Hồ sơ đánh giá trẻ mầm non

GIỚI THIỆU CÁCH LẬP HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC Trường MN Quận _ Quận 11 Mục đính-yêu cầu:  Tạo cho GV có thói quen quan sát, ghi chép quá trình họat động của trẻ khi lên kế họach thực hiện chương trình. Có theo dõi, trao đổi, ghi chép được những gì trẻ nói, hỏi,làm, cũng như thái độ của trẻ với mọi người… mới thấy được khả năng của từng trẻ và những tiến bộ rõ rệt của từng cá nhân để từ đó có thể đưa ra nội dung, phương pháp… giáo dục thích hợp.  Thấy rõ mặt mạnh và mặt yếu của mỗi trẻ  Quan sát mà không ảnh hưởng đến quá trình tham gia họat động của trẻ , để trẻ tự nhiên sáng tạo, tham gia trao đổi ý tưởng cùng bạn , xử lý được các tình huống trong quá trình tham gia chơi .  GV chú ý đến quá trình họat động thay vì kết quả thực hiện các bài tập để qua đó có những biện pháp tác động tích cực đối với trẻ.  Quan sát , theo dõi, đánh giá quá trình tiến bộ của trẻ bằng hình ảnh( chụp) trong ngày theo từng họat động.Ghi chép các họat động, những cố gắng của trẻ, nhận xét trẻ đã đạt được mục tiêu gì trong chương trình để làm bằng chứng cụ thể.Từ đó lập hồ sơ đánh giá cá nhân  Vì dụ : Mộ số hình ảnh hoạt động quan sát bé Triều Châu ( gởi tài liệu đính kèm bằng hình ảnh )  GV sử dụng hồ sơ đánh giá này để trao đổi với cha mẹ , từ đó tích cực phối hợp. Cha mẹ cũng tham gia quan sát trẻ ở gia đình để bổ sung vào hồ sơ trên( GV có thể đưa yêu cầu nội dung quan sát cho cha mẹ)  GV quan sát, ghi chép, chụp hình khéo léo để trẻ không để ý, tự nhiên tham gia các họat động Thông qua hồ sơ đánh giá trên,giáo viên lập nội dung, kế hoạch hoạt động phù hợp nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ. Qua việc quan sát trẻ, giáo viên định hướng phát triển tiếp cho trẻ các mặt trong buổi chơi tiếp theo Thực hiện:  Tổ chức các nhóm tại đơn vị trao đổi và thảo luận với nhau khi dự các hoạt động quan sát trẻ.  Hàng tháng phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn bồi dưỡng , trao đổi, thảo luận và nêu thắc mắc trong quá trình thực hiện hoạt động quan sát  Trong quá trình diễn ra hoạt động, GV kết hợp quan sát với những tác động hợp lý, kịp thời bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý, khuyến khích giảng giải hay bổ sung đồ chơi, nguyên liệu  GV thu thập các sản phẩm họat động của bé:tranh vẽ, nặn, thủ công(chụp), thực hiện bài tập tóan, chữ viết, thiệp trẻ làm…  Chụp hình trẻ họat động trong ngày  Chép lại các câu nói,hỏi, đối thoại trong khi chơi…  Sử dụng các câu hỏi hướng vào việc khơi gợi tưởng tượng, kích thích tư duy, khả năng sáng tạo, vốn từ và kinh nghiệm sống của trẻ  Thực hiện hồ sơ( với sự giúp đỡ của cha mẹ) Kết quả ban đầu :  Từ hồ sơ đánh giá cá nhân, GV lập kế hoạch , nội dung phù hợp, từ đó lôi cuốn trẻ tham gia một cách tích cực, hứng thú.Các bé làm quen dần với cách chủ động trong các hoạt động ,tự thoả thuận, bàn bạc lập nội dung, kế hoạch hoạt động cùng cô.  Hồ sơ như một cuốn phim về cuộc sống của bé ở trường mầm non, có thể giữ làm kỷ niệm suốt đời( mình đã vẽ gì, học gì, chơi với ai, lớn lên thế nào…)  Phụ huynh phấn khởi vì có được hồ sơ, bằng chứng về sự phát triển và tiến bộ của con mình, từ đó tham gia tích cực vào việc học của con. Đồng thời một số cha mẹ cũng trở thành người cùng lập hồ sơ đánh giá( cung cấp hình ảnh, câu hỏi, hành vi…của trẻ)  Với những biện pháp quan sát trẻ bằng hình ảnh đã giúp giáo viên lập nội dung, kế hoạch phù hợp nhu cầu, khả năng trẻ , trẻ tham gia hoạt động hứng thú , tích cực.  Thực hiện được việc định hướng và phát triển kịp thời cho trẻ Kết luận : Áp dụng hình thức quan sát ,ghi chép để lập hồ sơ đánh giá đã giúp giáo viên thấy được khả năng từng trẻ và những tiến bộ rõ rệt của từng cá nhân để từ đó có phương pháp giáo dục thích hợp .Tuy nhiên, khi nhân diện ra các lớp tại trường cần nghiên cứu tạo điều kiện cho giáo viên lúc nào cũng có máy chụp hình tại lớp để ghi lại hình ảnh của trẻ . Trương Thị Việt Liên Hiệu phó chuyên môn-Trường Mầm non Quận-Q11 TP Hồ Chí Minh . GIỚI THIỆU CÁCH LẬP HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC Trường MN Quận _ Quận 11 Mục đính-yêu cầu:  Tạo cho GV có thói quen quan sát, ghi chép quá trình họat động của trẻ. qua hồ sơ đánh giá trên ,giáo viên lập nội dung, kế hoạch hoạt động phù hợp nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ. Qua việc quan sát trẻ, giáo viên định hướng phát triển tiếp cho trẻ các mặt trong. dõi, đánh giá quá trình tiến bộ của trẻ bằng hình ảnh( chụp) trong ngày theo từng họat động.Ghi chép các họat động, những cố gắng của trẻ, nhận xét trẻ đã đạt được mục tiêu gì trong chương trình

- Xem thêm -

Xem thêm: GIỚI THIỆU CÁCH LẬP HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC Trường MN ppt, GIỚI THIỆU CÁCH LẬP HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC Trường MN ppt,

Đánh giá trong giáo dục là một bộ phận hợp thành rất quan trọng của quá trình giáo dục, có vai trò phản hồi và tích cực trong việc điều chỉnh biện pháp tác động, hình thức tác động, nội dung giáo dục… hướng đến đạt mục tiêu.

Đánh giá sự phát triển của trẻ trong giáo dục mầm non (GDMN) là gì và khác biệt gì so với các cấp học khác?

Đánh giá sự phát triển của trẻ trong giáo dục mầm non là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình GDMN nhận định về sự phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.

Đánh giá trẻ trong GDMN xác định mức độ phát triển của trẻ so với mục tiêu của từng độ tuổi để có biện pháp thích hợp giúp trẻ tiến bộ. Đánh giá trẻ bao gồm: đánh giá hằng ngày và đánh giá theo giai đoạn. Ðánh giá sự phát triển của trẻ qua các hoạt động, các giai đoạn cho ta biết được những biểu hiện về tâm sinh lý của trẻ hàng ngày, sự phát triển toàn diện của trẻ qua từng giai đoạn, khả năng sẵn sàng, chiều hướng phát triển của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo từ đó có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau:

- Ðánh giá trẻ thường xuyên giúp giáo viên có được thông tin về sự tiến bộ của trẻ trong một thời gian dài;

- Xác định được những khó khăn và nguyên nhân cụ thể trong sự phát triển của trẻ làm cơ sở để giáo viên đưa ra các tác động giáo dục phù hợp với trẻ;

- Giúp giáo viên biết được hiệu quả của các hoạt động, mức độ kết quả đạt được theo dự kiến, làm sáng tỏ những vấn đề đòi hỏi phải có kế hoạch bổ sung;

- Ðánh giá là cơ sở để xác định những nhu cầu giáo dục cá nhân đứa trẻ, căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch tiếp theo;

- Làm cơ sở để trao đổi, đưa ra những quyết định phối hợp trong giáo dục trẻ với cha mẹ trẻ, với giáo viên nhóm/lớp hoặc cơ sở giáo dục khác nơi sẽ tiếp nhận trẻ tiếp theo;

- Làm cơ sở đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhóm/ lớp/ trường/ địa phương.

Nội dung đánh giá sự phát triển của trẻ trong trường mầm non gồm: Đánh giá sự phát triển về các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.

Hồ sơ đánh giá trẻ mầm non

Hoạt động trải nghiệm tại trường mầm non Mường Báng số 2, huyện Tủa Chùa

Về phương pháp đánh giá: Khác với các cấp học khác, chủ yếu đánh giá chất lượng học tập của học sinh qua các bài kiểm tra, các bài tập được đánh giá bằng điểm số, giáo dục mầm non theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ thông qua: quan sát tự nhiên; trò chuyện với trẻ; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; sử dụng tình huống; trao đổi với phụ huynh. Tuy nhiên, quan sát tự nhiên là phương pháp được sử dụng chủ yếu nhất trong trường mầm non.

Về hình thức: Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ trong nhà trường chủ yếu do giáo viên tiến hành trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Các cán bộ quản lí giáo dục tiến hành đánh giá với các mục đích khác nhau nhưng cùng hướng đến là làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Đánh giá trẻ hằng ngày nhằm mục đích gì, đánh giá những gì và đánh giá như thế nào?

Hằng ngày giáo viên đánh giá những diễn biến tâm, sinh lý của trẻ trong các hoạt động, nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.

Hằng ngày giáo viên thực hiện đánh giá về tình trạng sức khoẻ, thái độ, trạng thái cảm xúc, hành vi, kiến thức và kỹ năng của trẻ.

Đánh giá thông qua quan sát trò chuyện, giao tiếp với trẻ; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ, trao đổi với phụ huynh giáo viên theo dõi trẻ trong các hoạt động, ghi chép lại những tiến bộ rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để điều chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục cho phù hợp với trình độ phát triển của mỗi trẻ.

Đánh giá trẻ theo giai đoạn hướng tới mục đích gì, đánh giá những gì và đánh giá như thế nào?

Nhằm xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn/chủ đề tiếp theo, giáo viên tiến hành đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo giai đoạn về các lĩnh vực phát triển: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm-kỹ năng xã hội (đối với trẻ nhà trẻ) và thẩm mỹ (đối với trẻ mẫu giáo).

Theo giai đoạn, giáo viên đánh giá kết quả đạt được của trẻ so với mục tiêu của chủ đề (đối với trẻ mẫu giáo), mục tiêu phát triển của độ tuổi (đối với trẻ nhà trẻ) về các lĩnh vực phát triển theo quy định của chương trình GDMN hoặc theo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ được xác định của chủ đề giáo dục/giai đoạn. Đồng thời đánh giá sự phù hợp của những nội dung cũng như các hoạt động giáo dục của chủ đề/tháng với năng lực của trẻ, xác định nguyên nhân để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục của chủ đề/giai đoạn giáo dục tiếp theo.

Để đánh giá sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, giáo viên kết hợp sử dụng một hoặc nhiều phương pháp như: quan sát, trò chuyện, giao tiếp với trẻ, cho trẻ thực hiện một số bài tập, phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ, sử dụng tình huống có vấn đề hay trao đổi với phụ huynh để đánh giá sự phát triển của trẻ so với mục tiêu giáo dục, kết quả mong đợi của từng độ tuổi.

Đối với trẻ nhà trẻ, đánh giá vào thời điểm cuối độ tuổi (6, 12, 18, 24 và 36 tháng tuổi) dựa vào các chỉ số theo các giai đoạn phát triển của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo, đánh giá theo các chỉ số phát triển của độ tuổi vào thời điểm cuối năm học căn cứ vào kết quả đánh giá các chủ đề, đánh giá hằng ngày và có thể thực hiện đánh giá các chỉ số thông qua các bài tập dưới hình thức các trò chơi, tình huống...

Hồ sơ đánh giá trẻ mầm non

Giao lưu tiếng Anh các bé 5 tuổi tại trường mầm non Thanh Xương, huyện Điện Biên

Đánh giá sự phát triển giai đoạn cuối độ tuổi của trẻ với mục đích gì, đánh giá những gì và đánh giá như thế nào?

Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ sau một quá trình giáo dục có thể là căn cứ đề xuất xây dựng, điều chỉnh kế hoạch giáo dục năm, kế hoạch hoạt động chủ đề, các điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ: về cơ sở vật chất, về thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, về nhân lực, thời gian, về chính sách… nhằm tác động tích cực đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Nội dung đánh giá tập trung vào đánh giá mức độ phát triển của trẻ ở các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội, thẩm mỹ ở cuối mỗi độ tuổi so với mục tiêu giáo dục theo từng độ tuổi.

Đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi được tiến hành vào tháng cuối cùng của năm học.

Các phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và sử dụng của giáo viên sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của lớp, của trường. Giáo viên có thể sử dụng kết quả đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ sau chủ đề để làm cơ sở đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi.

Kết quả đánh giá được ghi vào phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ, được lưu vào hồ sơ cá nhân và thông báo cho cha mẹ trẻ cũng như giáo viên phụ trách nơi trẻ sẽ nhập học tiếp theo để cùng phối hợp đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp.

Để thực hiện đảm bảo thực chất, hiệu quả hoạt động đánh giá chất lượng trẻ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cần lưu ý:

Một là, đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có.

Hai là, đánh giá sự phát triển của trẻ phải dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.

Ba là, đánh giá sự phát triển của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp.

Bốn là, tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ về hứng thú, cách thức và tốc độ học tập; chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.

Năm là, kết quả đánh giá sự phát triển của cá nhân trẻ, của nhóm, lớp không sử dụng để đánh giá thi đua, thành tích của giáo viên, của tập thể nhóm lớp, không xếp loại trẻ, không dùng để so sánh giữa các trẻ hoặc tuyển chọn trẻ vào lớp một.

Hồ sơ quản lý trẻ em trường mầm non gồm những gì?

1. Hồ sơ quản lý trẻ em bao gồm: - Đơn, cam kết xin gửi trẻ; Thông tin của trẻ; sổ theo dõi sức khỏe; phiếu đánh giá trẻ cuối độ tuổi; hồ sơ đánh giá trẻ em theo Chuẩn phát triển; sổ theo dõi trẻ em trong độ tuổi chuyển đi, chuyển đến; - Hồ sơ quản lý trẻ em học hòa nhập (nếu có).

Quy trình đánh giá ngoài trường mầm non bao gồm bao nhiêu bước?

Quy trình tự đánh giá (TĐG) trường mầm non gồm 7 bước được quy định tại Điều 23, Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.

Đánh giá trong giáo dục mầm non là gì?

Trong giáo dục mầm non, đánh giá là một phương pháp quan trọng để đo lường sự tiến bộ của trẻ trong quá trình học tập và phát triển. Đây là một quá trình đánh giá cần được thực hiện đúng cách. Để đảm bảo rằng các bé được hỗ trợ và định hướng phát triển theo đúng hướng nhất.

Mục đích của đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non là gì?

Quá trình phát triển của con bạn cần phải được đánh giá điều này sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ chậm phát triển tâm thần, chiều cao, hay sự tăng trưởng của trẻ nhanh hay chậm. Qua đó giúp bạn có kế hoạch điều chỉnh cách chăm sóc, nuôi dạy phù hợp và hiệu quả.