Có phải lập dự toán thu xử phạt atgt không năm 2024

Có phải lập dự toán thu xử phạt atgt không năm 2024

Bắt đầu từ 1/7/2009, công trình đường bộ được xây dựng mới, hoặc được nâng cấp, cải tạo, hoặc đang khai thác phải thẩm định ATGT không kể nguồn vốn đầu tư.

Đây là quy định hoàn toàn mới của Luật GTĐB (sửa đổi). Dự thảo Nghị định của Chính phủ “Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB” hướng dẫn cụ thể quy định này đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi dư luận trước khi hoàn chỉnh, trình Thủ tướng phê duyệt.

Luật GTĐB (sửa đổi), Điều 44, Khoản 2 quy định: “Công trình đường bộ phải được thẩm định về ATGT từ khi lập dự án, thiết kế, thi công, trước và trong quá trình khai thác. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định ATGT để phê duyệt, bổ sung vào dự án”.

Dự thảo Nghị định của Chính phủ “Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB” dành nguyên một chương (Chương V) gồm Điều 11, 12 và 13 quy định về “Thẩm định ATGT”.

Trong đó Điều 11 “Quy định chung về thẩm định ATGT” như sau: “Công trình đường bộ được xây dựng mới hoặc được nâng cấp, cải tạo hoặc đang khai thác phải thẩm định ATGT không kể nguồn vốn đầu tư; Việc thẩm định ATGT phải căn cứ hồ sơ, hiện trường để phân tích, đánh giá các nguyên nhân tiềm ẩn TNGT do kỹ thuật, môi trường, điều kiện giao thông và đưa ra giải pháp phù hợp, khắc phục được các nguyên nhân. Thực hiện thẩm định ATGT do một tổ chức gồm những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của nội dung thẩm định. Tổ chức này hoạt động độc lập với tổ chức tư vấn thiết kế đã lập hồ sơ dự án, thiết kế công trình và nhà thầu thi công; Kinh phí thẩm định an toàn giao thông được xác định trong kinh phí đầu tư của dự án đối với công trình xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo; được sử dụng trong nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ đối với công trình đã đưa vào khai thác, sử dụng”.

Điều 12 “Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về thẩm định ATGT” quy định cụ thể như sau: “Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định giai đoạn thẩm định ATGT đối với công trình xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo; Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định thẩm định ATGT đối với quốc lộ, đường cao tốc (được giao, được phân cấp) đang khai thác; UBND cấp tỉnh quyết định thẩm định ATGT đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị đang khai thác; Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án không bằng vốn ngân sách hoặc có đường chuyên dùng phải tổ chức thực hiện thẩm định ATGT theo quy định của Nghị định này; Người có thẩm quyền quyết định thẩm định ATGT lựa chọn tổ chức đủ điều kiện, năng lực phù hợp nội dung thẩm định đó thực hiện việc thẩm định ATGT; Tổ chức được chọn lựa thực hiện thẩm định ATGT có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ dự án, thiết kế công trình, hồ sơ hoàn công, hồ sơ quản lý, kiểm tra hiện trường, điều tra thu thập các ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; phân tích và phát hiện các tiềm ẩn gây mất ATGT để đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục và lập hồ sơ báo cáo cho chủ đầu tư, chủ quản lý; đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định ATGT; Đối với công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, tư vấn thiết kế có trách nhiệm tiếp thu bằng văn bản các đề xuất, kiến nghị nêu trong báo cáo thẩm định ATGT và chịu trách nhiệm về nội dung tiếp thu, tiến hành chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ dự án, thiết kế công trình, báo cáo chủ đầu tư trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt bổ sung; Đối với các công trình đường bộ đang khai thác, cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm tiếp thu các đề xuất, kiến nghị nêu trong báo cáo thẩm định ATGT và chịu trách nhiệm về nội dung tiếp thu, tiến hành triển khai xử lý khắc phục; trường hợp các giải pháp khắc phục không thuộc trách nhiệm của đơn vị quản lý đường bộ thì cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm chuyển hồ sơ báo cáo thẩm định ATGT cho tổ chức, cá nhân liên quan đó có trách nhiệm lập kế hoạch và xử lý khắc phục, đồng thời thông báo đến cơ quan quản lý cấp trên của tổ chức; cá nhân và giám sát việc thực hiện; Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự, nội dung, chi phí thẩm định ATGT từng giai đoạn; quy định trình độ, năng lực của tổ chức, cá nhân được hành nghề thẩm định ATGT và tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề thẩm định ATGT.

Điều 13 quy định cụ thể về “Các giai đoạn thẩm định ATGT” như sau: “Thẩm định an toàn giao thông được thực hiện tại một hoặc một số các giai đoạn sau: a) Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; b) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; c) Trước khi đưa công trình vào khai thác; d) Trong quá trình khai thác; Người quyết định đầu tư căn cứ cụ thể từng dự án để quyết định giai đoạn cần thẩm định ATGT, nhưng bắt buộc phải thẩm định ATGT giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và giai đoạn trước khi đưa vào khai thác; Đối với công trình đường bộ đã đưa vào khai thác phải thực hiện thẩm định ATGT khi có một trong các điều kiện sau: a) Ngay sau khi hết thời hạn bảo hành đối với công trình đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo nếu xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông tăng đột biến; b) Lưu lượng xe thực tế tăng trên 30% lưu lượng xe thiết kế của kỳ tính toán. c) Tình trạng đô thị hóa tăng trên 20% so với thời điểm đưa công trình vào khai thác”.

Theo ông Nguyễn Văn Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Hạ tầng giao thông Bộ GTVT: Đây là quy định rất tiến bộ của Luật GTĐB. Trước đây không có quy định riêng về thẩm định ATGT, mà tiến hành trong công tác thẩm định chung toàn bộ dự án sau khi thiết kế được hoàn thành. Giờ thẩm định ATGT là một công tác độc lập, sẽ tăng cường công tác phát hiện và khắc phục những “lỗi” của công trình, làm tăng hiệu quả khai thác, sử dụng an toàn công trình.