Có 2 mã số bhxh làm như thế nào năm 2024

Trước em có làm ở 1 công ty đã có sổ BHXH, nhưng sau đó em nghỉ và không rút BHXH. Hiện tại, em đang làm tại công ty mới, và công ty mới đã mở sổ BHXH mới cho em. Như vậy số sổ BHXH cũ có còn hiệu lực không? Có cần gộp 2 sổ lại không? Nếu sổ cũ em mất rồi, có thể sử dụng 1 sổ mới có được không?

Trả lời bởi:

Đoàn Thị Nguyệt

Câu trả lời:

BHXH Việt Nam trả lời:

Trường hợp của Bạn được quy định tại Khoản 4, Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH như sau: “Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới”. Trường hợp mất sổ BHXH tham gia lần đầu, đề nghị Bạn đến cơ quan BHXH để được hướng dẫn giải quyết.

Chi tiết câu hỏi

Trước đây tôi làm việc trong công ty, rồi nghỉ làm và hưởng BHXH một lần, chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tôi bị thất lạc sổ BHXH cấp lại, Chứng minh nhân dân cũng đã cấp lại. Năm năm sau tôi đi làm, vì không có sổ gốc nên công ty đăng ký làm lại sổ mới. Nay tôi nghỉ làm, vậy tôi phải làm thủ tục gì để rút được BHXH một lần?

Trả lời

BHXH Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Do bà HIệu có 2 mã số BHXH lên cần phải làm thủ tục gộp sổ BHXH, thủ tục gộp sổ BHXH để làm hồ sơ giải quyết BHXH một lần.

Theo Điều 27 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định thực hiện gộp sổ BHXH, thành phần hồ sơ gộp sổ gồm:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

- Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu mất sổ và tờ rời thì bà ghi mã số BHXH trong tờ khai và ghi sổ BHXH mất);

Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 31 Công văn số 2089/VBHN-BHXH:

- Các trường hợp cấp lại, gộp sổ, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: Kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 27 và nộp hồ sơ như sau:

- Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.

- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.

“Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất”.

Hướng dẫn nghiệp vụ liên quan tới việc gộp sổ BHXH của người lao động có nhiều sổ.

6. NLĐ có quá trình tham gia BHXH trùng nhau thì phải giảm quá trình trùng tương ứng, kể cả sổ có thời gian chưa hưởng chế độ mà trùng với sổ có thời gian đã hưởng trợ cấp 1 lần, trợ cấp thất nghiệp cũng phải giảm trùng đến tháng liền kề của sổ đã hưởng trước đó, khi giảm trùng thì phải thu hồi số tiền trợ cấp BHXH đã hưởng (nếu có).

Theo quy định thì một người lao động không được phép có từ 2 quyển sổ bảo hiểm xã hội trở lên. Nếu có trên 2 quyển thì phải làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp của bạn có thời gian đóng trùng bảo hiểm xã hội thì cơ quan BHXH sẽ thu hồi 02 sổ BHXH và cấp lại sổ BHXH là số sổ có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Quyết định 959/QĐ- BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 quy định về việc hoàn trả tiền BHXH do đóng trùng như sau:

Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.

Như vậy, trong trường hợp gộp sổ có thời gian tham gia BHXH bị trùng, bạn sẽ được hoàn trả lại số tiền đóng BHXH trên sổ có thời gian đóng trùng. Bạn có thể đến BHXH quận, huyện nơi bạn cư trú để làm thủ tục gộp sổ.

Hiện nay không hiếm trường hợp người lao động có hai hay nhiều sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) do đi làm tại nhiều đơn vị lao động khác nhau. Vậy trường hợp có 02 sổ BHXH trở lên, người lao động cần làm gì để đảm bảo quyền lợi cho mình?

Mỗi người lao động được cấp mấy sổ BHXH?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được cấp và quản lý sổ BHXH. Mẫu sổ BHXH hiện nay đang được áp dụng theo quy định tại Quyết định 1035/QĐ-BHXH.

Một trong các lưu ý quan trọng được in trên trang 04 của sổ BHXH mà người lao động đang giữ, đó là:

3. Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Theo đó, mỗi người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc chỉ được cấp 01 sổ BHXH duy nhất. Đồng thời mỗi người cũng chỉ được cấp 01 mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất do cơ quan BHXH cấp và được ghi trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (theo điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

Tuy nhiên, trên thực tế, do làm việc tại nhiều nơi và sử dụng đồng thời cả Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân khi làm thủ tục tham gia BHXH nên sẽ xảy ra trường hợp một người lao động có thể sở hữu hai hay nhiều sổ BHXH.

Cần làm gì khi có hai sổ BHXH trở lên?

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH, khi người lao động có từ 02 sổ BHXH trở lên sẽ xảy ra các trường hợp sau:

- Có từ 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng trùng nhau.

- Có từ 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng không trùng nhau.

* Trường hợp có 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng trùng nhau

Căn cứ tại điểm 2.5 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH, trường hợp đóng trùng BHXH sẽ được hoàn trả lại số tiền BHXH đã nộp.

Tại điểm 3.1 khoản 3 Điều 43 Quyết định 595 được sửa bởi khoản 67 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 đã hướng dẫn cụ thể về việc hoàn tiền BHXH khi đóng trùng như sau:

Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi. Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 46.

Như vậy, nếu người lao động có nhiều sổ BHXH có thời gian đóng trùng BHXH thì được cơ quan BHXH hoàn trả số tiền đã đóng thừa, bao gồm cả số tiền người lao động và người sử dụng lao động đã đóng.

Để được hoàn số tiền BHXH nêu trên, người lao động phải thực hiện việc gộp sổ BHXH theo thủ tục sau:

- Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHTN (Mẫu TK1-TS).

+ Photo CMND hoặc căn cước công dân theo số CMND, Căn cước công dân in trên mỗi sổ

+ Các sổ BHXH.

- Nơi nộp: Cơ quan BHXH tỉnh/huyện nơi quản lý hoặc cư trú.

- Thời gian giải quyết:

+ Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.

- Lệ phí: Không.

- Kết quả:

+ Sổ BHXH.

+ Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN.

+ Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS).

Căn cứ: Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021.