Chuẩn đầu ra tin học USSH

Theo công văn số 635/QLCL-QLT ngày 10.5.2022 của Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM trở thành đơn vị trong hệ thống ĐHQG TP.HCM được cấp phép tổ chức Kỳ thi Đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (kỳ thi VSTEP). Theo đó, trường sẽ là nơi tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh VSTEP bậc 3, bậc 4 và bậc 5 tương đương với trình độ tiếng Anh B1, B2 và C1 theo Khung tham chiếu châu Âu.

Chuẩn đầu ra tin học USSH

Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24.1.2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhằm làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực cho tất cả ngoại ngữ được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được áp dụng cho các chương trình đào tạo, các cơ sở đào tạo và người học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chứng chỉ VSTEP bậc 3, bậc 4 và bậc 5 được công nhận rộng rãi ở các cơ quan, doanh nghiệp và có thể được sử dụng để xét điều kiện ngoại ngữ đầu vào và đầu ra của các chương trình đào tạo đại học và cao học trên phạm vi cả nước. Điều này giúp sinh viên các trường trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía Nam giảm bớt nỗi lo về áp lực thi chứng chỉ tiếng Anh trong quá trình học tập.

Bài thi tiếng Anh VSTEP bậc 3-5 bao gồm 4 phần thi Nghe, Nói, Đọc và Viết được thực hiện hoàn toàn trên máy vi tính. Với sự hỗ trợ chặt chẽ từ Trung tâm Khảo thí Quốc gia và sự giám sát nghiêm ngặt bởi Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), kỳ thi VSTEP bậc 3-5 là kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Anh uy tín hàng đầu tại Việt Nam. So với các kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh khác tại Việt Nam, kỳ thi cấp chứng chỉ VSTEP bậc 3-5 theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có điểm thuận lợi là nội dung các phần thi gắn liền với các nội dung kiến thức tiếng Anh tổng quát mà sinh viên các trường đại học và cao đẳng được học trong các chương trình đào tạo tiếng Anh không chuyên tại trường. Ngoài ra, một điểm thuận lợi nữa đó là lệ phí đăng ký tham dự thi kỳ này thấp hơn rất nhiều so với các kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Anh khác.

Chuẩn đầu ra tin học USSH

\n

Việc kỳ thi tiếng Anh VSTEP bậc 3-5 được cấp phép tổ chức thi tại Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp cho sinh viên trong và ngoài hệ thống ĐHQG TP. HCM có thêm một điểm thi chứng chỉ tiếng Anh uy tín, chất lượng và tiết kiệm hơn. Đặc biệt, các thí sinh là cán bộ, giảng viên và sinh viên thuộc các trường thành viên trong hệ thống ĐHQG TP.HCM sẽ được giảm lệ phí khi đăng ký tham dự kỳ thi tiếng Anh VSTEP bậc 3-5 tại Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM.

Theo kế hoạch, Trường ĐH KHXH&NV sẽ duy trì tổ chức kỳ thi tiếng Anh VSTEP bậc 3-5 hàng tháng tại cơ sở chính của nhà Trường tại địa chỉ 10-12 đường Đinh Tiên Hoàng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM. Đợt thi đầu tiên dự kiến được tổ chức vào ngày 24.8.2022.

Để biết thêm thông tin về kỳ thi, thí sinh có thể truy cập vào địa chỉ: http://thitienganh6bac.hcmussh.edu.vn hoặc liên hệ văn phòng Trung tâm Ngoại ngữ, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) tại:

Ước mơ là tài sản vô giá của tuổi trẻ, hãy dùng nó để mua lấy những mục tiêu cuộc đời. Nếu bạn có mong muốn trở thành phóng viên trong các lĩnh vực báo viết, báo hình, báo mạng, báo nói; giảng viên trong các trường đại học hay giáo viên cấp III; nhà nghiên cứu văn học; nhà biên kịch; biên tập viên tại các nhà xuất bản; nhà quản lí tại các đơn vị làm công tác văn hoá, nhà hoạt động xã hội trong các tổ chức chính trị, xã hội…, Khoa Văn học là nơi có thể chắp cánh cho những ước mơ đó của bạn.

Khám phá cơ hội tìm hiểu và học tập những tác phẩm văn học kinh điển của thế giới và Việt Nam, cơ hội gặp mặt những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng và những nhà nghiên cứu tên tuổi, cơ hội được tiếp cận một lĩnh vực học tập mới mẻ và hấp dẫn là Nghệ thuật học, tham gia các lớp học về Biên kịch Điện ảnh, cơ hội trải nghiệm niềm tự hào khi là một sinh viên Văn khoa Tổng hợp…

Ưu thế với điểm chuẩn đầu vào hàng năm dao động từ 18 đến 20 điểm, tỉ lệ chọn là khoảng 1/6, đây là một lựa chọn khá vừa sức để phần đông các bạn học sinh có thể thực hiện ước mơ giảng đường của mình.

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Văn học

+ Tiếng Anh: Literature

- Danh hiệu tốt nghiệp:            Cử nhân

- Thời gian đào tạo:                  4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Văn học

+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Literature

    -  Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

- Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành Văn học nhằm đào tạo cử nhân làm công tác nghiên cứu văn học và những lĩnh vực có liên quan đến văn học (giảng dạy văn học ở các bậc học THPT, cao đẳng, đại học; hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền thông; theo dõi và quản lí hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật).

- Mục tiêu cụ thể:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn học có khả năng nghiên cứu, bảo tồn di sản văn học dân tộc; có thể tham gia giới thiệu những nền văn học lớn trên thế giới vào Việt Nam và giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời, có thể tham gia trực tiếp vào đời sống văn học đương đại (phê bình, thẩm định sáng tác văn học đương đại phục vụ cho các cơ quan báo chí, xuất bản; giới thiệu văn học đương đại Việt Nam ra nước ngoài).

3. Thông tin tuyển sinh

Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chương trình đào tạo

Số TTTên học phầnSố tín chỉ  IKhối kiến thức chung
(không bao gồm học phần 7 và 8)16 1Triết học Mác - Lê nin3 2Kinh tế chính trị Mác - Lê nin2 3Chủ nghĩa xã hội khoa học2 4Tư tưởng Hồ Chí Minh2 5Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam2 6Ngoại ngữ B15  Tiếng Anh B15   Tiếng Trung B15 7Giáo dục thể chất4 8Giáo dục quốc phòng - an ninh8 IIKhối kiến thức theo lĩnh vực29 II.1Các học phần bắt buộc
(không bao gồm học phần 17)23 9Các phương pháp nghiên cứu khoa học3 10Nhà nước và pháp luật đại cương2 11Lịch sử văn minh thế giới3 12Cơ sở văn hoá Việt Nam3 13Xã hội học đại cương3 14Tâm lí học đại cương3 15Lôgic học đại cương3 16Tin học ứng dụng3 17Kĩ năng bổ trợ3 II.2Các học phần tự chọn6/18 18Kinh tế học đại cương2 19Môi trường và phát triển2 20Thống kê cho khoa học xã hội2 21Thực hành văn bản tiếng Việt2 22Nhập môn năng lực thông tin2 23Viết học thuật2 24Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng2 25Hội nhập quốc tế và phát triển2 26Hệ thống chính trị Việt Nam2 IIIKhối kiến thức theo khối ngành27 III.1Các học phần bắt buộc18 27Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 14  Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 14  Tiếng Trung Khoa học Xã hội và Nhân văn 14 28Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 25  Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 25  Tiếng Trung cho khoa học xã hội và nhân văn 25 29Khởi nghiệp3 30Nguyên lí lí luận văn học3 31Nghệ thuật học đại cương3 III.2Các học phần tự chọn9/39 32Nghệ thuật dân gian Việt Nam3 33Dẫn luận ngôn ngữ học3 34Hán Nôm cơ sở3 35Lịch sử Việt Nam đại cương3 36Báo chí truyền thông đại cương3 37Mỹ học đại cương3 38Nhân học đại cương3 39Phong cách học tiếng Việt3 40Văn học Việt Nam đại cương3 41Văn hóa, văn minh phương Đông3 42Quan hệ công chúng đại cương3 43Ngôn ngữ báo chí3 44Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội3 IVKhối kiến thức theo nhóm ngành15 IV.1Các học phần bắt buộc9 45Tác phẩm và loại thể văn học4 46Văn học dân gian Việt Nam5 IV.2Các học phần tự chọn (chọn một trong hai định hướng sau):6  Định hướng kiến thức chuyên sâu của ngành6/24 47Xã hội học nghệ thuật3 48Văn học Bắc Mĩ - Mĩ Latinh3 49Văn học Nam Á3 50Nhập môn phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học3 51Tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu văn học Việt Nam: lý thuyết và ứng dụng3 52Folklore và văn hoá dân tộc3 53Văn học Đông Bắc Á3 54Tổng quan văn học thế giới3  Định hướng kiến thức liên ngành6/15 55Hán văn Việt Nam3 56Giáo dục và khoa cử Việt Nam3 57Tiếng Việt trên các phương tiện nghe nhìn3 58Ngữ dụng học3 59Viết sáng tạo3 VKhối kiến thức ngành53 V.1Các học phần bắt buộc chung28 60Lí luận, phê bình nghệ thuật2 61Nhập môn nghệ thuật điện ảnh2 62Văn học Việt Nam thế kỷ 10 – 173 63Văn học Việt Nam thế kỷ 18 – 193 64Văn học Việt Nam từ 1900 đến 19453 65Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay3 66Văn học Trung Quốc4 67Văn học Châu Âu4 68Văn học Nga4 V.2Các học phần tự chọn6/22 69Huyền thoại học và huyền thoại Việt Nam2 70Nho giáo và văn học dân  tộc2 71Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trong lịch sử văn học Việt Nam2 72Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại2 73Truyện ngắn - lí thuyết và thực tiễn thể loại2 74Truyện thơ Đông Nam Á2 75Tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam2 76Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ 20 - một số khuynh hướng và đặc điểm2 77Thơ Pháp và những vấn đề lí luận2 78Những vấn đề văn học Trung Quốc đương đại2 79Toàn cầu hóa và văn học di dân từ đầu thế kỷ 20 đến nay2 V.3Các học phần bắt buộc theo hướng chuyên ngành (chọn 1 trong 4 hướng chuyên ngành sau):9  1.      Folklore và văn hóa đại chúng9 80Folklore và văn hóa đại chúng3 81Di tích văn hóa dân gian Việt Nam3 82Sự kiện văn hóa dân gian3  2.      Văn học Việt Nam9 83Văn học Việt Nam trong tiến trình hình thành căn tính dân tộc3 84Điển phạm trong văn học Việt Nam3 85Giới trong văn học Việt Nam3  3.      Văn học nước ngoài9 86Dịch văn học: Lý thuyết và ứng dụng3 87Nhập môn văn học so sánh3 88Lý thuyết phê bình văn học phương Tây hiện đại trong phân tích tác phẩm3  4.      Lý luận Văn học - Nghệ thuật9 89Chuyển thể kịch bản trong nghệ thuật điện ảnh3 90Văn học và các loại hình nghệ thuật khác3 91Những khuynh hướng cơ bản trong văn hóa nghệ thuật thế kỷ XX3 V.4Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp10 92Thực tập3 93Niên luận2 94Khoá luận tốt nghiệp5  Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp5 95Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam3 96Tiến trình vận động lí luận văn học2 

Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học ngành Văn học có thể đảm nhận các công tác như: sáng tác, làm báo, nghiên cứu, giảng dạy văn học tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan văn hoá, lưu trữ, thông tin, các cơ quan nhà nước, các tổ chức và đoàn thể xã hội có nhu cầu. Cử nhân ngành Văn học cũng có thể hoạt động trong lĩnh vực báo chí và xuất bản liên quan đến văn học nghệ thuật, theo dõi và quản lý hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật, tham gia sáng tác kịch bản điện ảnh, truyền hình, xây dựng và sáng tạo về nội dung trong hoạt động quảng bá, truyền thông v.v...

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Sau khi hoàn thành bằng cử nhân ngành Văn học, người học có thể đăng ký dự thi hoặc xét tuyển vào các chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ của Đại học Quốc gia Hà Nội (Ngành Báo chí, Ngành Ngôn ngữ học, Ngành Việt Nam học) cũng như các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước (về ngành Ngữ văn hoặc Văn học) theo quy chế tuyển sinh, đào tạo sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội.