Bài tập sgk gdcd 8 trang 24 25 năm 2024

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 8 trang 25 trong Bài 4: Bảo vệ lẽ phải Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 8 trang 25.

Giải GDCD 8 trang 25 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 25 GDCD 8: Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau:

  1. Bảo vệ lẽ phải là lối sống văn minh, tiến bộ và phù hợp với đạo lí làm người.
  1. Bảo vệ lẽ phải là nhắc nhở, phản đối khi thấy người khác làm sai.
  1. Người biết bảo vệ lẽ phải thường dễ bị thiệt thòi.
  1. Lời nói, hành động bảo vệ lẽ phải cần phù hợp với lứa tuổi.

Trả lời:

- Ý kiến a) Đồng tình. Vì: Bảo vệ lẽ phải chính là bảo vệ và phát huy những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội. Việc bảo vệ lẽ phải sẽ góp phần thúc đẩy xã hội công bằng, ổn định.

- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: nhắc nhở, phản đối, phê phán, đấu tranh chống lại những việc làm sai trái cũng là một biểu hiện của bảo vệ lẽ phải. Tuy nhiên, chúng ta nên có thái độ phù hợp, tế nhị khi nhắc nhở, góp ý về lỗi sai của mọi người (nên tránh các thái độ quá khích, kích động,…).

- Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: Những người có ý thức bảo vệ lẽ phải sẽ luôn được mọi người yêu mến, kính trọng.

- Ý kiến d) Đồng tình. Vì: khi bảo vệ lẽ phải, mỗi người cần có những lời nói, hành động cụ thể và phù hợp với: hoàn cảnh, sự việc, đối tượng,…

Luyện tập 2 trang 25 GDCD 8: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống 1. Vào giờ ra chơi, có một bạn trong lớp bị mất tiền và nghi ngờ bạn K là người lấy nên đã nói với lớp trưởng. Sau đó, lớp trưởng đến hỏi bạn K để làm rõ sự việc. Ngay lúc đó, bạn V là bạn ngồi cùng bàn, mặc dù không thích bạn K nhưng đã lên tiếng để minh oan cho bạn K. Bạn V nói với lớp trưởng: “Thời điểm đó, bạn K đang sân trường”. Khi bạn K hỏi bạn V vì sao lại giúp mình, bạn V đáp: “Sự thật thì cần được bảo vệ bạn ạ!”.

Câu hỏi:

- Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn V không? Vì sao?

- Nếu là bạn K, em sẽ nói gì với bạn V?

Tình huống 2. Trên đường đi học về, bạn T vô tình chứng kiến cảnh bạn M đang bị nhóm của bạn K đe doạ. Thấy bạn T đi đến, bạn K cảnh cáo rằng: “Nếu không muốn bị đòn thì phải giữ im lặng”. Bạn Vì sợ bị liên luỵ nên bạn T đã từ chối khi bạn M yêu cầu làm chứng để tố cáo nhóm của bạn K với giáo viên chủ nhiệm.

Câu hỏi:

- Em có đồng tình với hành động của bạn T không? Vì sao?

- Nếu là bạn T, em sẽ làm gì?

Trả lời:

* Trả lời câu hỏi tình huống 1:

- Em đồng tình với cách ứng xử của bạn V. Vì: về phương diện tình cảm cá nhân, giữa V và K chưa có sự thân thiết, nhưng V vẫn lựa chọn việc minh oan cho K, không để K chịu oan sai, như vậy: cách ứng xử này cho thấy V đã biết tôn trọng và bảo vệ sự thật, lẽ phải.

- Nếu là bạn K em sẽ nói với V rằng: “Cảm ơn cậu rất nhiều! Lời nói của cậu đã giúp mình được minh oan, bảo vệ được danh dự, nhân phẩm của bản thân! Có thể trước đây, chúng ta chưa hiểu nhau, nên có sự xa cách một chút. Nhưng từ bây giờ, mình sẽ mở lòng, tâm sự và chia sẻ với cậu nhiều hơn! Minh cũng mong có thể xây dựng tình cảm bạn bà thân thiết hơn với cậu!”

* Trả lời câu hỏi tình huống 2:

- Em không đồng tình với hành động của bạn T. Vì:

+ Việc bạn T giữ im lặng đã gián tiếp ủng hộ cho hành động bạo lực học đường của nhóm bạn K và gây tổn thương cho bạn M.

Giải bài 2 trang 24 Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 8, Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá (và ngược lại) ? Vì sao ?

Sau khi tự liên hệ các hành động hữu ích cho bản thân và gia đình trong bài 1 trang 24 SGK GDCD 8, các em học sinh sẽ xử lý phân loại các tình huống sau về xây dựng nếp sống văn hóa.

Câu hỏi

Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá (và ngược lại) ? Vì sao ?

  1. Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo ;
  1. Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường ;
  1. Bỏ trồng cây thuốc phiện ;
  1. Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường ;

đ) Sinh đẻ có kế hoạch ;

  1. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình ;
  1. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm ;
  1. Tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định) ;
  1. Tích cực đọc sách báo ;
  1. Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm ;
  1. Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép ;
  1. Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý ;
  1. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm ;
  1. Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.

Xem thêm: Bài 3 trang 25 SGK GDCD 8

Lời giải Bài 2 trang 24 sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8

- Những biểu hiện xây dựng nếp sống văn hóa: (a), (c), (d), (đ), (g), (i), (k), (o).

- Những biểu hiện không xây dựng nếp sống văn hóa: (b), (e), (l), (h), (m), (n).

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?

Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn