Chuyên đề giám sát xã hội hóa giáo dục năm 2024

Mục tiêu của xã hội hóa giáo dục là phát triển toàn diện con người về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học, công nghệ. Mục tiêu trên không thể đạt được nếu môi trường gia đình, nhà trường, xã hội không lành mạnh. Vì vậy, cần sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của gia đình và các lực lượng xã hội vào việc tạo ra môi trường thuận lợi cho giáo dục, hoàn thiện nội dung và phương pháp giáo dục, cải tiến công tác quản lý giáo dục... Bởi vậy, xã hội hóa giáo dục cần lưu ý nội dung này vì:

Thứ nhất, giáo dục - đào tạo phải luôn là công việc hàng đầu của Nhà nước, của mỗi cấp ủy đảng, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp, các đoàn thể. Các cấp phải dồn tâm sức và nguồn lực tương xứng để phát triển xã hội; giáo dục, đào tạo phải là vấn đề được bàn định đầu tiên, ưu tiên hàng đầu trong tất cả các chương trình công tác, sự đầu tư này phải được ưu tiên từ ngân sách nhà nước đến tất cả các nguồn lực, cả nhân lực, vật lực và tài lực, trong đó đặc biệt phải có chính sách ưu tiên, đãi ngộ với giáo viên, với việc chăm lo cơ sở vật chất trường học, đất đai, tạo mọi điều kiện để mỗi công dân đều được đi học nhằm thực hiện công bằng trong giáo dục.

Thứ hai, cùng với Nhà nước các thành phần kinh tế, các đoàn thể nhân dân tùy vào khả năng của mình có thể tham gia vào việc cung ứng và hưởng thụ các dịch vụ giáo dục góp phần, mở rộng quy mô và chất lượng giáo dục. .

Thứ ba, các tổ chức xã hội, cùng toàn thể nhân dân có vai trò kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội đối với các hoạt động giáo dục. Bởi lẽ, họ chính là người cung ứng cũng là người trực tiếp thụ hưởng giáo dục nên họ hiểu rõ những thành tựu, hạn chế, thậm chí là những tiêu cực của giáo dục. Nhà nước cần có những cơ chế để các lực lượng này tiếp cận được thông tin, để đạt được nguyện vọng góp phần khắc phục những hạn chế, tiêu cực, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong các hoạt động giáo dục.

Thứ tư, mỗi công dân trong xã hội cần phải nhận thức được học tập vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với xã hội, cần tự tạo cho mình khả năng tự học, tự học suốt đời, có động cơ học tập là nội lực quan trọng. Mỗi người lấy học tập làm phương pháp tiếp cận, là một phần không thể thiếu của cuộc sống nhằm phát triển con người bền vững - động lực cho sự tiến bộ của xã hội.

Bởi vậy, xã hội hóa giáo dục cần tạo ra được một môi trường giáo dục lành mạnh với sự tham gia, liên kết chặt chẽ của cả cộng đồng từ mỗi người dân, gia đình, nhà trường, các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Huy động, khai thác các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục

Xã hội hóa giáo dục góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Nếu nhìn nhận xã hội hóa giáo dục đơn thuần chỉ là huy động nguồn tài chính của nhân dân là không nhìn nhận đúng bản chất của xã hội hóa giáo dục và chắc chắn không thể xây dựng một sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững, có chất lượng và hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần nhận thức huy động cộng đồng là một nội dung quan trọng của xã hội hóa giáo dục. Một trong những biện pháp triển khai xã hội hóa giáo dục hữu hiệu là cần triển khai tốt việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục trên các phương diện sau:

Một là, huy động các lực lượng xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức xã hội để tạo ra những tác động tích cực trong việc đào tạo thế hệ trẻ, xây dựng môi trường học tập hiệu quả.

Gia đình là tế bào của xã hội, có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và tạo điều kiện cho con đến trường; chăm lo việc học tập của con ở nhà; tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc phát triển cả về thể lực lẫn trí I lực; cha mẹ học sinh tham gia vào hoạt động giáo dục như làm gương cho con em mình học tập, tham gia vào hội phụ huynh học sinh do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, gia đình còn có trách nhiệm đóng góp trong điều kiện có thể xây dựng giáo dục địa phương. Xã hội hóa giáo dục phải khơi dậy được truyền thống hiếu học của dân tộc ngay trong chính dòng họ, gia đình và mỗi cá nhân.

Nhà trường và các cơ sở giáo dục là nơi tổ chức thực hiện giáo dục một cách có hệ thống các chương trình, phương pháp với mục tiêu là phát triển con người toàn diện cả về thể chất và đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng, chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được nếu có một môi trường lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục. Vì vậy, nhà trường cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cảnh quan môi trường, có những chính sách ưu đãi hợp lý với đội ngũ giáo viên trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học; xây dựng nền nếp kỷ cương, quan hệ giữa đồng nghiệp, trò và trò, trò với thầy lành mạnh, trong sáng; người học có cơ hội phát huy được khả năng của bản thân. Đồng thời nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ vối gia đình và xã hội, bản thân người học trong giáo dục - đào tạo ngay cả trong việc tiếp nhận sự tham gia, giám sát,- đánh giá về chất lượng giáo dục, môi trường sư phạm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp... có sự phối hợp chặt chẽ lâu dài với nhà trường trong các hoạt động giáo dục. Cụ thể ở đây là sự phối hợp hành động một cách có kế hoạch của mọi lực lượng xã hội, theo một định hướng, chiến lược quốc gia để giải quyết các vấn đề giáo dục sẽ tạo ra được một môi trường giáo dục lành mạnh và hiệu quả. Làm như vậy là đưa giáo dục vào từng cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích cộng đồng, tạo điều kiện để cho cộng đồng tham gia xây dựng cơ chế, chính sách và quản lý giám sát các hoạt động của giáo dục, bảo đảm được quyền bình đẳng, tự do trong giáo dục theo quy định của pháp luật.

Hai là, huy động triệt để các nguồn đầu tư tài chính cho sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục phát triển nhanh hơn, có chất lượng và hiệu quả hơn.

Bên cạnh ngân sách nhà nước, chúng ta cần đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, các phụ huynh học sinh, các nhà từ thiện, bản thân người học. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã khai thác các nguồn lực phục vụ cho giáo dục như: ngân sách địa phương; ngân sách đóng góp từ cha mẹ học sinh, từ người học; đóng góp từ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất; đóng góp của các tổ chức phi chính phủ; tài chính từ những cá nhân đầu tư vào giáo dục - đào tạo; đóng góp của các nhà từ thiện; đóng góp từ các hiệp hội thông qua các quỹ học bổng.

Có thể nói rằng, việc huy động các nguồn lực đầu tư không phải là xu thế trước mắt khi ngân sách nhà nước còn eo hẹp mà nó là quy luật phổ biến để phát triển giáo dục ở mỗi quốc gia. Việc huy động tài chính từ các nguồn lực xã hội này còn là giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược giáo dục của Đảng và Nhà nước. Công bằng trong giáo dục không chỉ là ở việc hưởng thụ giáo dục mà nó còn thể hiện ở nghĩa vụ và trách nhiệm trong đóng góp, cống hiến trong sự nghiệp giáo dục. Việc huy động các nguồn lực này được thực hiện công bằng, phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương, từng vùng, miền; có chính sách miễn, giảm đóng góp với những đối tượng hộ nghèo và đối tượng chính sách.

Ở đây, đòi hỏi Nhà nước cần phải đổi mới quản lý so với khi chưa thực hiện xã hội hóa các nguồn lực đầu tư của thời kỳ bao cấp. Nhà nước ban hành những cơ chế, chính sách thích hợp để động viên toàn xã hội đầu tư nhân tài, vật lực cho giáo dục và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó.

3. Đa dạng hóa các loại hình nhà trường, các hình thức giáo dục đào tạo

Đa dạng hóa các loại hình nhà trường là cùng với việc xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống giáo dục công lập còn khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập do các tổ chức hoặc cá nhân thành lập trên cơ sỏ chiến lược phát triển giáo dục và quy định pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục công lập vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thông giáo dục quốc dân.

Đa dạng hóa các hình thức giáo dục là tạo điều kiện cho người học có thể lựa chọn những hình thức học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình, nhằm cập nhật kiến thức thường xuyên ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ, hình thành ý thức học tập liên tục, học tập suốt đời.

Đa dạng hóa các loại hình nhà trường, các hình thức giáo dục là tạo điều kiện cho mọi người ai cũng là người giáo dục và là người được giáo dục, bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng là cơ quan giáo dục, bồi dưỡng nhân tài; khai thác mọi tiềm năng của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục.

Tuy nhiên, song song với việc làm trên, cần đa dạng hóa nội dung chương trình đào tạo, đa dạng hóa phương thức đào tạo hướng vào phục vụ những yêu cầu thiết thực của người học, nhu cầu của các doanh nghiệp, thị trường lao động trong nước và nước ngoài. Để làm được điểu này, cần khắc phục tâm lý thụ động, phó mặc mọi công việc của giáo dục cho các cơ quan nhà nước; phát huy vai trò, trách nhiệm giám sát của cộng đồng, tổ chức xã hội góp phần giảm nhẹ gánh nặng quản lý của các cơ quan nhà nước.

4. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong giáo dục

Xã hội hóa giáo dục là một trong những chiến lược phát triển giáo dục nhằm huy động mọi lực lượng trong xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của đất nước. Đây là xu thế chung của thế giới và cũng là một phương thức phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, chứ không phải là tăng đóng góp của nhân dân và giảm ngân sách, giảm vai trò của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển giáo dục.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, Nhà nước phải định hướng đôi với giáo dục. Vì thông qua định hướng của Nhà nước về giáo dục, việc thực hiện các chủ trương, chính sách giáo dục cũng như nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục, mục tiêu giáo dục, chất lượng giáo dục... mới được triển khai và thực hiện có hiệu quả xã hội hóa giáo dục.

Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý, tổ chức, cung cấp dịch vụ giáo dục, bởi lẽ, giáo dục luôn đòi hỏi sự đầu tư lớn và dài hạn cho nên chỉ có Nhà nước mới có thể đảm nhận được công việc này. Tuy nhiên, Nhà nước không thể đảm nhiệm được hết mọi công việc của giáo dục, mà Nhà nước là “trụ cột” của hệ thống chính trị để tổ chức, quản lý, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng, các tổ chức xã hội trong việc cung ứng dịch vụ công này, thể hiện qua các nhiệm vụ sau:

- Nhà nước có nhiệm vụ xác lập cơ sở pháp lý để phát triển giáo dục nhằm bảo đảm cho mọi đối tượng trong xã hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ giáo dục. Trên cơ sở quan điểm, đường lối phát triển giáo dục, Nhà nước có trách nhiệm thể chế hóa quyền và trách nhiệm tham gia cung ứng dịch vụ giáo dục của các cá nhân, tổ chức xã hội cũng như quyền được thụ hưởng giáo dục của mỗi cá nhân trong cộng đồng.

- Nhà nước cần tăng cường đầu tư các nguồn lực con người, tài chính, đất đai... trong lĩnh vực hoạt động này; đồng thời Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách và trực tiếp hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức như: sử dụng, đãi ngộ, tiền lương, kỷ luật, tôn vinh, khen thưởng đối với những cá nhân và tổ chức tham gia tích cực vào hoạt động giáo dục.

- Nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý nghiêm minh những vi phạm trong hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục và mục tiêu giáo dục của quốc gia, khắc phục những mặt trái trong thực hiện xã hội hóa giáo dục như: lợi dụng xã hội hóa để lạm thu, chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua các quy định, quy chuẩn của Nhà nước về giáo dục...

Như vậy, để thực hiện xã hội hóa giáo dục hiệu quả, phát huy được sức mạnh toàn thể dân tộc trong việc phát triển nền giáo dục hiện đại, bảo đảm quyền- tự do, bình đẳng trong học tập cho mọi người thì sự quản lý của Nhà nước trong giáo dục là một điều không thể thiếu. Nhà nước cần tăng cường quản lý các hoạt động trong giáo dục để tạo một môi trường giáo dục lành mạnh, phát triển bền vững, tiến tới xây dựng: xã hội học tập.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục một mặt chúng ta thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, liên doanh xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo với 100% vốn đầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và mở rộng việc “du học tại chỗ”. Mặt khác, chúng ta tiếp thu chọn lọc những kinh nghiệm của các nền giáo dục tiên tiến, phù hợp để phá vỡ những khuôn mẫu đã cũ kỹ, lạc hậu, từ triết lý giáo dục, nội dung chương trình đến phương pháp giảng dạy, tổ chức trường học... Từ những kinh nghiệm tiên tiến ấy sẽ góp phần hiện đại hóa giáo dục Việt Nam, nối kết giáo dục Việt Nam với các nền giáo dục hiện đại trên thế giới. Trên cơ sở đó chuẩn hóa, hiện đại hóa chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp phù hợp với khu vực và quốc tế.