Cố ca sĩ duy khánh là ai?

Âm nhạc của Duy Khánh đậm dấu ấn âm hưởng dân ca miền Trung. Ngay từ khi sớm nổi tiếng với những ca khúc của Phạm Duy, ca sĩ Duy Khánh đã định hình cho mình một phong cách âm nhạc dân gian...

Giọng hát Duy Khánh (1936-2003) sớm có sức cạnh tranh một thời với các giọng ca Hùng Cường, Nhật Trường và Chế Linh. Tuy mỗi người một màu sắc khác nhau nhưng Duy Khánh có làn hơi khỏe và ngân dài khó ai địch nổi. Hơn nữa, Duy Khánh lại chuyên hát dòng nhạc quê hương tạo nên “đặc sản” cho riêng mình.

Cả cuộc đời Duy Khánh chỉ hát về quê hương với âm sắc ngọt ngào trong sáng pha chút u buồn nhưng không ủy mị.

Một trò chơi “Trời cho”

Ngay khi biết cậu nhỏ Diệp (Nguyễn Văn Diệp, tên khai sinh của Duy Khánh) cứ ca hát suốt ngày chả chịu học hành, ông bố đã cấm tiệt. Nhưng cậu nhỏ Diệp đâu dễ bỏ thói quen. Mỗi khi đi học hay đến trường, cậu Diệp thường trốn đi tập hát. Nhiều đêm cậu còn đóng kín cửa, chui đầu vào chum gạo hát véo von cho đến sáng mới thôi.

Giọng hát tự nhiên trong trẻo vang ngân được ông trời ban cho đã tạo nên tính cách lãng mạn bay bổng của Diệp. Cậu mong ước sau này trở thành ca sĩ làm rạng danh gia tộc thuộc dòng dõi “Quận công” từ thời ông nội để lại. Sau khi tốt nghiệp cấp hai, Diệp được gia đình cho chuyển từ quê Quảng Trị vào Huế học lên Trung học toàn phần (1952).

Cố ca sĩ duy khánh là ai?
Cố nhạc sĩ, ca sĩ Duy Khánh lúc trẻ.

Được vào Huế như chim sổ lồng, cậu Diệp chỉ tập trung vào đàn ca sáo nhị, hát hò thâu đêm. Diệp trở thành ca sĩ chính của ban nhạc trẻ ở Huế. Cậu còn được mời về Sài Gòn tham gia các chương trình phụ diễn ở các rạp chiếu bóng. Thậm chí, dù mới chỉ 16 tuổi, Diệp còn được hát chung với ca sĩ nổi tiếng Tuyết Mai lúc bấy giờ. Cậu tự lấy nghệ danh cho mình là Tăng Hồng và mạnh dạn dự thi đơn ca tại đài Pháp Á tổ chức ở Huế (1955).

Ai ngờ, giọng hát của Tăng Hồng đoạt giải Nhất với ca khúc “Trăng thanh bình”. Giải thưởng như một sự khẳng định tài năng ca hát của Diệp. Năm sau cậu bỏ học trốn gia đình vào Sài Gòn lập nghiệp.

Sài Gòn vào năm 1956 đang nở rộ trào lưu tân nhạc. Không khí âm nhạc rất sôi nổi cùng với sự hiện diện lừng lẫy của Thanh Thúy, Thái Thanh, Thái Hằng, thêm nữa nào là Phạm Duy, Duy Trác, Nhật Trường, Chế Linh, Hùng Cường…

Ca sĩ Duy Khánh (Duy từ tên Phạm Duy; Khánh là tên bạn thân của Diệp từ nhỏ) lúc đó không mấy được chú ý. Không ngờ, chỉ mới nghe Duy Khánh hát thử, nhạc sĩ Phạm Duy lập tức mời anh tham gia chương trình ca nhạc Hoa Xuân. Đặc biệt Duy Khánh được chọn cùng danh ca Thái Thanh hát hai ca khúc của Phạm Duy thì mọi sự thay đổi hẳn đối với Duy Khánh. Đó là thời điểm năm 1965, Duy Khánh nổi lên trên bầu trời âm nhạc với hai ca khúc “Con đường cái quan” và “Mẹ Việt Nam”.

Có thể gọi đây là hai bản trường ca đòi hỏi giọng hát cao vút, ngân vang mới biểu hiện được tư tưởng của tác giả. Duy Khánh trình bày chững chạc và có chiều sâu nội tâm. Có thể nói, chỉ giọng nam cao (Terno I) của Duy Khánh mới đủ sức thể hiện được hai tác phẩm này. Từ đó, các ca sĩ gạo cội có cái nhìn khác hẳn với giọng hát của Duy Khánh. Họ nể trọng và thán phục tài năng thiên bẩm của anh.

Sau này người nghe còn nhắc đến tác phẩm “Hòn Vọng phu” qua cặp song ca Duy Khánh - Hoàng Oanh. Ít có nam ca sĩ hát lại bài này vì thấy giọng hát của Duy Khánh đạt tới đỉnh khó vượt qua. Còn nữa, với ca khúc “Vọng ngày xanh”, người nghe cũng đã quen với giọng hát cao vút Thái Thanh. Coi như đó là bài hát độc quyền của Thái Thanh. May ra chỉ có Hùng Cường mới thể hiện phần nào so với Thái Thanh khi biểu diễn ca khúc này. Nhưng đến khi Duy Khánh trình bày thì khác hẳn. Anh đã gây sự náo nhiệt trong khán giả. Đến đoạn kết phải ngân lâu thì Duy Khánh đã thể hiện một khả năng kéo dài bất tận. Khán giả bật dậy vỗ tay tới bốn lần tán thưởng mà tiếng hát Duy Khánh vẫn ngân nhẹ nhàng và dần tan biến vào trong khoảng lặng.

Không ai khác, nhạc sĩ Phạm Duy đã nhận xét: “Trong giọng ca Duy Khánh, nghe âm hưởng của tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh (Huế)”. Ông còn nói ca sĩ Duy Khánh có thể ngân dài tới 21 nhịp và chuyển từ thấp lên cao, vượt quãng hai bát độ một cách thanh thoát như chim bay.

Nỗi buồn xa xứ

Mâu thuẫn nội tâm trong cuộc đời của Duy Khánh đã được báo hiệu từ những ngày anh bước chân sang xứ người (1988). Tưởng như cuộc đời sẽ đổi thay khi cả gia đình được người em bảo lãnh sang Mỹ, nhưng có ngờ đâu, tâm hồn Duy Khánh lại trở nên bạc nhược mệt mỏi. Lòng anh luôn luôn muốn trở về, tâm hồn anh bị xao động vì nỗi nhớ quê hương. Giọng hát đã pha những nghẹn ngào tiếc nuối.

Bên cạnh đó, những sáng tác của Duy Khánh luôn ẩn chứa nỗi sầu thương. Ân oán cuộc đời anh trao gửi hết vào lời ca khi hát về nỗi buồn xa xứ. Mỗi lời cất lên là một nỗi ám ảnh cố hương. Hãy lắng nghe rằng: “Anh ơi, cho dù anh trở về quê hương hoặc còn tha phương. Xin anh còn giữ  vẹn câu thề. Dù gió mưa về vẫn một lòng yêu mến quê. Ngày mai ta xa nhau rồi, nhưng tin trong đời anh sẽ còn gặp tôi. Quê cũ mừng vui” (Xin anh giữ trọn tình quê).

Cho dù đây là bài hát anh đã sáng tác từ hồi 1966 với lời nhắn nhủ người khác đã chia tay bạn bè thân thương khi bỏ xứ xa quê. Vậy mà giờ đây anh hát cho chính mình, khóc vì đã dấn thân tha hương xứ người.

Cố ca sĩ duy khánh là ai?
Cố nhạc sĩ, ca sĩ Duy Khánh thập niên 70.

Phải nói, ca sĩ Duy Khánh là một nhạc sĩ chuyên sáng tác những ca khúc về tình yêu quê hương xuất sắc. Những chùm bài hát về Huế của anh rất đặc sắc và có những bài sống mãi với thời gian như: “Ai ra xứ Huế”, “Sầu cố đô”, “Thương về miền Trung”, “Thư về em gái thành đô”, “Bao giờ em quên”... Anh cũng là một trong số ít ca sĩ có khả năng sáng tác ca khúc như Từ Công Phụng, Chế Linh, Nhật Trường và Đức Huy.

Thực ra Duy Khánh cũng là một trường hợp hiếm có khi vừa mới vào nghề ca hát, anh đã sáng tác khá sớm. Thậm chí từ năm 1959 anh đã có sáng tác rất nổi tiếng là “Thương về miền Trung” hay “Ai ra xứ Huế”. Nhiều người ngỡ ngàng vì anh mới ngoài 20 tuổi chưa có tiếng tăm gì trong làng ca hát nhưng lại mọc mũi sủi tăm qua những sáng tác đầu tay. Chỉ một năm sau, Duy Khánh đã có sáng kiến xuất bản nhạc bướm với chủ đề “1001 Bài ca hay nhất” (1960). Bản nhạc bướm phát hành được nhiều nhạc sĩ ủng hộ vì bản in đẹp và dễ bán. Bản nào cũng được minh họa trình bày khá hấp dẫn.

Trong thời gian sống ở Mỹ, nhạc sĩ Duy Khánh lập trung tâm nhạc Trường Sơn để tự sản xuất đĩa hát và quy tụ những nhạc sĩ nổi tiếng ra mắt Album. Đáng chú ý, Duy Khánh còn mở lớp dạy nhạc cho các con em Việt kiều, ngay tại trung tâm của mình. Lớp học luôn hướng tới tình yêu quê hương qua rất nhiều cung điệu truyền thống.

Âm nhạc của Duy Khánh đậm dấu ấn âm hưởng dân ca miền Trung. Ngay từ khi sớm nổi tiếng với những ca khúc của Phạm Duy, ca sĩ Duy Khánh đã định hình cho mình một phong cách âm nhạc dân gian. Những sáng tác của anh khởi đầu từ thập niên 60 chan chứa nỗi niềm tình quê. Nếu tính từ ca khúc “Đêm nào trăng sáng” (1959) đến “Điệu buồn chia xa” (1994), Duy Khánh đã viết 38 tác phẩm và phát hành 50 Album ca nhạc. Trong thời gian 15 năm sống trên đất Mỹ anh khó sáng tác hơn trước. Nhiều đêm anh đã khóc vì mong muốn được trở về. Nỗi buồn tha hương day dứt tâm hồn anh.

Nhớ quá mẹ hiền, nhớ quá anh em

Khán giả không thể quên đôi mắt đọng sầu của Duy Khánh mỗi khi anh hát ca khúc “Xuân này con không về” và “Người lính già xa quê hương”. Mười lăm năm tha hương. Tết nào anh cũng hát với nấc nghẹn trong con tim. Mọi người vừa nghe vừa nhỏ lệ cùng anh qua lời ca: “Nhớ quá mẹ hiền, nhớ quá anh em. Vẫn thấy quê hương đêm ngày réo gọi. Vẫn thấy trong tim canh cánh đường về. Vẫn thấy nơi đây chỉ là đất tạm. Thầm hẹn ngày về chết giữa quê hương”.

Thật tiếc cho người nghệ sĩ tài hoa này không thực hiện được ước nguyện của mình. Mỗi lần định về lại một lần lỡ hẹn. Đúng đầu xuân năm 2003, Duy Khánh vĩnh viễn ra đi trong cơn bạo bệnh. Đó chính là căn bệnh suy sụp trong tâm hồn.

Dự tang của anh, mọi người thầm lặng đi theo sau xe tang mà vẫn nghe lời anh ngân nga vẳng lên trong không trung: “Hương Giang thuyền không chỗ đậu. Ngự viên có bướm hoa vàng. Hay là hài xưa yêu dấu. Đưa người đẹp ấy sang ngang” (Bao giờ em quên). Duy Khánh được khán giả vinh danh là một “huyền thoại” của dòng nhạc Bolero ở Việt Nam.

Bội Kỳ

Duy Khánh là một trong số các ca sĩ đóng góp rất nhiều năm tháng cho nền âm nhạc Việt Nam thời kỳ trước. Ngay bây giờ hãy cùng Microkhongday.vn khám phá tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp ca hát của ca sĩ Duy Khánh nhé.

Ca sĩ Duy Khánh sinh năm 1938, tên thật là Nguyễn văn Diệp, quê ở Quảng Trị. Ông bắt đầu hành trình trở thành ca sĩ từ năm 1954, sau đó chuyển sang sáng tác các ca khúc để đời từ những năm đầu 1960. 

Khi rạng danh và được nhiều người biết đến, ông không hề chối bỏ gốc gác sinh ra ở một vùng quê nghèo khổ, thay vào đó ông tự hào khẳng định rằng “Tôi sinh ra giữa lòng miền Trung, miền thùy dương, ruộng hoang nước mặn đồng chua”, khiến bao người càng yêu mến và cảm phục.

Cả cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Duy Khánh đều gắn liền với nền tân nhạc miền Nam. Điều này có thể thấy rõ lòng chung thủy yêu mến quê hương tha thiết trong lòng ông. Dù ở bất cứ nơi đâu trên năm châu bốn biển, ông vẫn mãi là niềm hãnh diện cho những con dân núi Mai sông Hãn dù ở thế hệ nào.

Ca sĩ Duy Khánh sinh ra trong một gia đình vọng tộc. Là con áp út trong nhà có gốc gác ở làng An Cư, Triệu Phong. Cha của ông là cụ Nguyễn Văn Triển, từng dạy học trước khi làm Trưởng phòng Hành chánh tỉnh Quảng Trị. Cụ Triển rất được lòng người trong tỉnh. Mẹ của ông là con gái của cụ Thị Lang bộ Công Ðỗ Văn Diêu. Bà là mẫu người phụ nữ mẫu mực, nghiêm khắc. Chính vì lẽ đó Duy Khánh đã lớn lên trong một nền giáo dục cổ truyền nặng ảnh hưởng bởi Nho giáo và Phật giáo. 

Năm 2003, ông ra đi để lại biết bao nuối tiếc cho người hâm mộ. Theo lời nhạc sĩ Phạm Duy đã nói khi đưa tiễn ông về bên kia thế giới: "Trong giọng hát của Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh".

Xem thêm: Cuộc đời sự nghiệp ca hát của ca sĩ Chế Linh

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và những câu chuyện thú vị trong cuộc đời ông

Cố ca sĩ duy khánh là ai?

Ca sĩ Duy Khánh là giọng ca vàng trong nền âm nhạc Việt lúc đương thời

 

Sự nghiệp của ca sĩ Duy Khánh:

Năm 1952, Duy Khánh đạt được giải nhất cuộc thi tuyển chọn ca sĩ do đài Pháp Á tổ chức tại Huế với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó để tiếp tục sự nghiệp âm nhạc của mình, ông chuyển vào Sài Gòn sinh sống và bắt đầu ghi âm đĩa nhựa kết hợp với đi diễn khắp nơi, lúc này ông lấy tên là Hoàng Thanh. 

Không bao lâu, với chất giọng trời phú và tài năng của mình, ông đã trở thành một trong ba nam ca sĩ được yêu thích nhất, cùng với Duy Trác, Anh Ngọc. Tên tuổi của ông gắn liền với những ca khúc có âm hưởng dân ca, tiêu biểu như: Vợ chồng quê, Ngày trở về, Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền trung... Sau đó ông đổi nghệ danh là Duy Khánh. Chữ "Duy" trong Phạm Duy, còn "Khánh" là tên một người bạn thân của ông.

Năm 1965, ông song ca với nữ danh ca Thái Thanh và thu âm bài hát Con đường cái quan của Phạm Duy. Tiếp nối thành công này, ông thu âm thêm bản trường ca Mẹ Việt Nam. Đến ngày nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với tên tuổi của Thái Thanh và Duy Khánh.

Từ năm 1959, Duy Khánh bắt đầu viết nhạc. Âm nhạc của ông thường gợi nhớ đến tình yêu quê hương, đất nước, mang hơi hướng dân ca xứ Huế và được đón nhận vô cùng nồng nhiệt, ngay từ hai sáng tác đầu tay: Ai ra xứ huế và Thương về miền trung. 

Bên cạnh đó, trong giai đoạn năm 1960 - 1975, Duy Khánh kêu gọi anh em nhạc sĩ nổi tiếng như Trịnh Lâm Ngân, Đỗ Kim Bảng, Duy Khánh, Trúc Phương… lập nhóm xuất bản tờ nhạc mang tên 1001 Bài Ca Hay. Các tác phẩm do nhóm xuất bản được các tín đồ yêu âm nhạc đánh giá cao vì bản in đẹp và minh họa công phu do chính Duy Khánh chủ trương thực hiện.

Năm 1988, ông sang Mỹ và hát độc quyền cho Trung tâm Làng Văn. Ngoài việc xuất hiện trên một số cuốn video của trung tâm Asia ông còn thành lập trung tâm Trường Sơn để ca hát và dạy nhạc cho đến cuối đời.

Cố ca sĩ duy khánh là ai?

Cuộc đời của người nghệ sĩ Duy Khánh gắn liền với âm nhạc là chủ yếu

 

Tổng hợp các ca khúc đi vào lòng người do Duy Khánh sáng tác:

→ Ai ra xứ Huế (1964)

→ Anh lên rừng núi cao nguyên

→ Anh về một chiều mưa (1964)

→ Bao giờ em quên (1963)

→ Biết trả lời sao (1965)

→ Chuyện buồn ngày xưa (1962)

→ Đâu bóng người xưa (1961)

→ Đêm bơ vơ

→ Đêm nao trăng sáng (1959)

→ Điệu buồn chia xa (1994)

→ Đi từ đồng ruộng bao la

→ Đường trần lá đổ

→ Giã từ Đà Lạt (1964)

→ Hoài ca (1956)

→ Lối về đất mẹ (1965)

→ Màu tím hoa sim (1964)

→ Một lần trong đời

→ Mưa bay trong đời (1966)

→ Mừng anh chiến sĩ

→ Mùa chia tay (1965)

→ Nỗi buồn 20 (1967)

→ Nỗi niềm riêng (1988)

→ Nén hương yêu (1964)

→ Ngày tháng đợi chờ (1961)

→ Ngày xưa lên năm lên ba (1974)

→ Người anh giới tuyến (1968)

→ Ơi người bạn Sài Gòn (1994)

→ Sao không thấy anh về (1962)

→ Sao đành bỏ quê hương (1976)

→ Sầu cố đô

→ Ta hát trên đỉnh đèo

→ Thư về em gái thành đô (1967)

→ Thương về miền Trung

→ Tình ca quê hương (1966)

→ Trăm năm bến cũ (1967)

→ Trường cũ tình xưa (1969)

→ Vùng quê tương lai (1967)

→ Xin anh giữ trọn tình quê (1966)

Xem thêm: Micro không dây chính hãng

Micro Shure USA chất lượng

Cố ca sĩ duy khánh là ai?

Ca sĩ Duy Khánh thường sáng tác các bản nhạc viết về tình yêu quê hương, đất nước

Trên đây là những tóm tắt chi tiết về cuộc đời sự nghiệp âm nhạc của ca sĩ Duy Khánh, Microkhongday.vn hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin thú vị nhé.