Có mấy lớp văn hóa ở vb n năm 2024

CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM

• Tác giả Ngô Đức Thịnh trong công trình văn hoá vùng và phân vùng

văn hoá Việt Nam chia thành 07 vùng văn hoá:

1. Đồng bằng Bắc Bộ

2. Việt Bắc

3. Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ

4. Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ

5. Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ

6. Trường Sơn – Tây Nguyên

7. Gia Định- Nam Bộ

• Tác giả Trần Quốc Vượng phân chia thành 6 vùng:

1. Vùng văn hóa Tây Bắc

2. Vùng văn hóa Việt Bắc

3. Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ

4. Vùng văn hóa Trung Bộ

5. Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên

6. Vùng văn hóa Nam Bộ

• Tác giả Lê Văn Hảo cho rằng Việt Nam có thể chia thành 10 vùng văn

hóa bao gồm:

1. Thăng Long - Hà Nội

2. Phú Xuân - Huế

3. Sài Gòn - Gia Định

4. Trung du và đồng bằng Bắc Bộ

5. Đông Bắc

6. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc

7. Trường Sơn Nam - Tây Nguyên

8. Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ

9. Đồng bằng ven biển Trung và Nam Trung Bộ

10. Nam Bộ

Theo chúng tôi có thể phân thành 6 vùng chính sau:

1. Vùng văn hóa Tây Bắc

2. Vùng văn hóa Đông Bắc

3. Vùng văn hóa đồng bằng Bắc bộ

4. Vùng văn hóa Trung Bộ

5. Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên

6. Vùng văn hóa Nam Bộ

3.1. Vùng văn hóa Tây Bắc

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội

Tây Bắc, một vùng văn hoá, xứ sở hoa ban, quê hương xoè hoa, miền

đất dịu ngọt của những thiên tình sử tiễn dặn người yêu nhưng cũng đầy tiếng

than thở của những thân phận người Tiếng hát làm dâu.

Tây Bắc là một miền núi cao hiểm trở. Các dãy núi chạy theo hướng

Tây Bắc- Đông Nam, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến 180 km, rộng

30 km, cao từ 1500m trở lên, các đỉnh cao nhất như Phanxipăng 3142m, Yam

Phình 3096m, Pu Luông 2.983m. Dãy Hoàng Liên Sơn, được người Thái gọi là

“sừng trời” (Khau phạ), chính là bức tường thành phía đông và vùng Tây Bắc.

Nó nằm bên bờ phải sông Hồng, con sông mà tổ tiên người Thái gọi là

Nậm Tao, nên ngày nay đoạn sông này còn có tên tiếng Kinh là sông Thao.

Dòng Nặm Tao chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử thiên di của người