Chữ c và t trên que thử covid là gì

Sau khi xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 (test nhanh), bộ test hiện 1 vạch ở chữ C hay T mới đúng?

Theo PGS.TS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Bộ môn Nhi, Đại học Y dược kiêm Trưởng Đơn vị điều trị COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, thông thường C là vạch chuẩn, T là vạch kết quả. Tùy từng nhà sản xuất mà thời gian chờ có kết quả khác nhau. Người dân cần lưu ý đọc đúng theo thời gian nhà sản xuất quy định.

Một người sau khi test nhanh COVID-19, nếu xuất hiện 1 vạch hiện ở chữ C tức là người này âm tính SARS-CoV-2. Nếu trên bộ test ngoài chữ C còn hiện thêm vạch chữ T (dù đậm hay nhạt) thì người đó dương tính SARS-CoV-2.

Độ đậm nhạt của vạch chữ T có thể phản ánh người này mới nhiễm SARS-CoV-2 hay không và tải lượng virus đang nhiều hay ít. Theo đó, nếu vạch chữ T càng đậm thì lượng virus càng nhiều, ngược lại nếu nhạt thì chứng minh lượng virus trong cơ thể người nhiễm đang ít.

Chữ c và t trên que thử covid là gì

Các bước tự test nhanh tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm (buffer) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 2: Tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong hộ gia đình.

Bước 3: Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm (10 lần).

Bước 4: Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.

Bước 5: Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay (5 lần).

Bước 6: Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3 đến 5 giọt dung dịch trên vào giếng test (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Bước 7: Đọc kết quả sau 15 đến 30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sau khi tự lấy mẫu, người dân tự đọc kết quả theo hướng dẫn phân tích kết quả của nhà sản xuất.

Trường hợp âm tính (chỉ xuất hiện 1 vạch C): Kết luận mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả âm tính tại thời điểm xét nghiệm.

Trường hợp dương tính (xuất hiện cả 2 vạch C và T): Kết luận mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả dương tính bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên tại thời điểm xét nghiệm. Cuối cùng, người dân sẽ báo cáo kết quả và nộp lại khay test cho cán bộ y tế để tổng hợp.

Bộ Y tế khuyến cáo, bước tự lấy mẫu (bước 2) là bước quan trọng nhất để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm, người dân cần lấy mẫu đúng khu vực tỵ hầu, đồng thời cần đảm bảo thấm đủ dung dịch nếu không sẽ không đảm bảo thấm được dịch.‏ Khi lấy mẫu dịch tỵ hầu, người lấy mẫu cần đưa khoảng 3/4 chiều dài que lấy mẫu vào sâu bên trong mũi. Khi thực hiện đưa que lấy mẫu vào có cảm giác "sụp hầm" hay "sụp ổ gà" là thành công.

Còn với kỹ thuật ngoáy dịch mũi, người dân cần ngửa đầu về phía sau, cầm cán que, nhẹ nhàng đưa đầu bông vào lỗ mũi thứ nhất cho đến khi cảm thấy lực cản nhẹ và không còn nhìn thấy đầu bông, sâu khoảng 2cm. Sau đó, xoay que 3 lần và giữ yên 10 giây. Tiếp tục xoay và ngoáy đầu bông để lau toàn bộ thành trong và cuối khoang mũi cho đến khi đầu bông ướt hoàn toàn. Tiếp đó, chuyển đầu bông sang lỗ mũi thứ hai và lặp lại thao tác như trên. Sau đó, mọi người nhẹ nhàng xoay và rút que lấy mẫu ra.

Theo Bộ Y tế, mỗi bộ kit xét nghiệm nhanh sẽ có hướng dẫn sử dụng khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất. Người thực hiện cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi lấy mẫu.‏

Đồng thời kết quả test nhanh có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả, do đó nếu xét nghiệm có kết quả âm tính, người dân cũng không được chủ quan, nếu xét nghiệm dương tính, người dân phải bình tĩnh báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.‏

Ngoài ra, sau khi hoàn thành việc lấy mẫu, xét nghiệm và đọc kết quả, người dân cần cho tất cả vật dụng đã sử dụng vào trong túi dán kín lại, tránh vứt những dụng cụ xét nghiệm này trực tiếp vào thùng rác sinh hoạt của gia đình. Mọi người dân cũng cần chú ý vệ sinh, khử khuẩn tay các bề mặt liên quan theo đúng quy định.

Nhiều người cho rằng độ đậm nhạt của màu sắc trên que test nhanh COVID-19 tại nhà được xem là một trong những căn cứ để nhận biết bệnh nặng hay nhẹ. Điều này có đúng không?

Vạch T mờ là mắc COVID-19 mức độ nhẹ?

Số ca nhiễm COVID-19 cả nước những ngày qua tăng “chóng mặt” với hơn hàng trăm ngàn ca mỗi ngày. Do đó, nhu cầu test nhanh Covid-19 tại nhà cũng vì thế tăng cao.

Anh Nguyễn Văn Hưng (Hà Nội) sau khi tiếp xúc với F0 có triệu chứng ho, đau họng. Nghi ngờ mình mắc COVID-19, anh tự xét nghiệm nhanh, kết quả hiển thị 2 vạch, trong đó vạch T hiển thị mờ.

"Vạch T mờ có phải là mình mới mắc Covid-19, tải lượng virus ở mức độ thấp nên bệnh nhẹ?", anh Hưng băn khoăn.

Chữ c và t trên que thử covid là gì
Mẫu xét nghiệm nhanh hiển thị vạch T mờ của anh Hưng

Cũng giống như anh Hưng, chị Hoài Anh (Hà Nội) cho rằng vạch T mờ là mình bị bệnh nhẹ. Chị nhiễm COVID-19 từ ngày 21/2, sau đó cứ 3 ngày chị test lại 1 lần để xem mình đã khỏi bệnh hay chưa.

"Sau 3 ngày mắc COVID, tôi test xem vạch T đã mờ dần hay chưa, tôi nghĩ rằng nếu mờ tức là tôi sắp khỏi bệnh", chị Hoài Anh cho hay.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc xét nghiệm nhanh COVID-19 cho hiển thị vạch T mờ hay đậm không quan trọng, không nên dựa vào test nhanh để phán đoán diễn biến của bệnh.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trên xét nghiệm nhanh có hai vạch là vạch C và vạch T. C là chữ viết tắt của Control, có nghĩa là vạch test chuẩn của nhà sản xuất. Nếu vạch C không hiện tức là kit xét nghiệm bị lỗi, không sử dụng được, kết quả sai. Còn vạch T là từ viết tắt của Test, hiển thị khi có ghi nhận virus COVID-19.

Độ đậm nhạt của vạch kit test nhanh không nói lên bệnh nặng hay nhẹ

Bà Hoàng Thị Vân Anh - Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Điều trị bệnh nhân COVID-19 cho biết, việc test nhanh cho kết quả vạch mờ hay đậm phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có độ nhạy của kit xét nghiệm.

"Nhiều kit xét nghiệm có độ nhạy rất cao, dù tải lượng virus thấp nhưng cho lên vạch rất rõ. Cùng với mẫu dịch đó, với loại kit xét nghiệm khác sẽ cho vạch mờ hơn. Thêm vào đó, việc lấy mẫu test có đúng kỹ thuật hay không cũng quyết định đến kết quả test nhanh", bà Vân Anh thông tin.

Trong khi đó, theo một bác sĩ chuyên khoa y sinh học và dịch tễ, Học viện Quân y 103, nguyên tắc của xét nghiệm nhanh COVID-19 là xét nghiệm kháng nguyên tìm kháng thể.

Trên bề mặt của kit xét nghiệm nhanh là kháng thể, còn dịch tị hầu là kháng nguyên. Khi kháng nguyên nhận diện được kháng thể sẽ có chất để hiển thị màu. Đối với trường hợp nhiễm COVID-19 sẽ cho hiển thị 2 vạch - tức kết quả dương tính.

"Tuy nhiên, việc xét nghiệm nhanh COVID-19 cho hiển thị vạch T mờ hay đậm không thể hiện mức độ nhiễm bệnh. Xét nghiệm nhanh chỉ xác định có nhiễm bệnh hay không", vị bác sĩ này nói và lưu ý xét nghiệm nhanh hiển thị vạch T mờ có thể là dương tính giả.

Chữ c và t trên que thử covid là gì
Đọc kết quả test nhanh ở phút thứ 15 sau khi cho mẫu chiết vào ô nhận mẫu (Ảnh minh họa)

Còn một bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm vi sinh tại một bệnh viện TP.HCM cho biết, độ đậm nhạt tại vạch T không liên quan đến nồng độ virus trong cơ thể ít hay nhiều và càng không thể hiện được tiên lượng bệnh nặng hay nhẹ.

Theo đó, kit xét nghiệm hiển thị cả 2 vạch tại chữ C và T có ý nghĩa dương tính với COVID-19. Mỗi kit xét nghiệm đều có gắn chất khử, khi chất khử gặp mẫu bệnh phẩm chứa virus thì sẽ bị oxy hóa và hiển thị màu. Tùy theo mức độ phản ứng oxy hóa mạnh, nhẹ và điều kiện môi trường... sẽ ảnh hưởng đến độ đậm nhạt tại vạch T.

Tương tự, bác sĩ Dư Tuấn Quy - quyền trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho hay, dù kit xét nghiệm hiển thị hai vạch đậm hay nhạt đều thể hiện dương tính với COVID-19, nhưng lại không nói lên được nồng độ virus ít hay nhiều. Để biết được nồng độ virus thì phải làm xét nghiệm RT-PCR.

Lưu ý thời gian đọc kết quả test nhanh Covid-19

Bác sĩ chuyên khoa y sinh học và dịch tễ, Học viện Quân y 103 khuyến cáo, khi xét nghiệm nhanh, kết quả hiển thị trên xét nghiệm chỉ có giá trị trong 15 - 30 phút. Nhiều người sau khi test để đến 5 - 6 tiếng đồng hồ sau đó lên vạch T mờ, kết quả này là không chính xác.

"Nhiều người test nhanh tại nhà chưa đúng kỹ thuật, chưa lấy đủ dịch hoặc lấy sai cách khiến kết quả sai lệch. Người bệnh cần theo dõi sức khỏe, có triệu chứng của COVID-19 hay không.

Sau đó, nếu nghi ngờ nhiễm bệnh có thể xét nghiệm lại bằng 2 loại xét nghiệm khác nhau để khẳng định kết quả chính xác. Do xét nghiệm nhanh có độ nhạy nhất định, vì vậy khó tránh việc có thể dương tính giả", bác sĩ Học viện Quân y 103 chia sẻ thêm.

Chữ C và T trên que thử Covid là gì? Mặc dù nhiều người đã dùng bộ kit test nhanh Covid để phát hiện virus SARS-CoV-2 nhưng không phải ai cũng biết ký hiệu C, T trên que thử là gì, có ý nghĩa gì. Mời các bạn cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Chữ c và t trên que thử covid là gì

  • Chữ c và t trên que thử covid là gì

  • Chữ c và t trên que thử covid là gì

  • Chữ c và t trên que thử covid là gì

  • Chữ c và t trên que thử covid là gì

Chữ C và T trên que thử covid là gì?

Khay test Covid được làm bằng nhựa, hình chữ nhật, phía trên có 2 ký hiệu C và T, được dùng để hiển thị kết quả, giúp người dùng nhận biết mình có nhiễm virus hay không.

Bạn đang xem: Chữ C và T trên que thử test nhanh Covid là gì? Vạch đậm – nhạt có thể hiện bệnh nặng – nhẹ?

Chữ C:

Chữ C là viết tắt của từ Control line – vạch chứng. Nếu sau khi nhỏ dung dịch vào khay test mà xuất hiện vạch ở vị trí C thì có nghĩa là bạn âm tính tại thời điểm thực hiện, tức không bị nhiễm virus SARS-CoV-2.

Trường hợp vạch C mờ là do lượng dịch chiết mà bạn nhỏ vào ô nhận mẫu (S) là quá ít, không thể thấm và di chuyển đến vị trí này để phản ứng.

Chữ T:

Chữ T là viết tắt của từ Test line – vạch thử. Sau khi nhỏ dung dịch vào khay test mà xuất hiện vạch ở vị trí T thì có nghĩa là kết quả dương tính, tức là đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2.

Lưu ý: Nếu trên khay test không hiện 2 vạch hoặc chỉ hiện 1 vạch T thì có thể là quá trình test nhanh có sai sót hoặc que test không chuẩn. Lúc này bạn nên thực hiện lại.

Vạch đậm – nhạt khi test nhanh có thể hiện bệnh nặng – nhẹ?

Việc test nhanh cho kết quả vạch mờ hay đậm phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có độ nhạy của kit xét nghiệm. Vì vậy, vạch T càng đậm hoặc càng nhạt đều không thể hiện số lượng virus trong cơ thể nhiều hay ít nên mọi người không nên dựa vào test nhanh để phán đoán diễn biến của bệnh. Xét nghiệm nhanh chỉ giúp xác định có nhiễm bệnh hay không mà thôi.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Tổng hợp