “một vợ, một chồng” sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định trên.

Bạo lực gia đình là vi phạm gì?

Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm mà người vi phạm có thể bị phạt hành chính hoặc nặng hơn là chịu trách nhiệm hình sự.