Chuyên đề so sánh văn học 9

Trong một cuộc khảo sát của HOCMAI, có đến 50% học sinh lớp 9 được hỏi cho biết các bạn chỉ biết học theo chương trình sách giáo khoa hay thầy cô hướng dẫn chứ không có một kế hoạch học tập cụ thể cho riêng mình. Vì vậy, trong thời gian phải học online như hiện nay, không ít học sinh đang gặp khó khăn trong việc hệ thống và chuẩn bị kiến thức phục vụ cho kỳ thi quan trọng.

13 chuyên đề và kĩ năng làm văn dưới đây là kết quả các thầy cô HOCMAI tổng hợp và phân tích cấu trúc đề thi vào 10 của các tỉnh thành trong những năm gần đây. HOCMAI hi vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn học sinh lớp 9 có thể phần nào hình dung rõ hơn những nội dung trong đề thi và chuẩn chu đáo bị cho kì thi vào 10.

Chuyên đề so sánh văn học 9

  • Chuyên đề 1: Truyện và kí trung đại
  • Chuyên đề 2: Truyện thơ trung đại
  • Chuyên đề 3: Thơ về người lính trong kháng chiến
  • Chuyên đề 4: Thơ về tình cảm gia đình
  • Chuyên đề 5: Thơ về tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam
  • Chuyên đề 6: Truyện ngắn hiện đại
  • Chuyên đề 7: Văn nghị luận
  • Chuyên đề 8: Văn học nước ngoài
  • Chuyên đề 9: Tiếng Việt
  • Chuyên đề 10: Kỹ năng viết bài văn/ đoạn văn nghị luận văn học
  • Chuyên đề 11: Kỹ năng làm bài văn/ đoạn văn nghị luận xã hội
  • Chuyên đề 12: Kỹ năng làm dạng đọc hiểu văn bản
  • Chuyên đề 13: Kỹ năng làm bài trắc nghiệm

Để tìm hiểu chi tiết các tác phẩm văn học, thơ trọng tâm và được giảm tải khi ôn thi vào 10, các em học sinh có thể tham khảo bài viết: Các tác phẩm văn học ôn thi vào 10

Phần trọng tâm cần nhớ của các chuyên đề

a. Chuyên đề 1 – 8

– Những kiến thức cần nhớ:

+ Tác giả, phong cách sáng tác nổi bật

+ Thể loại tác phẩm

+ Đề tài chính của tác phẩm

+ Hoàn cảnh sáng tác

+ Tóm tắt văn bản hoặc học thuộc thơ

+ Những ý chính trong tác phẩm

+ Những đặc sắc nghệ thuật

– Những bài tập từ cơ bản đến nâng cao liên quan đến từng văn bản: viết về một đoạn trích trong tác phẩm, hình tượng nhân vật trong bài, ý nghĩa nhan đề tác phẩm, so sánh một vấn đề trong hai tác phẩm….

b. Chuyên đề 9: Tiếng Việt

Hệ thống hóa kiến thức và các bài tập vận dụng về các nội dung: từ, cụm từ, câu, đoạn, văn bản, giao tiếp

c. Chuyên đề 10: Kĩ năng viết bài văn, đoạn văn nghị luận văn học

– Kĩ năng viết đoạn văn (các kiểu đoạn văn, cách làm qua các ví dụ trong các đề thi và đề biên tập).

– Kĩ năng làm bài văn (các dạng bài văn: nghị luận về đoạn thơ, đoạn văn hoặc một nội dung xuyên suốt tác phẩm).

– Kĩ năng làm dạng bài so sánh văn học

d. Chuyên đề 11: Kỹ năng làm bài văn/ đoạn văn nghị luận xã hội

– Phân loại (một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống, vấn đề đặt ra từ tác phẩm)

– Cấu trúc bài làm, luyện tập với các dạng đề tiêu biểu (trích từ các đề thi)

e. Chuyên đề 12: Kỹ năng làm dạng đọc hiểu văn bản

Phương thức biểu đạt, tiếng Việt, xác định đặc điểm nội dung, hình thức văn bản, vận dụng vào thực tế: nêu quan điểm về vấn đề…

f. Chuyên đề 13: Kỹ năng làm bài trắc nghiệm

– Tìm hiểu các kĩ năng làm phần trắc nghiệm thông qua việc luyện tập nghiên cứu một số đề văn tiêu biểu

Trên đây là 13 chuyên đề trọng tâm và những kĩ năng các bạn học sinh chuẩn bị lên lớp 9 cần trang bị. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về khối lượng kiến thức từ đó đưa ra được kế hoạch và chiến lược ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, thời gian nghỉ để phòng chống dịch như hiện này chính là cơ hội để các bạn chủ động tự học, chuẩn bị trước kiến thức, giảm tải áp lực khi bước vào năm học chính thức.

Để ôn tập toàn diện các kiến thức trong 13 chuyên đề trọng tâm nói trên, học sinh lớp 9 có thể tham khảo các bài giảng trong chương trình HM10 Tổng ôn. Khóa học có trọn bộ bài giảng với đầy đủ các chuyên đề cần ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi ở 3 môn Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh. Bên cạnh việc được củng cố kiến thức một cách hệ thống, học sinh còn có cơ hội nâng cao kĩ năng thông qua việc luyện tập với các dạng bài thường gặp trong đề thi.

Chỉ với một chiếc điện thoại hay máy tính, các bạn có thể ôn luyện ngay tại nhà cùng các thầy cô Top đầu cả nước. Toàn bộ những thắc mắc của học sinh trong quá trình học tập cũng sẽ được các giáo viên có chuyên môn giải đáp nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Với hình thức học trực tuyến an toàn, hiệu quả, HM10 Tổng ôn sẽ là một người bạn đồng hành tin cậy cho các bạn học sinh lớp 9 trong năm học mới được dự đoán sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch Covid-19. Vì vậy, đừng chần chừ nữa nhé 2k7 ơi, bứt phá cùng HM10 Tổng ôn ngay từ bây giờ nào!

Ngoài hệ thống các tác phẩm văn học, phần kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn thường bị bỏ qua. Tuy tỉ trọng điểm trong đề thi không lớn nhưng lại thường là câu hỏi dễ “ăn điểm” với tất cả các em học sinh từ trung bình cho đến khá giỏi.

Kiến thức tập làm văn lớp 9 thì không quá dài và phức tạp như câu hỏi nghị luận văn học, thế nên việc ôn tập cũng không quá khó khăn. Để giúp các em học sinh ôn tập tốt phần Tập làm văn, dưới đây là phần tổng hợp kiến thức trọn vẹn 5 chuyên đề tập làm văn.

Gợi ý tài liệu ôn thi tuyển sinh vào lớp 10

Bộ sách ôn thi vào 10 cấp tốc: Đột phá 9+

Đồng giá 150k/ cuốn: Bí quyết chinh phục điểm cao lớp 9: Tổng ôn toàn bộ kiến thức lớp 9 cấp tốc, cầm chắc 9 điểm/ môn thi vào 10

Bộ sách ôn thi vào trường CHUYÊN đỉnh nhất

1, Chuyên đề tập làm văn lớp 9 số 1: Văn bản thuyết minh

Khái niệm: Văn bản thuyết minh là văn bản thông dụng, nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự việc, hiện tượng trong tự nhiên

Chuyên đề so sánh văn học 9

Yêu cầu: Cung cấp tri thức khách quan, xác thực, hữu ích về các sự vật. Trình bày rõ ràng, chặt chẽ

Phương pháp thuyết minh: Gồm có 6 phương pháp

  1. Phương pháp nêu định nghĩa
  2. Phương pháp liệt kê
  3. Phương pháp nêu ví dụ
  4. Phương pháp dùng số liệu
  5. Phương pháp so sánh
  6. Phương pháp phân loại phân tích

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Gồm có Ẩn dụ - Hoán dụ - Nhân hóa – So sánh – Kể chuyện – Đối đáp sẽ làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn hơn, sinh động hơn. Vận dụng thích hợp các biện pháp nghệ thuật, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hấp dẫn cho người đọc. Khi soạn văn lớp 9 bài 1 – Phong cách Hồ Chí Minh là một văn bản thuyết minh, học sinh cần chú ý nêu được các biện pháp nghệ thuật của bài.

Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: Làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. Yếu tố miêu tả thường được sử dụng khi mô tra đặc điểm về hình dáng, sự xuất hiện của đối tượng, sự vật

2, Chuyên đề tập làm văn lớp 9 số 2: Văn bản tự sự

Gồm có 4 yếu tố chính như sau

  1. Yếu tố cốt truyện: Cố truyện bao gồm một chuỗi các sự việc, sự kiện, tình tiết được liên kết với nhau theo một trình tự hợp lí
  2. Yếu tố nhân vật: Nhân vật trong văn tự sự là chủ thể của các sự việc, sự kiện trong văn bản. Có hai nhóm nhân vật trong văn bản tự sự nhân vật chính và nhân vật phụ. Các nhân vật được khắc họa qua tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, công việc, hành động, suy nghĩ nội tâm
  3. Yếu tố sự việc: Sự việc trong văn bản tự sự được trình bày một cách cụ thể: Sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,…
  4. Yếu tố ngôi kể: Ngôi kể trong văn bản tự sự có thể là ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Ngôi thứ nhất có điểm mạnh đó chính là nó giúp bộc lộ trực tiếp suy tư, tình cảm của nhân vật. Còn ngôi thứ ba lại có điểm mạnh là thể hiện được sự khách quan với câu chuyện được kể

Văn bản tự sự gồm có 2 vấn đề chính: Miêu tả trong văn bản tự sự và Nghị luận trong văn bản tự sự

Tóm tắt văn bản tự sự trong tập làm văn lớp 9

Khái niệm: Dùng văn bản của mình trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung của một văn bản tự sự và tuyệt đối trung thành với nội dung của văn bản đó

Yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự: Người tóm tắt phải đảm bảo nội dung chính của văn bản gốc: từ nhân vật đến tình huống, sự việc, bối cảnh,…

Các bước để viết một đoạn tóm tắt văn bản tự sự trong sgk ngữ văn 9 tập 1

  1. Đọc kĩ văn bản, xác định chủ đề của văn bản
  2. Xác định những nội dung cần tóm tắt của văn bản
  3. Sắp xếp các sự việc và nhân vật theo một trình tự nhất định
  4. Viết lại câu chuyện cần tóm tắt bằng lời văn của mình

Miêu tả trong văn bản tự sự

  1. Khái niệm: Miêu tả trong văn bản tự sự là tái hiện đặc điểm về sự xuất hiện của đối tượng, sự việc nào đó trong một văn bản tự sự
  2. Công dụng: Giúp các yếu tố trong câu chuyện trở nên cụ thể hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn, câu chuyện trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn
  3. Cách miêu tả trong văn bản tự sự: Xác định mục tiêu miêu tả - Chọn chi tiết miêu tả - Miêu tả phù hợp, phục vụ mục đích

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Khái niệm: Miêu tả nội tâm nhằm tái hiện ý nghĩ, cảm xúc và diễn tả tâm trạng của nhân vật. Thông qua đó sẽ làm nổi bật lên đặc điểm, tính cách của nhân vật. Có hai cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự được giới thiệu trong chương trình tập làm văn lớp 9:

  • Cách 1: Miêu tả trực tiếp: Trực tiếp miêu tả ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật
  • Cách 2: Gián tiếp thông qua miêu tả cảnh vật, nét mặt, hành động, cử chỉ của nhân vật

Nghị luận trong văn bản tự sự

  • Thể hiện qua các cuộc đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm về một vấn đề nhằm thuyết phục người nghe
  • Thể hiện qua các lời độc thoại của nhân vật nêu lên ý kiến, quan điểm về một vấn đề nào đó trong văn bản
  • Ý kiến đánh giá của nhân vật hoặc người kể chuyện về sự kiện, vấn đề xảy ra trong tác phẩm

3, Chuyên đề tập làm văn lớp 9 số 3: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm

Đối thoại

  • Đối thoại là hình thức đối đáp giữa hai hoặc nhiều người
  • Lời đối thoại được đánh dấu bằng dấu gạch ngang đầu lời thoại
  • Tái tạo giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật làm cho câu chuyện thêm sinh động, đồng thời khắc họa tính cách và nội tâm nhân vật

Độc thoại

  • Độc thoại là lời thoại được nói tiếng và nói với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng
  • Lời độc thoại khi được nói thành lời thì nó được đánh dấu bằng dấu gạch ngang đầu lời thoại
  • Giúp thể hiện đời sống nội tâm của nhân vật

Độc thoại nội tâm

  • Độc thoại nội tâm không được nói ra thành lời và không có dấu gạch ngang đầu lời thoại
  • Giúp đi sâu vào phân tích tâm lí, đời sống nội tâm của nhân vật, bộc lộ tư tưởng, tình cảm, tính cách nhân vật

4, Chuyên đề tập làm văn lớp 9 số 4: Nghị luận xã hội

Dạng bài số 1: Nghị luận về một số vấn đề tư tưởng, đạo lí. Một số vấn đề tư tưởng đạo lí thường gặp trong đề gồm có: Lý tưởng, lẽ sống; Đạo đức, tâm hồn; Cách ứng xử; Quan hệ gia đình; Quan hệ xã hội; Một số vấn đề khác

Cách thức triển khai một đoạn văn hoặc một bài văn nghị luận về một số vấn đề tư tưởng đạo lí

  1. Nêu vấn đề cần nghị luận
  2. Giải thích vấn đề nghị luận
  3. Phân tích vấn đề trong thực tế
  4. Bàn luận mở rộng vấn đề
  5. Rút ra cho bài học cho bản thân

Dạng bài số 2: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Một số hiện tượng đời sống trong đề văn nghị luận chương trình tập làm văn lớp 9

  1. Hiện tượng xấu có thể tác động tiêu cực
  2. Hiện tượng tốt có tác động tích cực
  3. Những quan điểm trái chiều về một hiện tượng đời sống

Cách thức triển khai một đoạn văn hoặc một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

  1. Nêu hiện tượng đời sống đặt ra trong đề bài
  2. Giải thích ngắn gọn hiện tượng
  3. Nêu biểu hiện của hiện tượng
  4. Phân tích nguyên nhân, tác hại hoặc ý nghĩa của hiện tượng
  5. Bài học nhận thức và hành động

Chuyên đề so sánh văn học 9

Nghị luận xã hội là câu hỏi rất thường gặp trong đề kiểm tra trên lớp cũng như đề thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn

5, Chuyên đề tập làm văn lớp 9 số 5: Nghị luận văn học

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Khái niệm: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ

Nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu… bài nghị luận cần phân tích các yếu tố để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng

Về bố cục: bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bộ cục rõ ràng, mạch lạc, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết

Những chú ý để học sinh làm được những bài tập làm văn hay lớp 9 dạng nghị luận văn học

  • Bài làm cần đảm bảo đầy đủ bố cục ba phần của bài nghị luận
  • Trong quá trình làm bài cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và ý kiến riêng của người viết
  • Những nhận xét và đánh giá phải gắn với phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc của tác phẩm

Chuyên đề so sánh văn học 9

Hai dạng bài nghị luận văn học thường gặp: nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ) và nghị luận về tác phẩm truyện

Nghị luận về tác phẩm truyện

Khái niệm: Nghị luận về một tác phẩm truyện là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể

Những nhận xét, ý nghĩa về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm

Các nhận xét và đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục

Bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

Lưu ý khi làm bài tập làm văn lớp 9 nghị luận về tác phẩm truyện

  • Bài làm cần đảm bảo đầy đủ bố cục ba phần của bài nghị luận
  • Trong quá trình cảm thụ cần thể hiện ý kiến riêng của người viết
  • Trong các phần, các đoạn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên

Trên đây là tổng hợp kiến thức của 5 chuyên đề của phân môn tập làm văn. Sau khi học, các em học sinh phải nắm vững được cách nhận biết từng thể loại văn bản (văn bản thuyết minh, văn bản tự sự, văn bản nghị luận văn học, nghị luận xã hội,…) và cách để viết đoạn văn, bài văn tương ứng với từng dạng bài. Chúc các em đạt điểm cao phần tập làm văn lớp 9 trong các bài kiểm tra và đề thi tuyển sinh vào lớp 10 nhé!