Cách làm bài dự thi đại sứ văn hóa đọc năm 2024

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2024 là hoạt động dành cho các em học sinh, sinh viên trên toàn quốc, khuyến khích việc chia sẻ, lan tỏa niềm yêu thích đọc sách nhằm hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam. Bộ đề thi được thiết kế mới nhằm phát huy khả năng tư duy, tính sáng tạo của từng nhóm thí sinh.

Có thể tham khảo Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 dành cho học sinh tiểu học và học sinh THCS như sau:

Câu hỏi: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước?

Nhắc đến những tác phẩm văn học Việt Nam về đề tài chiến tranh, ta không thể không nhắc đến "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê. Trong tác phẩm này, nhân vật Phương Định đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc bởi vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ trẻ.

Là một cô gái Hà Nội thanh lịch, Phương Định xung phong vào bộ đội với nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm: san lấp hố bom trên tuyến đường Trường Sơn. Giữa bom đạn mịt mù, đất đá văng tung, cô gái trẻ ấy vẫn giữ được vẻ đẹp và sự trẻ trung của tuổi xuân. Nét đẹp ấy không chỉ thể hiện qua mái tóc dài mềm mại, đôi mắt nâu dài hay nheo lại như chói nắng, mà còn toát lên từ sự hồn nhiên, vô tư, yêu đời.

Đặc biệt, Phương Định càng khiến người đọc yêu mến, trân trọng hơn bởi tâm hồn trong sáng, tinh tế. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời. Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận.

Giữa khói bom ác liệt, tâm hồn của Phương Định vẫn được cô nuôi dưỡng bằng tình cảm dành cho đồng chí, đồng đội và cho quê hương đất nước. Phương Định yêu mến những người sát cánh bên cạnh cô mỗi ngày. Cô yêu mến cả những người mà mỗi đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận, những con người ấy có khi cô chỉ gặp có 1 lần. Từ sự yêu mến mọi người, Phương Định tinh tế khi nhận ra vẻ đẹp của những người đồng đội, đồng cảm với sở thích và tâm trạng của đồng đội.

Tâm hồn mơ mộng ấy hòa quyện cùng tinh thần dũng cảm, lạc quan giúp Phương Định vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống chiến trường. Cô đối mặt với bom đạn một cách bình tĩnh, thậm chí còn pha chút tinh nghịch. Khi đồng đội hy sinh, Phương Định đau đớn nhưng không hề gục ngã. Cô tiếp tục chiến đấu, cống hiến sức mình cho Tổ quốc với lòng dũng cảm và ý chí kiên cường.

Thông qua nhân vật Phương Định, chúng ta thấy được nỗi vất vả, nhọc nhằn của những cô gái thanh niên xung phong. Đồng thời ta cũng thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của họ. Họ giống như những ngôi sao trên bầu trời đêm kia, lúc nào cũng lung linh tỏa sáng.

Phương Định là một hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cô là "ngôi sao xa xôi" nhưng luôn tỏa sáng lấp lánh, góp phần tô điểm cho bầu trời quê hương thêm rực rỡ.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Xem thêm: Dàn ý bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 dành cho học sinh THCS? Định hướng đến năm 2030 của đề án phát triển văn hóa đọc cụ thể ra sao?

Xem thêm: Bài dự thi đề 2 cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 cho học sinh tiểu học và THCS? Lộ trình đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 như thế nào?

Xem thêm: Đáp án Đại sứ văn hóa đọc đề 1 câu 2 dành cho học sinh tiểu học và THCS 2024? Cơ cấu tổ chức của trường THCS cụ thể ra sao?

Cách làm bài dự thi đại sứ văn hóa đọc năm 2024

Gợi ý Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 dành cho học sinh tiểu học và THCS? Trách nhiệm của BVH Thể thao du lịch trong công tác thư viện là gì? (Hình từ Internet)

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là ngày bao nhiêu hằng năm?

Căn cứ Điều 30 Luật Thư viện 2019 quy định về phát triển văn hóa đọc như sau:

Điều 30. Phát triển văn hóa đọc
1. Ngày 21 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
2. Phát triển văn hóa đọc thông qua các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức hoạt động hình thành thói quen đọc trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức trong phạm vi cả nước;
b) Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc, khai thác tài nguyên thông tin cho trẻ em tại thư viện cơ sở giáo dục mầm non, thư viện cơ sở giáo dục phổ thông;
c) Phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, mở rộng tri thức cho người sử dụng thư viện;
d) Đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với thư viện khác trên địa bàn; truy cập và khai thác thông tin, tri thức từ thư viện số dùng chung thông qua thiết bị điện tử; sử dụng dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin.

Như vậy, ngày 21 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

Trách nhiệm của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác thư viện là gì?

Căn cứ theo Điều 48 Luật Thư viện 2019 trách nhiệm của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác thư viện như sau:

Điều 48. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện của Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thư viện.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch phát triển thư viện;
...

Theo đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác thư viện có trách nhiệm:

- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch phát triển thư viện;

- Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong hoạt động thư viện; ban hành quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện;

- Chỉ đạo thực hiện liên thông thư viện; chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ thư viện, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thư viện, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động thư viện;

-Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thư viện;

- Xây dựng và hướng dẫn hoạt động phát triển văn hóa đọc;

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thư viện theo thẩm quyền;

Đại sứ văn hóa đọc là như thế nào?

Đại sứ Văn hoá đọc là một cuộc thi khuyến đọc được khởi xướng bởi Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam (VICC) với mục tiêu khuyến khích, tạo thói quen đọc sách cho Học sinh - Sinh viên Việt Nam.

Đại sứ văn hóa đọc 2024 là gì?

Nhằm lan tỏa niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ; trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc, từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong Nhà trường và cộng đồng, hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên.

Em hiểu thế nào là văn hóa đọc?

Văn hóa đọc có thể hiểu là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc gồm ba thành phần là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.