Các nước nào thuộc khối thị trường chung nam mỹ năm 2024

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, đang thúc đẩy đàm phán Hiệp định Thương mại Việt Nam-Mercosur, gồm: Brazil, Argentina, Uruguay, Paraguay ngay trong tháng tới.

Các nước nào thuộc khối thị trường chung nam mỹ năm 2024
Brazil sẽ là cầu nối giúp Việt Nam tiếp cận thị trường các nước Mỹ La tinh, cũng như Khối thị trường chung Nam Mỹ, Mercosur.(Ảnh: VGP)

Tại tọa đàm với các doanh nghiệp Brazil, tại Sao Paulo (Brazil), trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất Nam Mỹ, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, kim ngạch hai chiều Việt Nam - Brazil đạt 6,8 tỷ USD, chưa bằng 1% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Do vậy, dư địa còn rất lớn cho cả hai bên.

Sau gần 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là từ khi thiết lập mối quan hệ Đối tác toàn diện năm 2007, mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Brazil đã và đang tiếp tục phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực, quan hệ chính trị ngày càng gắn bó và tin cậy, trong khi quan hệ kinh tế thương mại ngày càng gia tăng.

Việt Nam và Brazil hiện là đối tác thương mại lớn nhất của nhau tại khu vực Đông Nam Á và Nam Mỹ, với kim ngạch thương mại năm 2022 đạt mức kỷ lục khoảng 6,78 tỷ USD, tăng 6,6% so năm 2021, tăng gấp 3 lần trong một thập kỷ qua.

Để Brazil trở thành cầu nối giúp Việt Nam tiếp cận thị trường các nước Mỹ La tinh, cũng như Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur), Việt Nam đang thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) với khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur - gồm Brazil, Argentina, Uruguay, Paraguay) ngay trong tháng tới, để đưa FTA này thành động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ La-tinh.

Đồng thời, Việt Nam sẽ trở thành cầu nối giúp Brazil tiếp cận thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 650 triệu dân và một thị trường lớn hơn với 800 triệu dân của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

"Sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam có cơ hội đón làn sóng đầu tư mới. Do vậy, rất mong các doanh nghiệp Brazil tăng cường cung ứng nguyên vật liệu cho Việt Nam, nhất là các ngành công nghiệp mới, như công nghệ bán dẫn", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng đinh.

Mercosur là khối kinh tế lớn thứ 5 thế giới, do đó, đây là thị trường rất tiềm năng đối với các mặt hàng tiêu dùng vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.

Đánh giá của Bộ Công thương, các nước Mercosur có thế mạnh sản xuất, xuất khẩu nông sản, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu công nghiệp, khoáng sản, trong khi mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mercosur là thiết bị điện tử, viễn thông, dệt may, giày dép…

Hiện nay, các nước Mercosur chưa có bất cứ thỏa thuận ưu đãi thương mại nào với các quốc gia có cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, do vậy, việc tiếp cận thị trường này thông qua FTA đang được thúc đẩy đàm phán với Mercosure sẽ tạo ra cú hích lớn cho hàng hóa của Việt Nam.

Việt Nam - Brazil phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2025, đạt 15-20 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng hơn.

Tại hội nghị thượng đỉnh các nước Nam Mỹ diễn ra ở thành phố Cuzco của Peru, các nhà lãnh đạo 12 nước Nam Mỹ hôm qua đã ký thỏa thuận thành lập khối kinh tế và chính trị chung theo mô hình tương tự như Liên minh châu Âu, với tên gọi Cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ. Khối này có tổng số dân là 361 triệu người và tổng thu nhập (GDP) là 973 tỷ USD.

Theo đó, các nước thành viên sẽ giảm dần và tiến tới xóa bỏ thuế nhập khẩu giữa các nước trong Cộng đồng, và phát triển các dự án cơ sở hạ tầng chung.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống Peru Alejandro Toledo nói, trong tương lai, khối kinh tế và chính trị này sẽ có một loại tiền tệ, một nghị viện và một hộ chiếu chung.

Khối này ra đời trên cơ sở hợp nhất hai nhóm thương mại chính trong khu vực là Cộng đồng Andean (gồm các nước Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru, Venezuela) và Mercosur (khối thị trường chung gồm bốn nước thành viên là Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay) cùng với các nước Chile, Surinam và Guyana.

Ông Toledo nói, cộng đồng mới sẽ giúp các nước thành viên đương đầu với những thách thức của toàn cầu hóa để có được sự công bằng và bình đẳng hơn trong toàn cầu hóa.

Các nước thành viên trong khối kinh tế và chính trị chung Nam Mỹ chiếm 45% tổng diện tích châu Mỹ, xuất khẩu 181 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ mỗi năm.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, các thành viên trong khối phải đối phó với những thách thức lớn như tình trạng nghèo đói và sự khác biệt về kinh tế và chính trị.

Những người chỉ trích cho rằng, việc hình thành khối thị trường chung này chỉ làm tăng nạn quan liêu, và gánh nặng cho các nước nghèo trong khu vực này.

Ông Blasco Penaherrara, cựu Phó Tổng thống Ecuador cho rằng: "Lúc này, đoàn kết chỉ là hô hào suông, vì thậm chí ngay trong Cộng đồng Andean (CAN) cũng chưa có đủ sự năng động, và hiện chưa có nền tảng vững chắc cho thỏa thuận hợp nhất CAN và Mercosur".

Các tổng thống Argentina, Uruguay và Paraguay đã không tới tham dự hội nghị thượng đỉnh này.

Trên góc độ thương mại, các nhà phân tích cũng hoài nghi về tính hiệu quả của khối thị trường chung này, bởi vì các nước Nam Mỹ đều xuất khẩu các sản phẩm tương tự nhau.

Tuy nhiên, cựu Tổng thống Argentina Eduardo Duhalde-một trong số những người ủng hộ việc thành lập khối kinh tế và chính trị chung Nam Mỹ nói: "Mỗi nước Nam Mỹ không thể tự mình đối phó với những thách thức do trật tự kinh tế và chính trị trên thế giới hiện nay đặt ra".

Một trong số những người ủng hộ việc thành lập khối thị trường này là Bộ trưởng Ngoại giao Peru Manuel Rodriguez Cuadros cho rằng khối kinh tế và chính trị chung Nam Mỹ sẽ không làm gia tăng nạn quan liêu hay gánh nặng bởi vì khối này dựa trên những thể chế và thỏa thuận đã có từ trước.

Tuy nhiên, những người ủng hộ cũng thừa nhận rằng, phải mất nhiều năm nữa mới cs thể thấy được hiệu quả của khối kinh tế này đối với nền kinh tế Nam Mỹ.

Tổng thư ký Cộng đồng Andean cho rằng: nếu sự việc diễn biến theo chiều hướng tốt, thì sau 15 năm nữa, khu vực Nam Mỹ sẽ có "bộ mặt mới".