Chuyển phôi sau bao lâu thì phôi làm tổ

Chuyển phôi sau bao lâu thì phôi làm tổ

Nhờ sự phát triển của y học mà hiện nay rất nhiều cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn vẫn có cơ hội được làm bố, làm mẹ. Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản giúp mang lại hiệu quả cao, được nhiều cặp vợ chồng thực hiện và thành công.

Để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm thành công thì giai đoạn chuyển phôi rất quan trọng, có nhiều người thắc mắc không biết sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ hay sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai? Tuy nhiên, để trả lời được thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm sẽ tạo thành phôi đông lạnh trong thời gian nhất định mới được chuyển phôi vào tử cung của người phụ nữ, những dấu hiệu chuyển phôi thành công sẽ được thể hiện rất rõ trên cơ thể người mẹ.

Chuyển phôi bao nhiêu ngày thì phôi làm tổ? Đó là cả một quá trình, sau chuyển phôi ngày thứ 1, 2, 3, 4.. cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện những dấu hiệu như buồn tiểu, tiểu rất nhiều lần, đau đầu ti... Ngày thứ 5 sau chuyển phôi là thời điểm rất quan trọng vì là lúc phôi tìm chỗ làm tổ, những ngày này, mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống, vận động cũng như để ý đến những dấu hiệu chuyển phôi thành công để có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý.

Một số dấu hiệu chuyển phôi thành công có thể thấy rõ chính là:

  • Đau nặng bụng dưới, thỉnh thoảng lại nhói lên
  • Căng tức ngực, đau đầu ti, khó thở, đau đầu
  • Đau lưng, đau hai bên hông eo
  • Có trường hợp ra chút máu

Cũng có trường hợp dù mẹ không có dấu hiệu chuyển phôi thành công nào nhưng thử thai vẫn lên 2 vạch, hãy lắng nghe cơ thể mình và đừng quá lo lắng vì tinh thần là yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên thành công của lần thụ tinh trong ống nghiệm.

Thông thường thì sau chuyển phôi khoảng 5 ngày phôi thai sẽ làm tổ, tuy nhiên, mỗi trường hợp sẽ có những ngày thai làm tổ khác nhau, có người có dấu hiệu hiệu chuyển phôi thành công sớm, có người thấy muộn, có người không thấy, chính vì vậy, dù kết quả thế nào thì quan trọng nhất vẫn là Tâm lý thoải mái, con cái là lộc của trời cho và lựa chọn bác sĩ giỏi, cơ sở làm thụ tinh trong ống nghiệm uy tín sẽ giúp đưa con về với bố mẹ nhanh, dễ dàng hơn. Chúc các mẹ nhanh được đón con yêu khỏe mạnh.

  • 15:53 14/01/2022
  • Xếp hạng 4.81/5 với 20117 phiếu bầu

Hỏi

Thưa bác sĩ. Em muốn hỏi sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ? Mong nhận được những chia sẻ của bác sĩ.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ câu hỏi “Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ?” tới Vinmec. Tùy thuộc vào loại chuyển phôi: chuyển phôi ngày ba và chuyển phôi ngày năm

  • Theo sinh lý thì sau 6-8 ngày khi trứng được thụ tinh thì phôi sẽ làm tổ trong buồng tử cung.
  • Theo thụ tinh ống nghiệm sau khi chuyển phôi khoảng 3 ngày thì phôi sẽ bắt đầu làm tổ.

Nếu cần tư vấn chuyên sâu hơn, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Trung tâm hỗ trợ sinh sản thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, thăm khám và có những chia sẻ cụ thể. Trân trọng.


Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Xuyến - Bác sĩ lâm sàng - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Các nội dung tư vấn khác

Chị em sau khi thực hiện những bước cuối cùng của quy trình IVF đều rất muốn biết sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ. Dưới đây là giải đáp chi tiết của chuyên gia sản khoa uy tín.

Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ?

Phôi làm tổ thành công trong buồng tử cung đồng nghĩa với việc bạn đã mang thai thực sự. Nếu dùng que thử thai lúc này, chị em sẽ thấy xuất hiện 2 vạch.

Nhưng để giải đáp chính xác thắc mắc sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ, chị em cần hiểu rõ về quá trình chuyển phôi và thụ thai.

Chuyển phôi sau bao lâu thì phôi làm tổ
Hình ảnh phôi thai đạt tiêu chuẩn được chuyển phôi vào tử cung người mẹ

Sau khi trứng được thụ tinh thành công, phát triển thành phôi thai trong phòng thí nghiệm. Sau 48 tiếng, bác sĩ sẽ chọn những phôi đạt chất lượng tốt nhất để cấy/chuyển vào cơ thể người mẹ.

Tuy nhiên, cơ thể người mẹ phải khỏe mạnh ổn định, tử cung thuận lợi cho quá trình thụ thai.

Ngược lại, nếu không đạt yêu cầu, phôi sẽ được trữ đông để chờ người mẹ đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Sau khi chuyển phôi từ 2 – 3 ngày phôi sẽ bắt đầu làm tổ. Những chị em có cơ địa nhạy cảm sẽ thấy ngay những dấu hiệu mang thai sớm. Khả năng đậu thai của chị em tới 80%.

Nhưng để biết chính xác sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ thành công, chị em nên chờ đến ngày thứ 14 rồi dùng que thử thai để xác định chính xác bạn đã có thai chưa.

Chuyển phôi sau bao lâu thì phôi làm tổ
Sau chuyển phôi 14 ngày, bạn sẽ biết chắc chắn phôi đã làm tổ thành công hay chưa

Muốn biết chính xác hơn, chị em có thể xét nghiệm máu để đo nồng độ beta HCG tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Nếu nồng đồ beta HCG >25mIU/ml có nghĩa bạn đã chuyển phôi thành công, phôi đang làm tổ trong buồng tử cung.

Hormone HCG chỉ sản sinh trong cơ thể phụ nữ mang thai. Nồng độ HCG sẽ càng ngày càng tăng cao cho đến khi mẹ bầu sinh con.

Lúc thử thai là thời điểm chị em cần giữ tâm lý bình tĩnh và lạc quan. Sự vui vẻ và tin tưởng vào những điều tích cực sẽ giúp con yêu sớm về bên bạn hơn.

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn

Chuyển phôi sau bao lâu thì phôi làm tổ

Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi

Sau chuyển phôi thành công, chị em sẽ có những dấu hiệu có thai điển hình như sau:

Cảm giác nặng bụng, nhói đau

Khi đưa phôi thai vào trong tử cung người mẹ, phôi thai sẽ di chuyển quanh tử cung và vẫn tiếp tục quá trình phân chia tạo thành các tế bào.

Khi phôi thai làm tổ thành công trong buồng tử cung, chị em sẽ thấy bụng dưới hơi đau tức nhẹ, kèm theo cảm giác nặng bụng.

Vì vậy, chị em thực hiện IVF cần chú ý sau chuyển phôi cần hạn chế đi lại, vận động mạnh, quan hệ tình dục để phôi thai bám chắc vào tử cung.

Chuyển phôi sau bao lâu thì phôi làm tổ
Chị em thực hiện IVF thành công sẽ có cảm giác đau tức bụng khi phôi thai làm tổ thành công

Ngực to hơn

Một trong những dấu hiệu mang thai thành công sau chuyển phôi chị em sẽ thấy bầu ngực mình to hơn.  Ngực có cảm giác hơi căng tức. Nếu chị em thấy ngực một bên to, một bên nhỏ cũng đừng lo, đây hoàn toàn là dấu hiệu bình thường. Ở những tháng mang thai tiếp theo, kích thước bầu ngực của chị em sẽ to hơn và cân đối hơn.

► Xem ngay: Những kiến thức mang thai mới nhất cho bà bầu hiện nay

Cơ thể mệt mỏi

Sau chuyển phôi 14 ngày thì phôi làm tổ, đa số chị em sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi hơn.

Điều này cho thấy phôi đã làm tổ được bên trong tử cung. Lúc này cơ thể người mẹ cần tăng tốc để chuẩn bị cho quá trình thai nhi phát triển trong bụng mẹ.

Bạn hãy nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn nếu cảm thấy quá mỏi mệt.

Chuyển phôi sau bao lâu thì phôi làm tổ
Chị em sau khi chuyển phôi cần nghỉ ngơi tuyệt đối để đảm bảo phôi thai bám chặt vào thành tử cung

Ra máu báo thai

Sau khi phôi làm tổ thành công, một số mẹ bầu có dấu hiệu ra máu báo thai. Đừng vội vàng hốt hoảng, lo lắng. Nguyên nhân ra máu báo thai là do lúc phôi di chuyển trong tử cung để tìm chỗ làm tổ khiến một số tế bào nội mạc tử cung bị tổn thương khiến chảy máu âm đạo.

Đây cũng là biểu hiện có thai tự nhiên, xuất hiện trong 1-2 ngày.

Lượng máu báo chảy thường rất ít, chỉ có một vài vệt hồng hoặc hơi nâu sẫm, đôi khi chị em không để ý hoặc bỏ qua.

Ra nhiều khí hư trắng

Khi chuyển phôi thành công, lượng hormone nội tiết trong cơ thể người phụ nữ tăng lên nhanh chóng. Chị em sẽ thấy âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, khí hư trắng ra nhiều hơn bình thường, đôi khi có cảm giác ngứa âm đạo.

Hiện tượng này chỉ xuất hiện ít lâu rồi biến mất. Do vậy, nếu thấy ra nhiều khí hư trắng có nghĩa bạn đã thụ thai thành công rồi đấy.

Tăng thân nhiệt

Nếu phôi làm tổ thành công, thân nhiệt của chị em sẽ cao hơn bình thường.

Khi đo nhiệt kế, thân nhiệt của bạn ở mức 37-37,5. Điều này khiến chị em thấy cơ thể nóng hơn, cảm giác bí bức, ra nhiều mồ hôi, có thể có mụn.

Hiện tượng tăng thân nhiệt là do nồng độ hormone trong cơ thể người mẹ tạo ra. Đồng thời, tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể chị em cũng tăng cao để đảm bảo quá trình cung cấp dinh dưỡng cho bào thai.

Những lưu ý giúp tăng tỷ lệ thành công sau chuyển phôi

  • Chuyển phôi sau bao lâu thì phôi làm tổ
    Sau chuyển phôi kiêng ăn gì để thai nhi bám chặt, khỏe mạnh? - Sau chuyển phôi kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều chị em thực hiện thụ tinh nhân tạo quan tâm tìm hiểu. Nội dung bài viết1 Chuyển phôi là gì?2 Thực phẩm cần kiêng ăn sau chuyển phôi3 Những lưu ý khác để  sau chuyển phôi thành công Chuyển phôi là gì? Chuyển phôi là bước thứ hai vô cùng quan trọng trong quá trình thụ tinh nhân tạo. Sau khi trứng được thụ tinh thành công trong phòng thí nghiệm, khoàng 2 ngày sau, bác sĩ sẽ cấy phôi hoặc chuyển phôi vào trong tử cung người mẹ...

Ít nhất sau 10-14 ngày chuyển phôi, người  mẹ cần được chăm sóc đặc biệt để giúp phôi thai bám chặt thành tử cung, phát triển khỏe mạnh.

Muốn vậy, chị em cần thực hiện một số lưu ý dưới đây:

  • Thực đơn mỗi ngày cần có đủ 4 nhóm chất:chất đạm, tinh bột, chất béo, chất đường.
  • Ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, đặc biệt khi cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau xanh và trái cây tươi.
  • Hạn chế các thực phẩm cay, nóng dễ gây táo bón cho mẹ bầu. Mẹ bầu sau chuyển phôi IVF nếu bị táo bón sẽ dẫn tới hiện tượng rặn ép làm phôi thai khó bám vào tử cung
  • Không sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà. Các chất kích thích có thể ảnh hưởng đến việc làm tổ của phôi thai, khiến việc bám vào tử cung khó khăn hơn.
  • Những ngày mới chuyển phôi, chị em nên uống ít nước để tránh đi tiểu nhiều.
  • Không nên sử dụng điện thoại hoặc để các thiết bị điện tử, thu phát sóng trong phòng nghỉ của mẹ bầu vừa chuyển phôi.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ để phôi thai phát triển khỏe mạnh.
  • Chị em vừa chuyển phôi nên hạn chế đi lại nhưng nên nghỉ ngơi trong không gian thoáng đãng, không khí trong lành để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái hơn.
  • Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc thăm khám ngay nếu có thể.

► Tìm hiểu thêm: Các kiến thức hữu ích cho bà bầu tại anthaiphuong.com

Bác Sĩ Nguyễn Huy