Có thể nào có kinh nguyệt vẫn có thai không năm 2024

Hầu hết, mọi người quan niệm rằng vào những ngày “đèn đỏ” bạn không thể mang thai. Nhưng trên thực tế thì không hoàn toàn như vậy, tỷ lệ mang thai chỉ sẽ thấp hơn vào những ngày hành kinh chứ không có nghĩa là không thể.

Có thể nào có kinh nguyệt vẫn có thai không năm 2024

Thời điểm nào dễ thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt?

Quá trình thụ thai diễn ra thật diệu kỳ, đó là sự gặp gỡ của tinh trùng ở nam với trứng của nữ. Khi buồng trứng của phụ nữ được phóng thích, trứng chỉ tồn tại trong khoảng từ 12 đến 24 giờ. Tinh trùng nam có thể sống trong khoảng 72 giờ.

Hiện tượng rụng trứng là khi buồng trứng của phụ nữ phóng trứng để sẵn sàng thụ tinh. Nếu một tinh trùng đang nằm trong tử cung thì việc thụ tinh và mang thai có thể xảy ra.

Theo bác sĩ Phạm Thị Mỹ Tú, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM, chu kỳ thông thường của phụ nữ là 28 ngày. Ngày 1 được tính là ngày đầu tiên ra kinh. Với chu kỳ như vậy, trứng thường rụng vào khoảng ngày thứ 14 (nhưng vẫn có thể vào khoảng ngày 12, 13 hoặc 14).

Sự rụng trứng có thể thay đổi tùy theo chu kỳ của phụ nữ. Một số phụ nữ có chu kỳ dài hơn (khoảng 35 ngày) thì việc rụng trứng sẽ xảy ra vào khoảng ngày thứ 21. Và phụ nữ có chu kỳ ngắn hơn 21 ngày thì ngày rụng trứng thường vào khoảng ngày thứ 7.

Theo dõi chu kỳ kinh trong nhiều tháng liên tục, bạn có thể xác định gần đúng thời điểm rụng trứng của mình và giúp cải thiện cơ hội mang thai.

Khả năng mang thai trong kỳ kinh nguyệt

Bác sĩ Mỹ Tú cho biết, khả năng mang thai của phụ nữ có thể tăng và giảm trong suốt chu kỳ rụng trứng. Trong khi chu kỳ thông thường của phụ nữ có thể là 29 ngày, những người khác có thể có chu kỳ thay đổi từ 20 đến 40 ngày hoặc lâu hơn.

Hầu như không có khả năng mang thai từ 1 – 2 ngày sau khi bắt đầu ra máu kinh. Nhưng khả năng bắt đầu tăng trở lại sau mỗi ngày liên tiếp, mặc dù vẫn đang trong kỳ kinh nguyệt. Và càng về cuối kỳ kinh, khả năng mang thai càng tăng nếu có quan hệ tình dục không an toàn.

Vào khoảng ngày thứ 13 sau khi bắt đầu có kinh, cơ hội mang thai ước tính là 9%. Mặc dù con số này có thể thấp, nhưng điều đó không có nghĩa là chị em chúng ta có thể yên tâm 100% rằng sẽ không có thai nếu quan hệ tình dục trong những ngày đèn đỏ.

Có thể nào có kinh nguyệt vẫn có thai không năm 2024

Biện pháp tránh thai an toàn

Nếu bạn đang có ý định mang thai, thì việc quan hệ trong kỳ kinh nguyệt sẽ không giúp thụ thai trừ khi chu kỳ kinh nguyệt là dưới 28 ngày. Nhưng khả năng dính thai vẫn có thể xảy ra trong thời điểm này.

Còn nếu bạn không có ý định mang thai, điều quan trọng mỗi lần quan hệ là phải dùng các biện pháp tránh thai an toàn, như sử dụng bao cao su hoặc uống thuốc tránh thai.

Tuy nhiên thuốc tránh thai vẫn sẽ không thể ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes (bệnh mụn rộp sinh dục), lậu hoặc chlamydia. Để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây nhiễm không mong muốn, nam giới nên dùng bao cao su khi quan hệ, đây là phương pháp được cho là phổ biến và nhiều ưu điểm nhất, ít tác dụng phụ.

Chu kỳ rụng trứng của phụ nữ thường sẽ khác nhau, vì vậy việc dính thai khi đang trong kỳ kinh nguyệt vẫn có thể xảy ra, mặc dù vào những ngày đầu của kỳ kinh sẽ ít hơn, nhưng phần trăm thụ thai sẽ tăng lên vào những ngày sau đó.

Theo bác sĩ Mỹ Tú, nếu vợ chồng đang cố gắng mang thai nhưng vẫn chưa có tin vui sau một năm hoặc hơn “thả” tự do, hãy đi khám tại các cơ sở y tế, trung tâm uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn. Các bác sĩ sẽ giới thiệu về phương pháp theo dõi sự rụng trứng, hay làm thêm những xét nghiệm và các phác đồ điều trị để giúp tăng cơ hội thụ thai.

Lần đầu mang thai chắc hẳn chị em sẽ có nhiều thắc mắc xoay quanh những hiện trong thai kỳ. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó chính là mang thai tháng đầu mà tại sao lại xuất hiện kinh nguyệt? Để lý giải cho hiện tượng này, chị em tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Menu xem nhanh:

1. Mang thai tháng đầu thì có thể có kinh nguyệt không?

Kinh nguyệt (hay còn gọi là “hành kinh”) là một chu kỳ sinh lý hàng tháng của chị em phụ nữ, trong đó lượng máu và màng trong của tử tử cung được thải ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt và kéo dài đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Thời gian trung bình của chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 28 ngày, nhưng có thể dao động từ 21 đến 35 ngày. Máu trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường ban đầu có màu nhạt sau đó đỏ tươi hoặc sẫm, đến cuối chu kỳ, máu lại trở nên ít và nhạt màu hơn.

Quá trình thụ tinh diễn ra khi trứng gặp tinh trùng và làm tổ ở tử cung, lúc đấy lớp niêm mạc sẽ dày lên để tạo điều kiện cho trứng được thụ tinh được an toàn trong thai kỳ. Do đó bạn sẽ không có kinh nguyệt trong suốt quá trình mang thai.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phụ nữ có thể có kinh nguyệt trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Điều này xảy ra khi vi khuẩn có trong âm đạo phân hủy lớp niêm mạc ở tử cung trong quá trình chuẩn bị cho sự rụng trứng. Quá trình rụng trứng sẽ xảy ra trước khi có thai, cùng lúc xảy ra quá trình thụ tinh khiến cho chị em lầm tưởng chất lượng máu và mô niêm mạc bị lột bỏ.

Ra máu trong thời gian đầu thai kỳ không hẳn là dấu hiệu xấu, mẹ bầu vẫn sinh ra những em bé khỏe mạnh sau khi ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Việc chảy máu trong suốt thai kỳ có thể do cơ thể mẹ đang gặp vấn đề. Để tìm hiểu về các loại chảy máu khác trong suốt thai kỳ, bạn cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để chấn đoán chính xác tình trạng mà bạn gặp phải

2. Nguyên nhân gây chảy máu các tuần đầu thai kỳ

Khoảng 25-30% phụ nữ có ra máu trong giai đoạn đầu thai kỳ. Một số nguyên nhân bao gồm: Chảy máu khi bào thai cấy vào tử cung, thay đổi trong tử cung, do viêm nhiễm, mang thai giả (trứng được thụ tinh và phát triển bất thường thành khối u lành tính chứ không thành bào thai), thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con), dấu hiệu sảy thai sớm.

2.1. Ra máu báo thai khi mang thai tháng đầu

Điều này xảy ra trong giai đoạn sớm nhất của thai kỳ khiến nhiều người lầm tưởng có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt. Tại thời điểm này, có khi bạn còn chưa làm xét nghiệm và không biết mình đã có thai. Đây là loại máu xuất hiện khi trứng đã bám được va vào tử cung, thường là vào đúng chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nhiều chị em vẫn thường nhầm lẫn máu thai với máu kinh nguyệt, quan sát kỹ sẽ thấy máu báo thai có màu đỏ tươi hoặc hồng, xuất hiện không nhiều và diễn ra chỉ trong 1 đến 2 ngày.

Có thể nào có kinh nguyệt vẫn có thai không năm 2024

Máu báo thai là máu tươi, không kèm dịch nhày, ra ít và nhỏ giọt

Ngay sau khi mang thai, chị em cũng có thể có đốm máu do sự thay đổi bên trong tử cung mà không phải máu báo thai, ngoại trừ việc bị nhiễm trùng, hiện tượng này không đáng quan ngại.

2.2. Những nguyên nhân khác khiến ra máu khi mang thai tháng đầu

Các nguyên nhân gây chảy máu ở đầu thai kỳ có thể là cảnh báo của tình hình sức khỏe khẩn cấp bao gồm: viêm nhiễm, mang thai ngoài tử cung, mang thai giả, sảy thai.

Nếu là các nguyên nhân trên, hiện tượng chảy máu có thể đi kèm với: Đau bụng hoặc co rút dữ dội, đau lưng, choáng váng hoặc mất ý thức, mệt mỏi, đau vai, sốt, thay đổi lượng dịch tiết âm đạo, nôn không kiểm soát, máu chảy nhiều giống như hành kinh chứ không ra kiểu lốm đốm.

Tóm lại là không thể có kinh nguyệt khi đang mang thai nhưng nhiều mẹ bầu vẫn trải qua các triệu chứng tương tự chu kỳ như: chảy máu âm đạo (nhạt màu và nhanh hết), bị co rút nhẹ, mệt mỏi, cáu gắt, đau lưng dưới. Nguồn gốc những triệu chứng trên là cơ thể đang chuẩn bị cho việc mang thai. Nếu bất cứ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc không biến mất khi bạn đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Sau tuần 20 của thai kỳ, nếu bạn còn ra máu âm đạo, hãy đi khám ngay bởi đó là dấu hiệu của:

– Bệnh nhau tiền đạo: xảy ra khi nhau thai bám ở vị trí thấp nhất của tử cung, bánh nhau che một phần hoặc toàn bộ tử cung. Đây là nguyên nhân chính gây xuất chảy máu khi mang thai.

– Sinh non: khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mở rộng, tử cung sẽ có lại để đẩy thai nhi xuống. Điều này có thể gây chảy máu.

– Quan hệ tình dục: trong khi hầu hết phụ nữ có thể tiếp tục sinh hoạt vợ chồng khi mang thai, một số trường hợp được khuyến cáo không nên làm bởi điều đó làm tăng sự nhạy cảm của các mô âm đạo và tử cung gây chảy máu.

Có thể nào có kinh nguyệt vẫn có thai không năm 2024

Đi khám thai ngay nếu phát hiện có triệu chứng chảy máu bất thường.

– Vỡ tử cung: đó là khi tử cung bị vỡ trong quá trình chuyển dạ, phải cấp cứu. Bệnh này có khả năng xảy ra với trường hợp trước đó từng sinh mổ hoặc phẫu thuật trên tử cung.

– Bong nhau thai: là hiện tượng nhau thai bong ra khỏi tử cung trước khi em bé chào đời. Trường hợp này phải cấp cứu.

Để chắc chắn về hiện tượng ra máu trong tháng đầu mang thai của chị em phụ nữ là do đâu, vì vậy chị em cần chú ý hơn và đến thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng: chảy máu quá nhiều và có xuất hiện cục máu đông, đau bụng, đau ở vùng xương chậu kết hợp cả chóng mặt, đau đầu.

Để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình thụ thai và mang thai, chị em cần phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe sinh sản tại các trung tâm y tế. Ngoài ra, cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối và uống bổ sung viên sắt để tránh tình trạng thiếu máu. Điều này rất quan trọng vì thiếu máu có thể gây suy dinh dưỡng và sảy thai. Nếu chị em đã có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh, cần phải đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn thêm.

Mang thai tháng đầu sẽ có nhiều điều cần chị em chú ý, hy vọng qua những thông tin trên đây của Thu Cúc TCI sẽ phần nào giúp chị em giải tỏa nỗi lo lắng khi xuất hiện kinh nguyệt sau khi có thai, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Có khi nào có kinh mà vẫn có thai không?

Tóm lại là không thể có kinh nguyệt khi đang mang thai nhưng nhiều mẹ bầu vẫn trải qua các triệu chứng tương tự chu kỳ như: chảy máu âm đạo (nhạt màu và nhanh hết), bị co rút nhẹ, mệt mỏi, cáu gắt, đau lưng dưới.

Có khi nào có bầu mà vẫn có kinh không?

Có thể có kinh nguyệt khi mang thai không? Câu trả lời là Không. Mẹ không thể có kinh nguyệt khi mang thai. Nguyên nhân là bởi chu kỳ kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh cùng tinh trùng.

Sau khi hết kinh nguyệt bao lâu thì có thai?

Tức là bạn gái khi quan hệ vẫn có khả năng có thai, tuy nhiên, nguy cơ này khá thấp. So với chu kỳ chuẩn 28 ngày, thời gian hành kinh khoảng 5 - 6 ngày thì sau khi hết kinh khoảng 7 ngày sẽ là giai đoạn nguy hiểm, khoảng ngày 12 - 14 thì có khả năng thụ thai rất cao.

Tại sao có thai mà vẫn có kinh nguyệt?

Khi có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt xuất hiện có thể là do thời điểm thụ thai vô tình trùng với thời điểm mà bạn có kinh. Lúc này, do túi thai còn bé nên chưa thể thoát hết được toàn bộ buồng tử cung dẫn đến giữa niêm mạc tử cung và túi ối xuất hiện một khoảng trống.