Chương trình địa phương phần văn lớp 9 pp năm 2024

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

  1. 1. Việc sử dụng hàm ý cần những điều kiện nào? A. Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào lời nói. B. Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. C. Người nói hay người nghe có trình độ văn hoá cao. D. A, B đúng.
  2. 2. Câu in đỏ sau đây chứa hàm ý gì? Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào, thầy giáo nói với học sinh đó: - Rứa chừ là mấy giờ rồi? A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ. B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút. C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ. D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ?
  3. Phân biệt từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân. Trong các từ sau: mẹ, má, u, mạ từ nào là từ ngữ địa phương, từ nào là từ ngữ toàn dân? Trả lời: u: miền Bắc - Từ toàn dân: mẹ. - Từ địa phương: U, mạ, má mạ: miền Trung má: miền Nam
  4. - Từ ngữ toàn dân (từ phổ thông) được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong toàn dân và trong giao tiếp mang tính chính thức xã hội. - Từ ngữ địa phương: Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
  5. Bài tập 1: TRÒ CHƠI: Tranh tài Yêu cầu: Lớp học chia làm 3 đội, mỗi đội 2 nhóm. Trong thời gian là 3 phút, các nhóm thảo luận hoàn thành 3 câu a,b,c của BT 1 theo mẫu ở bảng dưới. 3 nhóm nhanh nhất sẽ được treo kết quả lên bảng và cử đại diện trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung và hoàn thiện đáp án. (Để khách quan các đội được bốc thăm chọn bài tập) Từ địa Từ toàn BT 1a BT 1b BT 1c phương dân trái quả
  6. Đồng hồ đếm giờ BT 1 BT 2 BT 3
  7. Tõ ®Þa phu¬ng Tõ toµn d©n Bài tập 1 thÑo sÑo Lặp bÆp l¾p b¾p ba cha m¸ mÑ ®©m trở nên kªu gäi Nhận xét về ®òa bÕp ®òa c¶ mối quan hệ nãi træng nãi trèng kh«ng giữa từ địa v« vµo lui cui lói hói phương và giùm giúp từ toàn dân? dáo dác nháo nhác
  8. Bài tập 2/ trang 98 Nhận xét về mặt ngữ âm ngữ nghĩa Hiện tượngcủa đồng 2 từâm “kêu” khác ở nghĩa giữa từ địa phương và từBT toàn 2 dân
  9. 51 36 2 4
  10. Bài tập 3 - Không cây, không trái không hoa Có lá ăn được, đố là lá chi. (Câu đố về lá bún) - Kín như bưng lại kêu là trống Trống hổng trống hảng lại kêu là buồng.(Câu đố về cái trống và buồng cau) Từ địa phương Từ toàn dân trái quả chi gì kêu gọi trống hổng trống hảng trống huếch trống hoác (trống rỗng)
  11. Bài tập 5/ SGK/99 a. Có nên để bé Thu dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao? b. Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ địa phương? - Không nên để bé Thu dùng từ toàn dân thay cho từ địa phương. Vì bé Thu còn nhỏ, chưa có nhiều vốn từ toàn dân tương ứng. - Trong lời kể của tác giả có từ địa phương để tạo sắc thái vùng miền, địa phương cho tác phẩm.
  12. THẢO LUẬN CẶP ĐÔI 2 PHÚT Từ các bài tập 1, 2, 3,5 nhận xét về vai trò của từ ngữ địa phương đối với vốn từ ngữ Tiếng Việt ? - Tạo sắc thái riêng biệt cho văn hoá của mỗi vùng miền. - Làm phong phú vốn từ ngữ tiếng Việt.
  13. Xem video – Trả lời câu hỏi Sử dụng từ địa phương như thế nào cho hợp lý?
  14. GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ “Chửi cha không bằng pha tiếng” “ Nhại giọng người ta còn tệ hơn là chửi cha của chính họ”. (Từ điển tục ngữ Việt- tr.225 của Nguyễn Đức Dương - NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2010)
  15. Bài tập củng cố Tìm từ ngữ địa phương hoặc từ ngữ toàn dân tương ứng với các từ sau: đi mô rứa, quả dứa, tía, đậu phộng, lợn, mừng tuổi, trốc, trốc cúi, . Bằng cách điền từ tương ứng
  16. Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân 1. (đi) mô rứa (đi )đâu đấy 2. trái thơm, trái khóm quả dứa 3. tía bố, cha 4. đậu phộng lạc 5. heo lợn 6 lì xì mừng tuổi 7. trốc đầu 8. trốc cúi đầu gối
  17. Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thơ, văn, có sử dụng từ ngữ địa phương Nam bộ.
  18. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Hoàn thiện các bài tập vào vở; sưu tầm thơ, văn có sử dụng từ địa phương. * Bài mới: soạn bài Những ngôi sao xa xôi + Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm + Chia bố cục + Trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản + Tìm hiểu về những người nữ thanh niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mỹ
  19. TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC. XIN CẢM ƠN!
  20. B¶ng tæng hîp (Bài tập 4) Tõ ®Þa phu¬ng Tõ toµn d©n Tõ ®Þa phu¬ng Tõ toµn d©n thÑo sÑo giïm gióp Lặp bÆp l¾p b¾p tr¸i qu¶ ba cha chi g× m¸ mÑ trèng hæng , trèng huÕch, trèng ®©m trở nên trèng h¶ng ho¸c kªu gäi ®òa bÕp ®òa c¶ nãi træng nãi trèng kh«ng v« vµo lui cui lói hói
  • 1. PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN . A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Đại văn hào Nga M.Gorki đã nói: “Văn học là nhân học”. Câu nói quả không sai. Học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn con người và quan trọng hơn là học cách làm người. Đây cũng chính là đích đến cuối cùng của môn Ngữ Văn. Vậy làm người như thế nào? Trước tiên phải dạy cho học sinh biết yêu gia đình và quê hương – nơi chôn rau cắt rốn của mình và từ đó bồi đắp tình yêu dân tộc. Để làm được điều này, một phần nhờ những tiết dạy chương trình địa phương trong môn Ngữ Văn. Giảng dạy chương trình địa phương là một yêu cầu được đặt ra cho một số môn học trong đó có môn Ngữ văn. Việc Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành phân phối chương trình giảng dạy phần văn học địa phương vào chương trình cấp THCS đã mở ra một cơ hội để văn học địa phương được giới thiệu với mục đích gắn kết những kiến thức học sinh được học trong nhà trường với những vấn đề đang đặt ra cho cộng đồng (dân tộc và nhân loại) cũng như cho mỗi địa phương. Đồng thời giúp giáo viên và học sinh khai thác, bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về văn học địa phương, làm phong phú và làm sáng tỏ thêm chương trình chính khóa. Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương. Đồng thời chương trình địa phương Ngữ văn cũng góp phần giáo dục lòng tự hào về quê hương, xứ sở của mình (theo những tiêu chí của người biên soạn sách).Chương trình Ngữ văn địa phương là một nội dung mới đòi hỏi mỗi giáo viên tự soạn chương trình và lên lớp. Giáo viên rất khó khăn trong việc chọn văn bản giảng dạy sao cho đáp ứng các yêu cầu tích hợp Văn, Tiếng việt, Tập làm văn. Trong chương trình THCS phần chương trình địa phương gồm các tiết cụ thể như sau: Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tiết 70: Chương trình địa phương ( phần văn) Tiết 69: Chương trình địa phương ( phần Tiếng Việt) Tiết 31: Chương trình địa phương ( phần Tiếng Việt) Tiết 40: Chương trình địa phương ( phần Văn) Tiết 71:Chương trình địa phương ( phần văn) Tiết 74: Chương trình địa phương ( phần Văn và Tập làm văn) Tiết 52: Chương trình địa phương ( phần Văn) Tiết 63: Chương trình địa phương ( phần Tiếng Việt) Tiết 87: Chương trình địa phương ( phần Tiếng Việt) Tiết 134-135: Chương trình địa phương ( phần văn và Tập làm văn) Tiết 92: Chương trình địa phương ( phần Tập làm văn) Tiết 102: Hướng dẫn chuẩn bị cho Chương trình địa phương phần Tập làm văn ( làm ở nhà). Năm học 2014 -2015 1
  • 2. PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN . Tiết 139: Chương trình địa phương ( phần văn) Tiết 138-139: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Tiết 121: Chương trình địa phương ( phần văn) Tiết 133: Chương trình địa phương ( phần Tiếng Việt) Tiết 137: Chương trình địa phương ( phần Tiếng Việt) Tiết 143: Chương trình địa phương ( phần Tập làm văn) Các nội dung trong bài “Chương trình địa phương" góp phần nâng cao kiến thức, hiểu biết về quê hương cho học sinh, từ đó hình thành cho các em tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương của mình. Mặt khác từ những liên hệ thực tế rất gần gũi đã tạo được hứng thú mới cho học sinh học môn Ngữ văn, một môn học mà do xu hướng phát triển của xã hội một số em rất lơ là việc học. Tuy nhiên trong thực tế dạy học bài “Chương trình địa phương” mặc dù các giáo viên đã nỗ lực cố gắng kết hợp các phương pháp giảng dạy và kĩ thuật dạy học tích cực vào bài giảng nhưng bên cạnh một số kết quả đã đạt được thì tiết học vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết tính tích cực và khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh. Đây là một vấn đề tương đối khó với thầy và trò từ trước tới nay mỗi khi tiếp cận các tiết học về chương trình địa phương bởi sách giáo khoa chỉ nêu ra một số gợi ý có tính chất định hướng cho các vùng, miền và tài liệu tham khảo dạy chương trình địa phương còn thiếu, sách giáo viên không biên soạn các tiết học này. Thực trạng dạy và học chương trình địa phương vẫn còn tồn tại không ít băn khoăn đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm lấy cách đi riêng của mình để hoàn thành tiết dạy theo quy định. Nhưng không phải tất cả giáo viên đều làm được như thế.Có giáo viên thực hiện theo đúng yêu cầu của sách giáo khoa, thậm chí có những tiết học chương trình địa phương là thời gian thầy và trò làm việc khác… Một vấn đề băn khoăn được đặt ra là làm sao biên soạn một tiết dạy phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS, mang tính đặc trưng cao và tất nhiên phải có giá trị thẩm mĩ và phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học. Vì vậy, trong năm học 2014-2015, tôi đã “ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS ” để đem lại kết quả dạy và học tốt nhất cho cô và trò ở trường và mong rằng bằng một vài kinh nghiệm của mình sẽ góp phần nhỏ vào việc giảng dạy chương trình địa phương Ngữ văn ở trường THCS . II. Mục đích nghiên cứu: - Nhằm giúp giáo viên và học sinh THCS có tài liệu tham khảo để xây dựng giáo án và dạy các bài chương trình địa phương Ngữ văn. - Bổ sung kiến thức đang học cho học sinh, thay đổi hình thức học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Năm học 2014 -2015 2
  • 3. PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN . - Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý, tự hào, giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương. III. Phương pháp nghiên cứu: - Phân tích và tổng hợp - Thống kê - Sưu tầm tư liệu - Trò chơi IV. Kết quả cần đạt: Sau năm năm dạy học Ngữ văn theo chương trình mới và đặc biệt năm học 2014-2015 với việc “ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS ” thì tôi thấy học sinh trong từng tiết học văn học địa phương tôi dạy đã chủ động hơn trong việc nắm bắt kiến thức, các em tích cực tham gia vào các hoạt động trong tiết học, tham gia đóng góp xây dựng bài hơn, không khí lớp sôi nổi hẳn lên vì các em làm việc độc lập, suy nghĩ, thảo luận, trình bày ý kiến trước lớp, phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của bản thân mình. Đây là điều mà cả giáo viên và học sinh hiện nay và mai sau đang hướng tới. V. Phạm vi đề tài: Trong cấu trúc nội dung chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS tôi xin lấy nội dung tiết dạy chương trình địa phương Ngữ văn 8 kì II (phần tập làm văn) để trình bày. B. NỘI DUNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THCS . I. Cơ sở thực tiễn và lí luận. 1. Cơ sở lí luận Mục tiêu giáo dục THCS - theo điều 23 luật Giáo dục là: “Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của Giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thong cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông hoặc đi vào cuộc sống lao động”.Để quá trình học đạt kết quả tốt thì việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học ở phía giáo viên sao cho học sinh giữ được vai trò chủ động sáng tạo, tự tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên là rất cần thiết. Trong những năm gần đây hoạt động đổi mới phương pháp dạy học diễn ra rất sôi nổi ở các trường học với các môn học khác nhau trong đó có môn Ngữ văn- một môn học mà nhiều học sinh cảm thấy sợ . Môn văn có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, đây là môn học góp phần giáo dục quan điểm , tình cảm, tư tưởng cho học sinh. Học tốt văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Năm học 2014 -2015 3
  • 4. PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN . Môn văn trong trường THCS chia làm ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn trong đó có nhiều tiết dạy chương trình địa phương. Và năm học 2014- 2015 là năm Bộ giáo dục đào tạo tiếp tục khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Học sinh lớp 8 chủ yếu nằm trong độ tuổi 14. Tâm sinh lí của chúng có nhiều thay đổi đặc biệt là khả năng cảm giác và tri giác sự việc đã được năng lên rõ rệt so với khi mới bước vào cánh cửa của trường THCS. Khả năng tri giác sự việc của học sinh phát triển rất mạnh. Nó thể hiện ở chỗ học sinh đã có khả năng đặt ra cho mình mục đích, kế hoạch nhiệm vụ quan sát và biết phân tích tổng hợp đối tượng tri giác có chủ định. Đặc biệt, có học sinh có thể tri giác phân biệt sự việc một cách tinh tế, sâu sắc và bao quát. Nắm được tâm lí của học sinh ở độ tuổi này để người thầy hiểu và giúp học sinh phân biệt được cái hay, cái đẹp, phân biệt được yêu ghét một cách rõ ràng. Từ đó, học sinh sẽ nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách đúng mực. Giai đoạn này, khả năng nhận thức tình cảm của học sinh đã phát triển ở mức độ khá cao. Tuy nhiên khi tri giác nhiều đối tượng có màu sắc rực rỡ, học sinh dễ bị lôi cuốn hơn. Chính vì vậy, nhiệm vụ của người thầy là phải chú ý đến việc phát triển nhân cách, tâm hồn và tư duy học sinh một cách đúng mực. Đối với dạy văn học địa phương việc cung cấp cho học sinh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đầy đủ về các đối tượng học tập là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhất là các phương pháp mang tính hiện đại đổi mới như ứng dụng công nghệ thông tin vào mỗi nội dung, mỗi bài học cụ thể một cách hợp lí, sáng tạo và có hiệu quả cao và tránh tình trạng quá mở rộng kiến thức qua máy chiếu, quá lạm dụng máy chiếu mà chưa khắc sâu được kiến thức cơ bản cho học sinh. Điều này cần một sự khéo léo, tinh tế đối với từng giáo viên. 2. Cơ sở thực tiễn: Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII xác định mục tiêu việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo: “ Khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy- học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh nhất là sinh viên đại học”. Nghị quyết của Đảng cũng đã khẳng định: “Sự nghiệp Cách mạng luôn đổi mới vì thế công tác giáo dục cũng phải đổi mới”. Chính vì vậy bản thân chúng ta cũng phải đổi mới chương trình cũng như phương pháp dạy học để tiết học phong phú, hấp dẫn hơn. Hơn nữa với trình độ khoa học kĩ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ giảng dạy là rất cần thiết. Mục tiêu giáo dục không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống mà còn phải hướng tới việc phát triển những năng lực cần thiết của người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới. Việc dạy và học Ngữ văn hiện nay trong trường phổ thông có rất nhiều những thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn so với trước. Trường tôi trong nhiều năm qua đã có nhiều trong đổi mới dạy và học. Các em học sinh có ý thức học tập Năm học 2014 -2015 4
  • 5. PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN . tốt nhưng vẫn còn có những khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất là một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu mặn mà với môn học Ngữ văn đặc biệt là việc phải sưu tầm tư liệu về chương trình địa phương. Hiện nay các em rất thờ ơ trước việc học văn, sợ phải đứng lên trình bày trước lớp, sợ phải học thuộc lòng, lười đọc, không say mê, không hứng thú với môn học mà chỉ chú trọng vào học Tin, Anh… - những môn học mang tính chất thời đại. Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó có rất nhiều: Về phía học sinh: Lười học, chán học, sợ học lý thuyết, ỷ lại vào gia đình, gia sư, quá mải mê vào trò chơi điện tử và những trò chơi hiện đại khác, lười giơ tay phát biểu , không tham gia, hòa nhập vào việc xây dựng bài học… nên giờ học Ngữ văn nói chung thiếu sôi nổi, học sinh thụ động trong tiếp thu bài. Về phía giáo viên: Đa số giáo viên có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo, quan tâm đến học sinh. Bên cạnh đó, còn tồn tại tình trạng đọc chép, hoặc biến giờ dạy chương trình địa phương thành giờ làm việc khác…chưa vận dụng được những phương pháp mới hoặc vận dụng một cách máy móc, thiếu sáng tạo nên chưa thu hút được sự chú ý của học sinh để các em tích cực tham gia vào các hoạt động trong giờ học. Nhiều giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi hứng thú, tình yêu đối với môn văn cho học sinh.Trong khi đó muốn thu hút các em, khuyến khích các em tích cực tham gia vào các hoạt động của tiết học thì giáo viên cần kết hợp linh hoạt các khâu, tạo môi trường hứng thú cho học sinh trong các tiết học để các em được chủ động tiếp thu kiến thức, tích cực tham gia vào các hoạt động trong tiết học do giáo viên đưa ra đồng thời rèn luyện cho các em sự tự tin khi đứng trước một tập thể lớp nói riêng và ra ngoài xã hôi nói chung để khi các em ra ngoài đời sẽ được mạnh dạn hơn khi giao tiếp, tự tin hơn vào những kĩ năng, kiến thức học được trong từng tiết dạy. Từ hiện trạng trên, tổ Xã hội của nhà trường đã thực hiện các chuyên đề theo từng tháng, đi sâu vào việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học vào giảng dạy Ngữ văn trong đó có phần dạy “Chương trình địa phương”, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, khơi gợi lòng say mê, yêu thích môn học, tạo hứng thú học tập. Nhận thức được điều này bản thân tôi - một giáo viên trẻ giảng dạy văn được sáu năm, được đào tạo qua trường, lớp, với sức trẻ, sự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, và đặc biệt qua tập huấn theo dự án của Bộ giáo dục - đào tạo, tôi vẫn mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện điều suy nghĩ của riêng bản thân mình về việc “ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS ” trong các tiết dạy Chương trình địa phương nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Ngữ văn trong trường THCS và đặc biệt góp phần tạo cho học sinh môi trường học tập thoải mái, hứng thú, kích thích sự sáng tạo của học sinh. II. Biện pháp tiến hành: Nội dung nghiên cứu chủ yếu trong bài viết này là ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học cho học sinh . Điều này được chứng minh Năm học 2014 -2015 5
  • 6. PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN . bằng việc tôi đã tiến hành thiết kế thử nghiệm một số nội dung trong phần văn chương trình Ngữ văn địa phương lớp 8.Con đường đưa học sinh đạt kết quả cao trong học tập theo tôi hiểu đó là sự tổng hợp của rất nhiều nhân tố như: trình độ của học sinh, khả năng vận dụng các kĩ năng-kĩ xảo của học sinh, sự hứng thú của học sinh, phương pháp giảng dạy của giáo viên.... Do đó, người giáo viên phải biết phối kết hợp các nhân tồ đó thành một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất thì sẽ thu được kết quả cao. Như vậy, người thầy tuy chỉ có vai trò định hướng, dẫn dắt cho học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức nhưng lại mang tính quyết định tới sự thành công hay không của học sinh. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số phương pháp và biện pháp cụ thể mà tôi đã trải nghiệm như sau: 1. Thu thập tư liệu di tích danh thắng của Hà Nội . Đây là một khâu quan trọng trong quá trình tổ chức dạy học bài Chương trình địa phương. Vì kiến thức bài học không có sẵn nên nếu không chuẩn bị thì sẽ không có nội dung kiến thức để thực hiện tiết học. Chính vì vậy để có một tiết học đạt kết quả như mong muốn thì cả học sinh và giáo viên đều phải chuẩn bị chu đáo. 1.1. Về phía giáo viên Khi nhận nhiệm vụ giảng dạy trong năm học mới giáo viên phải căn cứ vào kế hoạch giảng dạy mà lập kế hoạch hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học 92 Chương trình địa phương(phần Tập làm văn) cụ thể, rõ ràng. Thời gian để học sinh chuẩn bị ít nhất là hai tuần đối với học sinh lớp 8. Và tùy theo từng nội dung mà giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, nhóm hoặc tổ. Giáo viên phải kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo từng giai đoạn để từ đó nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện nhiệm vụ và điều chỉnh những sai sót của học sinh để tránh tình trạng mất thời gian tìm hiểu nhưng lượng kiến thức thu được không đúng với yêu cầu bài học (lạc đề). Mặt khác giáo viên phải cho cá nhân, nhóm, tổ thi đua với nhau để các em hăng hái, nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ. Trước khi tiến hành tiết học giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh để xếp loại và tuyên dương những cá nhân, nhóm, tổ thực hiện tốt nhiệm vụ và phê bình những cá nhân, nhóm, tổ thực hiện chưa tốt. Bên cạnh đó bản thân của giáo viên cũng phải thường xuyên lập kế hoạch và tiến hành nghiên cứu tìm tòi đọc các tư liệu, ghi chép các về di tích,danh thắng ở Hà Nội làm tư liệu để dạy các tiết Chương trình địa phương phần Tập làm văn này. Mỗi năm, giáo viên tích lũy một ít, rồi tìm tòi bổ sung cho mình để nội dung phong phú hơn. Cụ thể, để tổ chức được Tiết 92 - Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn ( Ngữ văn tập 2) thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh sưu tầm,tìm kiếm tư liệu trước ở nhà từ tiết 83-84 như sau: - Về nhà bắt đầu sưu tầm theo yêu cầu của bài. Đúng 2 tuần nữa sẽ thu bài ( còn 2 tuần nữa tính từ tuần này). Năm học 2014 -2015 6
  • 7. PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN . - Yêu cầu lớp lập thành 4 nhóm biên tập (mỗi tổ 1 nhóm, tổ trưởng làm nhóm trưởng), tổng hợp kết quả sưu tầm,sau đó viết bài văn giới thiệu về di tích thắng cảnh ở địa phương (Hà Nội). - Nhóm 1,2: giới thiệu về Văn Miếu-Quốc Tử Giám. - Nhóm 1,2: giới thiệu về Quảng trường Ba Đình và Lăng Bác. Sở dĩ tôi chọn hai di tích này vì các di tích này mang tính giáo dục cao, khá gần với trường tôi để thuận tiện cho quá trình thu thập tư liệu cho các em và những di tích này mang tính giáo dục cao. Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh sưu tầm,thu thập tư liệu về hai di tích này và thì giáo viên cũng phải là người chủ động trong việc sưu tầm tư liệu. Điều này rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch để tổ chức thành công một cuộc thi mang tên “Chúng em giới thiệu di tích, thắng cảnh của Hà Nội”. Để làm được điều này bản thân tôi đã phải sử dụng đến rất nhiều nguồn tài liệu như Intrernet, sách, báo liên quan và đi hỏi trực tiếp ban quản lí hai di tích trên. Sau đó, tôi ghi chép vào sổ tư liệu .Chính việc tìm tòi này đã giúp tôi có một lượng tư liệu tương đối qua các năm để phục vụ cho mục đích giảng dạy và xây dựng kế hoạch dạy học sáng tạo, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong các tiết học của tôi dạy đồng thời cũng làm gương cho học sinh noi theo về ý thức sưu tầm tư liệu. 1.2. Về phía học sinh: - Học sinh phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ mà giáo viên đã giao cho. - Bản thân mỗi học sinh phải có sổ tay riêng để ghi chép được những tư liệu cần phải sưu tầm. Sổ tay này phải lưu giữ trong nhiều năm để tích lũy kiến thức và làm tài liệu học tập bây giờ và sau này. - Tổ trưởng sẽ thường xuyên kiểm tra, báo cáo về tiến trình thực hiện của các bạn học sinh trong tổ mình để giáo viên có biện pháp giải quyết, đôn đốc các nhóm thực hiện đúng tiến độ. 2. Tổ chức bài “Chương trình địa phương” theo hình thức cuộc thi: “Chúng em giới thiệu về di tích,thắng cảnh của Hà Nội ”. 2.1. Về phía giáo viên: Chuẩn bị tốt giáo án điện tử, bài giảng điện tử trong tiết dạy chương trình địa phương và ứng dụng vào việc dạy trên máy. Để tổ chức một tiết học sinh động, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn luyện cho các em các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết và trình bày tốt một vấn đề trước tập thể đòi hỏi giáo viên phải áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào bài giảng. Tùy theo từng tiết dạy mà giáo viên có thể áp dụng các phương pháp và kĩ thuật như: phương pháp dạy học theo góc, phương pháp dạy học theo dự án, kĩ thuật “Các mảnh ghép”, kĩ thuật “khăn trải bàn” ... để tạo không khí lớp học sôi nổi, các em có hứng thú với tiết học và yêu thích văn học địa phương. Giáo viên nên ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảng các bài Chương trình địa phương để tạo tính sinh động cho bài giảng. Năm học 2014 -2015 7
  • 8. PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN . Dạy tiết 92 - Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn (lớp 8 kì II) giáo viên có thể tiến hành như sau: + Tiết 83: Hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu, nhiệm vụ phải làm, sản phẩm dự kiến, cách triển khai hoàn thành dự án, thời gian thực hiện và hoàn thành. Giáo viên phân công cụ thể nội dung cho từng nhóm học sinh. + Từ tiết 84 đến tiết 92 học sinh thực hiện dự án: thu thập thông tin, xử lí thông tin, trao đổi với các thành viên khác, xin ý kiến của giáo viên. + Tiết 92: Xây dựng thành trò chơi “Chúng em giới thiệu về di tích,thắng cảnh của Hà Nội” và rút ra bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện theo dự án. Nếu tổ chức lớp học theo hình thức này thì hiệu quả của tiết học sẽ cao hơn. Các thành viên trong nhóm sẽ có trách nhiệm với công việc được giao và giáo viên cũng dễ dàng kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở các em hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ: Khi dạy tiết 92 Chương trình địa phương (phần văn và tập làm văn) ( Ngữ văn 8 tập 2) tôi xin đưa ra hai cách dạy để so sánh như sau: Cách dạy học trước đây của tôi Cách dạy học theo hình thức một cuộc thi “Chúng em tìm hiểu về di tích,thẵng cảnh của Hà Nội ” - Giáo viên lên lớp theo các bước sau: Tiết 92 - Chương trình địa phương (Phần Tập Làm văn) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. -Vận dụng kĩ năng làm bài thuyết minh. - Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh ở quê hương mình, giúp học sinh hiểu biết sâu rộng hơn địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần, truyền thống và hiện nay. - Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với cả nước. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: sưu tầm,thu thập tư Tiết 92 - Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập Làm văn) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. -Vận dụng kĩ năng làm bài thuyết minh. - Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh ở quê hương mình, giúp học sinh hiểu biết sâu rộng hơn địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần, truyền thống và hiện nay. - Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với cả nước. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh... Lên chương trình cuộc thi, lên giáo án điện tử và bài giảng điện tử phục vụ cho Năm học 2014 -2015 8
  • 9. PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN . liệu về hai di tích này. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của từng học sinh. 3. Bài mới. - Giáo viên cho học sinh cả lớp nghe một số bài về Hà Nội và Bác (đĩa nhạc ). - Giáo viên mời một số học sinh lên trình bày kết quả sưu tầm mình. - Giáo viên một số học sinh đại diện cho các nhóm đọc bài viết của mình trước cả lớp. - Học sinh cả lớp nghe và nhận xét. - Giáo viên tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động sưu tầm và 1.Học sinh nghe một số bài hát về Hà Nội và Bác. 2. Học sinh đọc bài viết của mình. - Học sinh làm việc. cuộc thi: “Chúng em giới thiệu về di tích, thắng cảnh của Hà Nội” và rút ra bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện theo dự án. - Học sinh: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ địa phương. cùng với giáo viên xây dựng lời dẫn chương trình của cuộc thi. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của từng học sinh. 3. Bài mới: Hoàn toàn do học sinh điều khiển lớp theo các hoạt động sau: Phần I HĐ 1: Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần ban giám khảo và ban thư kí cuộc thi. - Giới thiệu hai đội chơi. - Giới thiệu thể lệ cuộc thi. Phần II HĐ 2: Dẫn chương trình gồm các cuộc thi: 1. Màn chào hỏi của hai đội: Hồ Gươm và Tây Hồ. 2.Cuộc thi thứ nhất: “ Miếng ghép bí ẩn” 3. Cuộc thi thứ ba: “Chúng em giới thiệu về di tích,thắng cảnh của Hà Nội”. HĐ 3: Kết thúc cuộc thi: Thay mặt ban giám khảo, thư kí lên đọc kết quả. - Giáo viên bộ môn tổng kết tiết học, nhận xét, đánh giá, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia tiết học. Đôn đốc, nhắc nhở những học sinh chưa chuẩn bị tốt cho tiết học. ( Giáo án cụ thể đính kèm phía dưới) Năm học 2014 -2015 9
  • 10. PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN . bài viết của học sinh. - Biểu dương tổ và cá nhân sưu tầm và có bài viết hay . 4.Củng cố: - Giáo viên xét ý thức chuẩn bị bài và thực hiện của học sinh. 5.Hướng dẫn về nhà:- Tiếp tục sưu tầm, thu thập tư liệu về di tích, danh thắng ở địa phương. Như vậy với việc đổi mới tiết học “Chương trình địa phương Ngữ văn”, tổ chức tiết học dưới hình thức một cuộc thi “Chúng em giới thiệu về di tích,thắng cảnh của Hà Nội” thì toàn bộ chương trình là do học sinh điều khiển dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự đánh giá được các bạn về việc chuẩn bị bài như thế nào, các em chủ động trong việc hướng dẫn các bạn trong lớp tham gia trò chơi. Điều này khiến cho tiết học tự nhiên hơn, các em bớt đi căng thẳng trong tiết học đồng thời tiết học cũng trở thành một tiết vui để học, học mà vui khiến các em hứng thú học hơn. Còn giáo viên lúc này sẽ là người đánh giá, nhận xét về các hoạt động của các em trên lớp đồng thời cũng là người quan sát và nhận xét, đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của từng em để rút kinh nghiệm cho các tiết học sau thành công hơn. 2.2. Về phía học sinh: Xây dựng lời dẫn chương trình của cuộc thi: “Chúng em tìm hiểu về di tích,thắng cảnh của Hà Nội ”. Kịch bản dẫn chương trình tiết 92- Chương trình địa phương( Phần tập làm văn) của học sinh dưới sự hướng dẫn của tôi như sau: Người dẫn Nội dung dẫn Hoạt động Dương - Các bạn ơi! Giữa những ngày hè đẹp như thế này, chúng ta cùng tổ chức một cuộc thi với chủ đề: “ Chúng em giới thiệu về di tích,thắng cảnh của Hà Nội ” để tạo nên những phút giây vui mà học, học mà vui. - Để tạo nên không khí sôi động cho cuộc thi hôm nay lớp mình cùng hát bài: “Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội” - Sau đây, tôi xin trân trọng giới thiệu: Đến với cuộc thi ngày hôm nay của chúng ta. Về phía ban giám khảo: Cả lớp Năm học 2014 -2015 10
  • 11. PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN . + Cô giáo: - trưởng ban giám khảo. + Bạn: Nguyễn Hồng Anh – thành viên ban giám khảo. + Bạn: Trần Quốc Anh – thành viên ban giám khảo. + Bạn: Trần Khánh Ly – thư kí cuộc thi. Cùng toàn thể các bạn học sinh lớp 8A4. Để nghị các bạn cho một tràng pháo tay để chào đón cô và các bạn. Vỗ tay Huy Dương - Sau đây tôi xin giới thiệu với các bạn đến với cuộc thi của chúng ta ngày hôm nay là hai đôi Hồ Gươm và Tây Hồ( mỗi đội gồm năm thành viên) - Xin mời hai đội lên vị trí trí ngồi và chuẩn bị màn thi chào hỏi. Mỗi đội có một phút để thực hiện phần thi của mình. Nhóm Huy -Như vậy hai đội đã thực hiện xong màn thi chào hỏi. Mời ban giám khảo cho điểm vào phiếu đánh giá. - Tiếp theo chúng ta cùng bắt đầu cuộc thi thứ nhất mang tên: “Miếng ghép bí ẩn” - Luật chơi như sau: Trên màn hình là những miếng ghép với những màu sắc khác nhau. Mỗi miếng ghép ẩn chứa một điều bí ẩn. Người chơi chọn cho mình . một miếng ghép. Sau 10 giây suy nghĩ, nếu tìm ra bí ẩn của miếng ghép đó, đội chơi sẽ được cộng điểm. Dương - Ồ! Luật chơi cũng không phải quá khó phải không các bạn? Vậy hai đội đã sắn sàng tham gia trò chơi đầu tiên này chưa? Mời đại diện hai đội lên bốc thăm lượt chơi. - Như vậy đội…. sẽ được quyền chơi trước. Bốc thăm lượt chơi Huy Miếng ghép 1: Điền vào chỗ trống những từ thiếu trong các câu sau: - Con ở miền nam ra thăm ……. - Đây là nơi Bác đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. - Đây được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta. Nhóm Dương - Xin chúc mừng đội bạn đã có câu trả lời chính xác. Cả lớp cho đội bạn một tràng pháo tay. Nếu hai đội chưa có câu trả lời thì câu trả lời sẽ dành cho các bạn khác trong lớp hoặc ban giám khảo sẽ trả Hs vỗ tay Năm học 2014 -2015 11
  • 12. PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN . lời. Huy - Chúng mình vừa mở miếng ghép thứ nhất, bây giờ xin mời đội tiếp theo lựa chọn miếng ghép cho đội mình. Dương Miếng ghép 2: Xuất hiện hai bức ảnh . Bạn hãy cho biết đây các địa danh nào? Nhóm Huy - Đáp án của đội bạn thật đúng với nội dung bức ảnh của chúng tôi. Cả lớp hãy khen đội bạn bằng một tràng pháo tay nào! Vỗ tay Dương Chỉ còn có một miếng ghép nữa, bí ẩn sẽ được mở ra! Và chúng ta sẽ biết bí ẩn của miếng ghép là gì! Và đội nào có thể mở miếng ghép này đây? Huy - Mời bạn(...)! Đọc yêu cầu trên màn hình. Dương Bạn đưa ra đáp án chính xác. Chúng ta chúc mừng đội bạn nào. Vỗ tay Huy Vậy là bí ẩn đã được mở ra. Huy- Dương Đó chính hai là bức tranh Lăng Bác- Quảng trường Ba Đình và Văn Miếu- Quốc Tử Giám thân yêu của chúng ta. Huy - Tiếp theo chương trình mời đại diện các nhóm lên giới thiệu về hai di tích trên. - Đại diện các nhóm lên giới thiệu về hai di tích Huy Mời bạn.... Một bạn trình bày trên nền nhạc không lời bài Mùa thu Hà Nội Dương Xin cảm ơn phần giới thiệu của bạn. Mời các bạn đưa ra góp ý cho bài trình bày của nhóm bạn. Huy Mời bạn! Dương Theo lời giới thiệu hấp dẫn của nhóm 1 và 2 chúng ta đi tham quan và biết thêm nhiều điều về Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Huy Chúng ta hãy cùng vỗ tay khen ngợi và động viên các bạn. Năm học 2014 -2015 12
  • 13. PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN . Dương Chúng ta hãy tiếp tục đến thăm Quảng trường Ba Đình lộng gió và Lăng Bác nào? trên nền nhạc không lời bài Hà Nội mùa vắng những cơn mưa Dương Mời bạn nhóm 3 Hai bạn lần lượt gọi các bạn cho nhóm 4. Dương kết thúc trò chơi Thật là nhanh phải không các bạn? “Chúng em giới thiệu về di tích,thắng cảnh của Hà Nội” đã kết thúc rồi! Qua trò chơi này, chúng mình đã được hiểu thêm một số di tích, danh thắng của Hà Nội chúng ta. Các bạn nên tự tìm hiểu thêm về những danh thắng khác để hiểu hơn về Hà Nội nhé! Các bạn có đồng ý không? Lớp đồng thanh: có Dương - Xin mời ban giám khảo đánh giá, cho điểm hai đội. - Trong lúc chờ thư kí cộng điểm bắt nhịp cho cả lớp hát một bài hát. - Em xin kính mời cô - trưởng ban giám khảo nhận xét tiết học, tuyên dương các đội và trao quà cho các đội. Vậy là cuộc thi: “Chúng em giới thiệu về di tích ,thắng cảnh của Hà Nội” đã kết thúc. Huy Hôm nay các bạn thấy tiết học này có vui không? Dương Kính thưa cô giáo! Thưa các bạn học sinh lớp 8A4 ! Em xin thay mặt tập thể lớp 8A4 cám ơn sự giúp đỡ của cô để chúng em có một tiết học vui vẻ và có ý nghĩa. Em xin mời cô giáo tổng kết tiết học ngày hôm nay. 3. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng thông qua tiết học: 3.1. Kĩ năng tổ chức, dẫn chương trình Từ trước tới nay trong các tiết học chương trình Ngữ văn địa phương học sinh chủ yếu làm việc theo hình thức giáo viên hỏi, học sinh trả lời hay giáo viên hướng dẫn, học sinh báo cáo. Với việc xây dựng bài dạy dưới hình thức một cuộc thi như vậy thì tôi thấy rằng học sinh được chủ động hơn khi cùng với giáo viên xây dựng kịch bản dẫn chương trình . Các em đã rất tích cực khi trình bày ý tưởng với giáo viên về các hình thức trò chơi để tiết học đạt kết quả cao. Việc cả cô và trò cùng bắt tay vào thực hiện chương trình như vậy sẽ khiến cho khoảng cách giữa cô và trò gần nhau hơn, học sinh cũng không còn cảm thấy sợ khi tiếp xúc với giáo viên nữa. Năm học 2014 -2015 13 Tải bản FULL (23 trang): https://bit.ly/3dm7V7y Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 14. PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN . Thông qua tiết học, học sinh trình bày kĩ năng điều khiển lớp tham gia các cuộc thi dưới sự quan sát của giáo viên bộ môn nên các em rất sôi nổi, hào hứng, thích thú với tiết học bởi nó tạo ra một không khí chơi mà học, học mà chơi và làm cho tiết học chương trình địa phương ngữ văn không còn thấy nhàm chán, đơn điệu nữa mà phát huy được tính tích cực, chủ động của các em trong từng trò chơi trên lớp. Để có thể có một cuộc thi thành công thì sự chung tay của toàn bộ tập thể lớp là rất quan trọng. Các thành viên trong lớp cùng tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng kịch bản cho hai bạn lên dẫn chương trình và chính điều này đã góp phần rèn luyện cho các em kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể sau này và tự tin hơn rất nhiều trong giao tiếp và trong cuộc sống sau này. Đây là điều rất quan trọng không chỉ cần có ở môn văn mà cần rèn luyện cho các em trong tất cả các môn học ở trường THCS. 3.2. Kĩ năng trình bày trước tập thể Việc rèn kĩ năng cho học sinh là cả một quá trình lâu dài. Học sinh phải nắm được phương pháp học nhất là ý thức tự giác học tập và rèn luyện các kĩ năng trong đó có kĩ năng trình bày trươc tập thể lớp trong từng tiết học Ngữ văn nói chung và tiết học chương trình địa phương nói riêng. Để làm được điều này, giáo viên phải là người hướng dẫn rất cụ thể, tỉ mỉ và đưa ra những tình huống trong bài giảng để học sinh động não suy nghĩ và trình bày ý kiến của mình. Phần thuyết trình, trình bày trước tập thể lớp có vai trò rất quan trọng trong tiết dạy “Chương trình địa phương” nói riêng và dạy Ngữ văn nói chung vì nó đánh giá được kiến thức, kĩ năng của học sinh trong tiết học như kĩ năng sống, kĩ năng sưu tầm tài liệu, kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng trình bày trước tập thể. Nếu kĩ năng này tốt thì sẽ hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của các học sinh khác trong lớp đồng thời cũng giúp các học sinh còn kém về kĩ năng này có cơ hội học tập theo bạn và rèn luyện bản thân mình trong các tiết học tiếp theo. Thông qua kĩ năng này học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Tuy nhiên trong thực tế, kĩ năng này của học sinh đa số còn hạn chế. Việc trình bày tốt chỉ tập trung ở một số học sinh khá, giỏi trong lớp có ý thức chuẩn bị bài kĩ và kĩ năng viết văn tốt còn những em trung bình, yếu thì trình bày lúng túng, thậm chí không biết cách trình bày. Kĩ năng này cũng phải đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì rèn luyện cho học sinh của mình trong từng tiết học. Trong tiết học chương trình địa phương (phần tập làm văn) tổ chức dưới hình thức một cuộc thi “ Chúng em giới thiệu về di tích, danh thắng của Hà Nội ” các em được rèn kĩ năng nói và trình bày trước tập thể lớp như: Màn chào hỏi giữa các đội chơi, mười em tham gia của hai đội được tự do suy nghĩ màn chào hỏi sao cho thật hấp dẫn và lôi cuốn theo chủ để cuộc thi sau đó trình bày ý tưởng của mình trước cô và các bạn. Phần thuyết trình “Chúng em giới thiệu về di tích, thắng cảnh của Hà Nội” các em được tự do chuẩn bị sẵn bài viết ,nội dung mà mình tâm đắc quê hương đất nước mình hay qua cuộc thi “Nhìn tranh đoán danh thắng” sau mỗi bức tranh hai bạn dân chương trình sẽ hỏi các bạn trong lớp có những hiểu biết gì và cảm nghĩ gì về những danh thắng đó… Thông qua những tiết học như thế này học sinh sẽ mạnh dạn hơn khi tiếp xúc với những người bên ngoài xã hội và tự tin hơn trong cuộc sống. Năm học 2014 -2015 14 4076937