Chủ thể trữ tình của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là ai

Ví dụ

Đề: Phân tích "Bài thơ Tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Giới thiệu Huy Cận. Một nhà lãng mạn trước cách mạng tháng Tám. Nhà thơ cách mạng sau cách mạng tháng Tám.
  • Sớm hòa nhập vào cuộc sống mới, trong chuyến đi công tác ở Hồng Gai - sáng tác bài "Đoàn thuyền đánh cá".
  • Đây là bài thơ có giá trị đặc sắc, đánh giá được sự thành công trong bút pháp của Huy Cận.

2. Thân bài

a. Cảnh đoàn thuyền ra khơi

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa"

  • Hoàng hôn trên biển - bức tranh kỳ vĩ - biển chợt đỏ rực sáng hồng "như hòn lửa" - ánh sáng chợt loé lên rồi tắt - cả vũ trụ buông màn - sóng "cài then","đêm sập cửa" → vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Lúc ấy: "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi" → Đánh cá trong thời điểm bất thường gặp nhiều khó khăn.
  • Người ngư dân vẫn cất cao tiếng hát tràn đầy niềm vui.
  • Bút pháp lãng mạn - sản phẩm của trí tưởng tượng. Câu thơ đẹp, ý thơ phong phú hơn.

b. Cảnh đoàn thuyền lao động trên biển.

  • Biển giàu có bởi nguồn tài nguyên phong phú

"Hát rằng cá bạc biển đông lặng ...

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi !

"

  • Cá được so sánh với những con thoi lao nhanh giữa biển, và vì quá nhiều cá tạo thành một "đoàn thoi" để "dệt biển" - trí tưởng tượng phong phú mang vẻ đẹp riêng của biển - Đoàn cá được nhân hoá thành người thợ dệt lưới "Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!"
  • Biển đẹp hùng vĩ và thơ mộng. Đánh cá trên biển như cuộc du ngoạn về đêm đầy lý thú.

"Thuyền ta ... biển bằng"

  • Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm - con người hoà vào vũ trụ, làm bạn với thiên nhiên → lời thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt bay bổng.
  • Biển sáng đẹp như một bức khảm đầy sắc màu lấp lánh với màu sắc của nhiều loại cá

“Cá nhụ, cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuối đen hồng”.

  • Bầu trời đầy trăng sao - ánh sao lùa vào vịnh Hạ Long "Đêm thở sao lùa nước Hạ Long". Bằng trí tưởng tượng và bút pháp lãng mạn bay bổng, Huy Cận đã gây cho ta sự cảm xúc bất ngờ.
  • Con người trên biển lao động rất hăng say nhiệt tình.
  • Muốn chinh phục được thiên nhiên, những con người mới không nề nguy hiểm, ngoài biển khơi, họ như những chiến sĩ "dàn thế trận". Làm việc vất vả nhưng lại rất lạc quan, họ đang cất cao tiếng hát gọi cá

"Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao"

  • Thật là lãng mạn. Đánh bắt cá mà chỉ cần hát là cá vào, lại có trăng cùng làm việc "gõ thuyền" gọi cá. Đó chính là niềm ước muốn khao khát chinh phục thiên nhiên.
  • Hình ảnh người ngư dân hiện lên thật đẹp - vẻ đẹp của người lao động mới.

"Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng".

  • Ta có thể hình dung được những bắp thịt cuồn cuộn nổi lên, làn da sạm nắng dày dạn gió sương, vẻ mặt tươi vui rạng rỡ → con người làm chủ thiên nhiên làm củ biển cả.
  • Biển lại rất ân tình: Cho ta cá như lòng mẹ nuôi lớn con người bao đời nay → cách so sánh gây xúc động lòng người.
  • Công việc đánh cá về đêm trên biển đã kết thúc thời hạn.

"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng".

  • Họ đã thu về kết quả tốt đẹp. Họ chuẩn bị chào đón một ngày mới.

c. Cảnh đoàn thuyền trở về.

  • Đoàn thuyền trở về lại cất cao tiếng hát chào mừng thắng lợi

"Câu hát căng buồm với gió khơi".

  • Con người đang cùng thiên nhiên đua tài "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời"
  • Cách nói khoa trương nâng con người lên tầm cao ngang bằng vũ trụ.
  • Đoàn thuyền trở về trong cảnh trời bừng sáng. "Mặt trời đội biển nhô màu mới" - sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người trong sức sống của một ngày mới.  Mỗi câu là một hình ảnh góp vào làm cho khổ thơ trở thành một bức tranh hùng vĩ và sống động - và đẹp nhất là hình ảnh "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"
  • Hình ảnh tượng trưng "mắt cá huy hoàng" đó là thành tích của một đêm làm việc cật lực, là hình ảnh tương lai rạng rỡ huy hoàng trong cuộc sống mới.

3. Kết bài

  • Bài thơ tràn đầy chất lãng mạn trữ tình tạo nên sức sống phơi phới lôi cuốn mọi người. Với sự sáng tạo độc đáo Huy Cận đã đưa người đọc bước vào cuộc sống mới tràn đầy niềm tin, phấn khởi.
  • Bài thơ luôn giữ được vị trí xứng đáng trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận – Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ( bài 3).. Cảm hứng trữ tình được diễn tả theo mạch thời gian: hoàng hôn – đêm trăng – và bình minh. Cảnh hình minh như một biểu tượng mang ý nghĩa: một thời đại huy hoàng đang mở ra phía trước, cuộc sống cần lao của nhân dân ta đang nở hoa.

     Viết về đề tài lao động, bài thơ “Bài ca vỡ đất” của Hoàng Trung Thông và bài “Đoàn thuyền đánh cá”  của Huy Cận… được người đọc yêu thích nhất. Huy Cận viết “Đoàn thuyền đánh cá” vào năm 1958, tại vùng biển Quảng Ninh phản ánh không khí lao động sôi nổi của nhân dân miền Bắc trong xây dựng hòa bình. Nhà thơ ca ngợi tinh thần lao động phấn khởi và hăng say của những người dân chài trên biển quê hương.

Cảm hứng trữ tình được diễn tả theo mạch thời gian: hoàng hôn – đêm trăng – và bình minh. Cảnh hình minh như một biểu tượng mang ý nghĩa: một thời đại huy hoàng đang mở ra phía trước, cuộc sống cần lao của nhân dân ta đang nở hoa.

 Hai khổ thơ đầu nói về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Cảnh biển vô cùng tráng lệ lúc hoàng hôn. Mặt trời được ví von với hòn than đỏ rực “hòn lửa” từ từ lặn xuống biển. Bầu trời và mặt biển “bao la như ngôi nhà vũ trụ trong khoảnh khắc phủ bóng tối mịt mùng. Những con sóng, như những chiếc “then cài” của ngôi nhà vĩ đại ấy. Cảm hứng vũ trụ, biện pháp tu từ so sánh ẩn dụ (hòn lửa, cài then) đã tạo nên những vần thơ đẹp, cho người đọc nhiều ấn tượng:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”.

Ngày đã chuyển sang đêm. Vừa lúc đó, đoàn thuyền ra khơi:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Không phải từng chiếc thuyền lẻ tẻ đi biển mà là cả một “đoàn thuyền”, một sức mạnh mới của cuộc đời đối thay. Chữ “lại” trong ý thơ “lại ra khơi” là sự khẳng định nhịp điệu lao động của dân chài đã ổn định, đi vào nền nếp trong hòa bình. Khúc hát lên đường vang động. Gió biển thổi mạnh. Cánh buồm no gió “căng” lên. Tiếng hát, gió khơi, buồm căng là ba chi tiết nghệ thuật mang tính chất tượng trưng diễn tả tinh thần phấn khởi, hăng say và khí thế ra khơi của ngư dân vùng biển.

Bốn câu thơ tiếp theo nói rõ về câu hát để làm nổi bật một nét tâm hồn của người dân chài. Tiếng hát cầu mong đi biển gặp nhiều may mắn:

“Hát rằng cá bạc, biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi !”

Chuyện làm ăn thường có nhiều may rủi. Ra khơi đánh cá, họ cầu mong biển lặng sóng êm, gặp luồng cá, đánh bắt được nhiều. Niềm ước mong ấy phản ánh tấm lòng hồn hậu của ngư dân từng trải qua nhiều nắng, gió, bão tố trên biển. Giọng điệu thơ ngọt ngào, ngân dài và vang xa: “Cá bạc”, “đoàn thoi”, “dệt biển”, “luồng sáng”, “dệt lưới!’ là những hình ảnh so sánh ẩn dụ rất sáng tạo đem đến cho người đọc bao liên tưởng thú vị về vẻ đẹp thơ ca viết về lao động.

Bốn khổ thơ tiếp nói về cảnh đánh cá một đêm trăng trên vịnh Hạ Long. Mỗi khổ thơ là một nét vẽ về biển trời sông nước trăng sao, trong đó con người hiện lên trong dáng vẻ khỏe mạnh, trẻ trung và yêu đời.

Hạ Long là một thắng cảnh bậc nhất của đất nước ta. Hạ Long một đêm trăng mang vẻ đẹp thần tiên. Huy Cận, với bút pháp lãng mạn tả cảnh đánh cá trên Hạ Long một đêm trăng bằng bao hình ảnh tuyệt vời.

Đoàn thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm phóng như bay trên mặt biển. Đến ngư trường “ dò bụng biển”, ngư dân khẩn trương lao vào công việc “dàn đan thế trận lưới vây giăng”. Cuộc đánh cá thực sự là một trận đánh. Mỗi thủy thủ là một chiến sĩ.  Con thuyền, mái chèo, lưới, ngư cụ khác đều trở thành vũ khí của họ.  Chữ “lướt” đặc tả  đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi thường: thiên nhiên cùng góp sức cùng  con người trên con đường lao động và khám phá. Nhịp thơ hối hả

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.

Quảng cáo

Những câu thơ tả đàn cá là đặc sắc nhất. Biển quê ta giàu có với nhiều loại cá quý, cá ngon nổi tiếng như tục ngữ đã nói: “Chim , thu, nhụ, đé”. Vận dụng sáng tạo cách nói của dân gian, ở phần trên, nhà thơ đã viết: “Cá thu biển đông như đoàn thoi”, ở đây lại miêu tả: “Cá nhụ, cá chim cùng cá đé”. Con cá song là một nét vẽ tài hoa. vẩy cá đen, hồng, lấp lánh trên biển nước lân tinh chan hòa ánh trăng “vàng chóe”. Cái đuôi cá quẫy được so sánh với ngọn đuốc rực cháy. Nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho vần thơ đẹp như một bức tranh sơn mài rực rỡ.  Bầy cá như những nàng tiên vũ hội:

“Cá nhụ, cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”.

Nhìn bầy cá bơi lượn, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm, mắt nhìn về xa. Câu thơ huyền ảo lung linh: “Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long”, như đưa người đọc đi vào cõi mộng. Phải có một tình yêu biển sâu nặng mới viết nên những vần thơ tuyệt bút như vậy.

Sung sướng nhìn đàn cá “dệt lưới”, những người dân chài cất lên tiếng hát ngọt ngào. Lần thứ hai tiếng hát vang lên trên biển. Tiếng gõ thuyền đuổi cá hòa cùng sóng biển. Vầng trăng soi xuống mặt biển, muôn ngàn ánh vàng tan ra theo làn sóng, vỗ vào mạn thuyền. “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”. Biển hào phóng cho nhân dân nhiều tôm cá, muối và hải sản… Biển “như lòng mẹ” đã nuôi sống nhân dân ta từ bao đời nay. So sánh biển với lòng mẹ để nói lên lòng tự hào của dân chài đối với biển quê hương. Giọng thơ ấm áp, chứa chan nghĩa tình:

“Biển cho ta cá như lòng mẹ,

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”.

Một đêm trôi nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say. Trên bầu trời sao đã thưa và mờ. Cảnh kéo lưới được miêu tả đầy ấn tượng. Những cánh tay rắn chắc kéo lưới “xoăn tay”. “Kéo xoăn tay” là một hình ảnh đặc tả động tác kéo lưới rất căng, khỏe và dẹp. Cơ man nào là cá mắc vào lưới như những chùm trái cây treo lủng lẳng. “Chùm cá nặng” là một hình ảnh ẩn dụ gợi tả được mùa cá. Khoang thuyền đầy ắp cá. Màu bạc của vẩy cá, màu vàng của đuôi cá “lóe rạng đông”.. Một lần nữa cho thấy nghệ thuật sử dụng màu sắc của nhà thơ rất điêu luyện, sắc cá dưới ánh trăng và sắc cá dưới áng rạng đông đều được miêu tả tuyệt đẹp:

“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”.

Khổ thơ cuối nói về cảnh đoàn thuyền trở về bến lúc rạng đông. Lần thứ ba, ngư dân trên đoàn thuyền lại cất cao tiếng hát – tiếng hát thắng lợi hân hoan. Con thuyền và mặt trời được nhân hóa. Thơ được cấu trúc song hành diễn tả nhịp sống khẩn trương:

“Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời,

Mặt trời đội biển nhô màu nắng”

Cánh rạng đông với hình ảnh “mặt trời đội biển…” nhô lên, tỏa ánh sáng chan hòa, một ”màu mới” bao trùm biển khơi. Đoàn thuyền phóng như hay về bên như cướp lấy thời gian, giành lấy thời gian. Biện pháp thậm xưng kết hợp với nghệ thuật hoán dụ trong việc tả “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” đã vẽ lên cảnh được mùa cá và cuộc sống hạnh phúc ấm no của nhân dân vùng biển. Bằng lao động và mồ hôi, họ đã viết nên bài ca cuộc đời.

”Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Nếu như trước đây, thơ Huy Cận thấm một nỗi buồn “vạn cổ sầu” vào vũ trụ và lòng người thì những bài thơ của ông từ năm 1945 đến nay, đặc biệt là bài “Đoàn thuyền đánh cá”-mang âm điệu ngọt ngào, niềm vui say mê và phấn chấn của nhân dân lao động đang làm chủ cuộc đời.

Qua thơ Huy Cận, chúng ta như được sống nhĩmg đêm trăng đẹp trên Hạ Long, ta tự hào, đất nước ta có trên ba nghìn cây số bờ biển; biển ta giàu có, bao la tiềm năng, dồi dào hải sản.

Cảnh đánh cá trên biển được miêu tả với cảm hứng lãng mạn. Lao động thật sự là niềm vui cuộc đời. Trong xã hội ta, cái đáng quý nhất là lao động, người đáng quý nhất là người lao động. Hình ảnh người dân chài trong bài thơ là hiện thân của sức sống cần lao. Họ cần cù, dũng cảm và chịu khó. Cuộc đời của họ đã gắn liền với sóng gió mưa nắng biển khơi, khai thác nhiều hải sản. Chính họ đã đem lại muối mặn và hương vị biển cho mọi gia đình gần xa, bữa cơm trở nên đậm đà với con tôm con cá. Cùng với nhà nông “một nắng hai sương”, những người dân chài đã cho ta bài học về đức tính cần cù, tinh thần lạc quan trong lao động.

Thật vậy, “Đoàn thuyền đánh cả” là một bài thơ hay. Những  nét vẽ về đàn cá biển, về người dân chài đánh cá, kéo lưới, ca hát… cho thấy một hồn thơ đẹp.

Trích:

Video liên quan

Chủ đề