Chuyên gia nga đánh giá về sửa đổi hiến pháp

Ông Putin nhấn mạnh, các sửa đổi Hiến pháp là để đảm bảo pháp lý cơ bản trong lĩnh vực quan hệ xã hội và lao động cũng như các nguyên tắc hợp tác với các đối tác quốc tế của Nga.

Ông cũng yêu cầu người đứng đầu các chủ thể của Liên bang Nga góp sức để tổ chức cuộc bỏ phiếu quan trọng này, phải bảo đảm an toàn và sức khỏe của người dân do dịch COVID-19 vẫn chưa chấm dứt.

Việc ấn định ngày tổ chức vào đầu tháng 7 được người đứng đầu nước Nga xem xét trên quan điểm pháp lý và cả tình hình dịch bệnh hiện tại.

Sửa đổi Hiến pháp, cho phép ông Putin ra tranh cử vào năm 2024

Việc sửa đổi Hiến pháp đưa ra thay đổi về nhiệm kỳ Tổng thống, cho phép Tổng thống đương nhiệm là ông Putin ra tranh cử vào năm 2024, nhận được sự quan tâm lớn nhất từ nước ngoài, đặc biệt là từ báo giới Mỹ và phương Tây.

Tuy nhiên, theo kết quả được công bố mới đây nhất của Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga (VSIOM), có đến 95% người dân Nga khi được hỏi cho rằng quan trọng nhất đối với họ là những sửa đổi nhấn mạnh "bất kể tình hình kinh tế bên ngoài như thế nào thì mức độ đảm bảo xã hội sẽ không thay đổi".

Chuyên gia nga đánh giá về sửa đổi hiến pháp

Theo đó, Nhà nước Nga tập trung vào bảo vệ lợi ích công dân, từ những quy định về mức lương tối thiểu, chỉ số lương hưu đến việc đảm bảo chất lượng y tế cho người già và trẻ em.

Bên cạnh đó, rất nhiều người đánh giá việc cần thiết phải củng cố trong Hiến pháp điều khoản về bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và quyền bất khả xâm phạm quốc gia, hay như việc sửa đổi, củng cố vị thế của Nga như một quốc gia hỗ trợ và tăng cường hòa bình và an ninh quốc tế. 75% người Nga cho rằng cần phải công nhận Hiến pháp LB Nga cao hơn so với luật pháp quốc tế.

Hơn 60% người dân ủng hộ quyết định sửa đổi Hiến pháp

Hiến pháp sửa đổi sẽ thay đổi cấu trúc của chính quyền, tăng trách nhiệm của Duma Quốc gia cũng như Hội đồng Liên bang. Cụ thể như các nghị sĩ Quốc hội sẽ có quyền bầu chọn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng thay vì Tổng thống bổ nhiệm như trước đây. Có nghĩa là nâng cao vai trò của Quốc hội trong việc hình thành nội các. Điều này được cho là mang lại sự ổn định và bền vững hơn cho hệ thống chính trị.

Ngoài ra, việc đảm bảo lợi ích xã hội toàn dân trở thành nền tảng của chính sách kinh tế theo Hiến pháp sửa đổi được xem là sự xác nhận thể chế của một quốc gia định hướng xã hội.

Rõ ràng không riêng gì với nước Nga, đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều xáo trộn trong đời sống xã hội, khiến nền kinh tế tê liệt. Vì thế, hơn bao giờ hết, người dân Nga trông chờ vào sự ổn định, ổn định mới có thể phát triển đất nước.

Kể từ khi nắm quyền cách đây 20 năm, ông Putin vẫn luôn nhận được sự ủng hộ của phần đông người dân Nga. Theo kết quả thăm dò dư luận mới nhất, quyết định sửa đổi Hiến pháp có được sự ủng hộ của hơn 60% người dân.

Tại Việt Nam, ngoài Hà Nội còn có Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng - nơi có cơ quan đại diện ngoại giao của Nga tại Việt Nam cũng là hai địa điểm tiếp nhận phiếu bầu của công dân Nga.

Chuyên gia nga đánh giá về sửa đổi hiến pháp
Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov bỏ phiếu về việc tán thành các sửa đổi Hiếp pháp Liên bang Nga. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp, do Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đề xuất hồi tháng 1/2020, ban đầu dự kiến được tổ chức vào ngày 22/4 song đã bị hoãn do dịch COVID-19. Sau đó, tình hình dịch bệnh có chiều hướng thuyên giảm, cuộc bỏ phiếu được tổ chức lại vào ngày 1/7, nhưng nhiều điểm bỏ phiếu đã mở từ 25/6 nhằm tránh tập trung đông người, hôm nay là ngày bỏ phiếu chính.

Theo Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov, tính đến hết ngày 30/6, đã có hơn 40% người dân Nga đi bỏ phiếu, tỷ lệ tương đối cao. Ở Nga, ngày bỏ phiếu chính là ngày nghỉ, song tại Việt Nam vẫn là ngày làm việc, do đó để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho công dân Nga, các điểm bỏ phiếu tại Việt Nam sẽ mở cửa đến 20 giờ cùng ngày.

Cũng theo Đại sứ K.Vnukov, dự thảo Hiến pháp mới của Nga bao gồm hơn 200 điểm sửa đổi bao trùm nhiều lĩnh vực trong hệ thống chính trị của đất nước như tăng cường các biện pháp bảo trợ xã hội; tăng cường vai trò của Hội đồng Nhà nước, Đuma Quốc gia (Hạ viện), Hội đồng Liên bang (Thượng viện)… Ngoài ra, trong lần sửa đổi này, vai trò của cương vị tổng thống cũng bị siết chặt, theo đó áp dụng thêm nhiều điều khoản mới, quyền lực bị giảm, nhưng xóa bỏ số lượng các nhiệm kỳ tổng thống đối với các cựu tổng thống và tổng thống đương nhiệm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đương kim Tổng thống Vladimir Putin có quyền ra tranh cử lại vào năm 2024, nếu bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi được thông qua.

Chuyên gia nga đánh giá về sửa đổi hiến pháp
Công dân Nga tại Việt Nam bỏ phiếu về việc tán thành các sửa đổi Hiếp pháp Liên bang Nga. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Sau khi quá trình bỏ phiếu hoàn tất, nếu dự thảo Hiến pháp nhận được số phiếu ủng hộ quá bán, tức là hơn 50% số phiếu ủng hộ, các sửa đổi sẽ có hiệu lực vào ngày kết quả bỏ phiếu được công bố.