Có bao nhiêu nơi làm nấm trên việt nam

Nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao, cung cấp một lượng đáng kể chất đạm, đường bột, nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời là dược liệu quý giá trong việc duy trì, bảo vệ sức khỏe phòng, chống nhiều bệnh và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, hơn nữa, lại là một trong những loại nấm dễ trồng, thời gian thu hoạch nhanh. Dựa vào những đặc tính như trên, nhiều nông dân xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy đã và đang trồng thử nghiệm nấm bào ngư, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao, cung cấp một lượng đáng kể chất đạm, đường bột, nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời là dược liệu quý giá trong việc duy trì, bảo vệ sức khỏe phòng, chống nhiều bệnh và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, hơn nữa, lại là một trong những loại nấm dễ trồng, thời gian thu hoạch nhanh. Dựa vào những đặc tính như trên, nhiều nông dân xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy đã và đang trồng thử nghiệm nấm bào ngư, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Có bao nhiêu nơi làm nấm trên việt nam
Mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình ông Nguyễn Văn Nhặn và bà Trịnh Thị Lệ Hương, tại ấp Tân Hiệp, xã Tân Hội đã có hơn 04 năm trồng nấm bào ngư. Hiện tại, 5.000 phôi nấm của gia đình ông bà đã cho lên kệ đang trong giai đoạn tất bật tưới nước chờ ngày thu hoạch.

Theo ông Nhặn và bà Hương, trồng nấm bào ngư rất dễ chăm sóc và thu hoạch được nhiều đợt, chi phí đầu tư cũng không cao. Nguồn phôi nấm cũng không khó tìm, hiện nay, tại tỉnh Tiền Giang và các tỉnh lân cận đều có sản xuất (01 bịch phôi nấm có giá khoảng 15.000 đồng). Phôi nấm sau khi đem về để lên meo khoảng 02 tháng mở bông gòn ra rồi đậy nắp lại khoảng 10 ngày mở nắp ra, sau đó tưới nước cho có độ ẩm để nấm dễ mọc, một ngày tưới nước 01 - 02 lần. Khi thấy xung quanh nút chai có sợi tơ thì tiến hành tháo nút, khoảng 06 ngày sau nấm bắt đầu mọc ra, tùy theo kích cỡ nấm mà tiến hành thu hoạch. Sau khi thu hoạch nấm xong thì tiến hành vệ sinh nút phôi cho sạch sẽ rồi đậy nắp phôi lại tiếp tục tiến hành tưới nước theo dõi phôi nấm khoảng 15 ngày sau là bắt đầu cho thu hoạch lứa tiếp theo. Đặc biệt, nông dân nên thu hoạch vào sáng sớm nhằm đảm bảo nấm được tươi và bán cho thương lái được giá cao.

Bà Hương chia sẻ: Gia đình tôi có truyền thồng làm nghề nông. Mấy năm gần đây, việc trồng lúa thất bát, giá cả lại không ổn định, nhờ sự hướng dẫn của người quen nên gia đình tôi chuyển sang trồng nấm. Ban đầu, chúng tôi chỉ trồng ít xem như thử nghiệm. Sau một thời gian, nhận thấy năng suất thu hoạch nấm cao, đầu ra tương đối ổn định, mang lại giá trị kinh tế hiệu quả, nên gia đình tôi chuyển hẳn sang trồng nấm cho đến nay.

Hiện nay, tại các chợ nông thôn và khu vực huyện, thị xã, nấm thương phẩm có giá bán lẻ từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, thương lái thu mua tại nhà có giá hơn 40.000 đồng/kg. Qua mỗi lần thu hoạch nấm cho từng đợt gieo, gia đình ông Nhặn, bà Hương thu lợi nhuận hàng chục triệu đồng. Nếu so với các loại cây trồng mà nông dân xã Tân Hội trồng trước đây như lúa và sen thì trồng nấm chỉ cực vào lúc thu hoạch và xử lý nắp phôi. Đối với không gian để trồng nấm bào ngư, nông dân có thể tận dụng sàn nhà làm nơi nuôi trồng nấm.

Mặc dù đây là mô hình mới trồng thử nghiệm, nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế. Từ đó, giúp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và tăng thu nhập cho hộ gia đình, góp phần thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã Tân Hội.

Ông Nguyễn Văn Khanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hội cho biết: Sau khi phát động phong trào thi đua "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi", Hội Nông dân xã Tân Hội đã tích cực vận động, khuyến khích hội viên, nông dân thực hiện các mô hình mới, cách làm hay, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Nổi bật là mô hình trồng nấm bào ngư. Dù đây là mô hình còn tương đối mới trên địa bàn xã Tân Hội, nhưng nhiều nông dân đã áp dụng thực hiện thành công. Thời gian tới, Hội Nông dân xã tiếp tục tạo mọi điều kiện hỗ trợ hội viên, nông dân nhân rộng mô hình này.

Với điều kiện đất đai tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhiều năm qua, nông dân xã Tân Hội đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế, giúp tăng nguồn thu nhập ổn định cho nông dân trên vùng đất còn nhiều khó khăn này.

Sản phẩm nấm bào ngư của ông Phạm Văn Triều, xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng được nhiều khách hàng đến thăm quan, chọn mua.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2016, tổng sản lượng nấm của cả nước đạt 136,504 nghìn tấn. Tốc độ tăng trưởng sản lượng nấm qua các năm của Việt Nam đạt bình quân 11,88%/năm. Riêng vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL là khu vực sản xuất nấm lớn nhất khu vực phía Nam, với gần 80.000 tấn nấm/năm.

Nghề trồng nấm ở ĐBSCL đang hình thành một cách tự phát. Người trồng nấm thường tự học hỏi kỹ thuật, mua meo giống ở các khu vực khác để trồng nên hiệu quả còn thấp. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng khí hậu thời tiết lúc mưa dai, lúc lại nắng nóng kéo dài, làm tăng dịch bệnh, năng suất kém. Nông dân sử dụng trộn nhiều loại thuốc kích thích và thuốc trừ sâu, làm cho nấm không an toàn.

Trước thực trạng trên, thời gian qua, người trồng nấm đã thay đổi phương thức sản xuất, trong đó chú trọng tới thời tiết thay đổi bất thường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm.

Ông Phạm Văn Triều, xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, là một trong những nông dân chuyển đổi thành công mô hình trồng nấm bào ngư xám. Theo ông tính toán, với diện tích trại là 100m2, chất 8.000 bịch phôi và chi phí xây dựng cơ bản và meo giống là 100 triệu đồng. Năng suất thực tế 250g/bịch, tổng cộng thu được là 2 tấn nấm, với giá bán dao động từ 40.000-50.000 đồng/kg, thu được 82 triệu đồng. Trừ tất cả các khoản chi phí, lãi thu về được 21 triệu đồng.

Ông Triều chia sẻ: “Lúc trước, tôi trồng nấm cực lắm, tốn công rất nhiều, suốt này dầm mưa, dầm nắng. Nay trồng nấm theo công nghệ sản xuất hiện đại, ít công chăm sóc, mỗi ngày chỉ phun nước 3 lần, mỗi lần khoảng 3 phút, mà không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng vôi để khử trùng nền trại và sử dụng cồn 900 vệ sinh dụng cụ thu hoạch. Nhưng khó khăn lớn nhất là đầu ra của sản phẩm chưa ổn định, chưa có nơi thu mua số lượng lớn, nên tôi không dám mở rộng khu sản xuất”,

Tại tỉnh Hậu Giang, hiện nay số lượng nông dân trồng nấm rơm trong nhà trên 40 hộ, với quy mô từ 48-200m2 tập trung chủ yếu ở thị xã Long Mỹ, huyện Long Mỹ và huyện Vị Thuỷ. Hằng năm, nông dân sản xuất từ 6-7 vụ, sản lượng trung bình mỗi ngày có thể cung cấp trên 3 tấn nấm tươi. Tuy nhiên, đầu ra sản phẩm của các hộ chủ yếu là bán lẻ, chưa có một đơn vị nào bao tiêu sản phẩm.

Là một trong những tỉnh phát triển mạnh nghề nấm, bà Võ Thị Thanh Vân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang chia sẻ, hiện tại, tỉnh có khoảng 104 hộ tham gia sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, tập trung chủ yếu là sản xuất nấm rơm và nấm bào ngư. Diện tích sản xuất nấm rơm vào khoảng 5.000ha với sản lượng 60 tấn nấm rơm. Nấm bào ngư đạt 2,0 triệu bịch, ước tính sản đạt 600 tấn nấm tươi. Tốc độ phát triển trung bình đạt 2,32%.

Để phát triển nghề nấm của tỉnh hiệu quả, địa phương xác định, tiếp tục hướng đến sản xuất theo công nghệ cao, tập huấn cập nhật kỹ thuật mới cho nông dân. Bên cạnh đó, các điểm trình diễn mô hình trồng nấm rơm trong nhà, nấm bào ngư với các diện tích, quy mô lớn.

“Tỉnh sẽ tăng cường giải pháp, mời gọi doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn, hỗ trợ chính sách tín dụng để bà con nông dân có điều kiện chuyển đổi mô hình sản xuất tăng thu nhập cao cho người trồng nấm ăn”, bà Vân cho biết.