Chủ tịch nước trần đại quang bao nhiêu tuổi

Cả đất nước và nhân dân Việt Nam vô cùng buồn thương khi nhận được tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào ngày 21/9/2018, hưởng thọ 62 tuổi. Trong thời gian giữ cương vị người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch luôn là người mẫu mực, thể hiện tốt trách nhiệm lớn lao của người đứng đầu nhà nước, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Chủ tịch nước trần đại quang bao nhiêu tuổi

Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, quê quán xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Trải qua một quá trình phấn đấu học tập và rèn luyện, hoạt động trong lực lượng Công an, năm 2003, đồng chí được thăng quân hàm Thiếu tướng An ninh Nhân dân và phong hàm Phó Giáo sư. Năm 2007, được thăng quân hàm Trung tướng An ninh Nhân dân. Năm 2009, được phong Giáo sư trong lĩnh vực khoa học an ninh. Năm 2011, được phong Thượng tướng; cuối năm 2012, được phong hàm Đại tướng Công an nhân dân.

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII (tháng 4/2016) đồng chí được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV (tháng 7/2016) đồng chí được bầu lại làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XI, XII; Đại biểu Quốc hội các khóa XIII, XIV. Trong suốt hơn 40 năm cống hiến, kể từ khi còn là cán bộ ở Cục Bảo vệ chính trị (Bộ Nội vụ, nay là Bộ Công an) cho đến khi giữ cương vị Chủ tịch nước, đồng chí là một đảng viên trung kiên, tấm gương sáng về tinh thần cống hiến vì sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của dân tộc Việt Nam; dù ở bất cứ vị trí, nhiệm vụ nào, đồng chí luôn sẵn sàng nhận, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch nước, đồng chí đã có nhiều đóng góp cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, từ cải cách tư pháp, bảo vệ an ninh quốc gia, đến mở rộng quan hệ quốc tế... góp phần đưa đất nước vươn lên vững chắc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng chí luôn quan tâm công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đồng thời đề ra nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ nhân dân, nông dân, người lao động nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Kế thừa sự nghiệp đổi mới do Ðảng lãnh đạo, phát huy những thành tựu quan trọng từ các lãnh đạo tiền nhiệm. Cùng với Ðảng, Nhà nước, nhân dân, đồng chí nỗ lực góp sức đưa đất nước vượt qua những thời điểm khó khăn, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ vững chắc an ninh, chính trị và chủ quyền đất nước... Qua đó, tạo nên sức mạnh to lớn của đất nước, đưa vị thế Việt Nam lên tầm cao mới.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang luôn chú trọng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng và đưa tiếng nói cử tri đến Quốc hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; thúc đẩy tiến trình cải cách tư pháp; quan tâm thực hiện chế độ, chính sách đối với các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, đồng chí đã góp phần xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Trên cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương, đồng chí chú trọng cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ hiến pháp, pháp luật, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho thế hệ mầm non, thế hệ trẻ - tương lai của đất nước với những hoạt động không ngừng nghỉ trong các dịp: Khai giảng năm học, hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tết Trung thu… Dù công việc bộn bề và sức khỏe hạn chế, Chủ tịch nước vẫn gửi những lời động viên, nhắn nhủ, bày tỏ tin tưởng, mong muốn thế hệ tương lai không ngừng học tập, rèn luyện và phấn đấu để làm rạng danh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong hoạt động đối ngoại, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có nhiều đóng góp quan trọng để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hơn 2 năm giữ cương vị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì khoảng 20 lễ đón chính thức Nhà vua, nguyên thủ các quốc gia thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, cùng với đó thực hiện gần 20 chuyến thăm cấp Nhà nước và tham dự các hội nghị đa phương ở nước ngoài. Chủ tịch nước cũng đã có hơn 1.000 cuộc tiếp khách đối ngoại, gặp gỡ song phương và rất nhiều chuyến công tác về các địa phương trong nước. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thúc đẩy hàng loạt các chuyến thăm, làm việc nối liền từ Đông sang Tây bán cầu, từ Campuchia, Cuba, Trung Quốc, Brunei, Nhật Bản, Singapore,… cho tới Nga, Belarus, Italy, Peru, Israel, Ấn Độ, Vatican, Madagascar, Ethiopia và Ai Cập… góp phần nâng tầm quan hệ hợp tác Việt Nam với các nước.

Sự kiện thể hiện dấu ấn rõ nét nhất đóng góp của Chủ tịch nước đối với hoạt động đối ngoại phải kể đến sự kiện Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện ngoại giao, kinh tế lớn nhất của đất nước trong năm 2017. Trong các cuộc tiếp xúc với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long… Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thể hiện vị thế của Việt Nam bằng việc khẳng định các quốc gia đối tác là bạn, là đối tác toàn diện với sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị, đồng thời bày tỏ mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam và các đối tác đang phát triển thực chất và hiệu quả. Thành công tốt đẹp về nhiều phương diện của APEC 2017 với sự chủ trì của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã làm rạng rỡ Việt Nam.

Trong ký ức của các nhà lãnh đạo thế giới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển và tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước. Nhận được tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, lãnh đạo nhiều nước đã gửi điện chia buồn tới Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến Chủ tịch nước, bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đi nhưng hình ảnh một vị nguyên thủ tận tâm vì công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước vững bước hội nhập quốc tế... luôn sống mãi trong lòng nhân dân. Với lòng tiếc thương đối với đồng chí, chúng ta nguyện nêu cao tinh thần đoàn kết, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HÐH đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ai sẽ làm chủ tịch nước?

Sau khi được Quốc hội khóa XV bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức theo quy định của Hiến pháp.

Khu lăng mộ Trần Đại Quang rộng bao nhiêu?

Khu mộ Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang ở tỉnh Ninh Bình rộng khoảng 55.000 mét vuông, theo một nhà văn vừa đến tận nơi. Liệu có còn chỗ chôn người chết?

Trần Đại Quang là con của ai?

Trần QuânTrần Đại Quang / Connull

Chủ tịch nước Trần Đại Quang ở đâu?

Thanh XuânTrần Đại Quang / Nơi từng sốngnull