Gạo là hàng hóa thông thường hay thứ cấp năm 2024

Câu 8 trang 237 Kinh tế vĩ mô: Con số ước tính được điều chỉnh về GDP của Hoa Kỳ thường được chính phủ công bố vào gần cuối mỗi tháng. Tìm một bài báo có báo cáo về con số được công bố gần đây nhất

  • Check 7 - iogfi
  • BÀI TẬP CÁ NHÂN BUỔI 2 - gdgsgf
  • Bài tập kinh tế vĩ mô 2
  • Chap 10 Phan Nguyễn Bảo Khoa
  • TN Đúng sai chương 14 - trắc nghiệm đúng sai chương 14 và hơn thế nữa KT VĨ MÔ
  • Câu hỏi thảo luận
  • TIỂU LUẬN KT VĨ MÔ - hahahahaha
  • Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam
  • EC101 Dap An Bai Tap chuong 4
  • ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 4
  • BÀI TẬP KINH TẾ VI MÔ CHƯƠNG 2,3,4,5

Preview text

CÁC CÂU NÀO DỄ RỒI THÌ CÔ CHỈ TÔ ĐÁP ÁN CHO CÁC EM THÔI

NHÉ. CÂU NÀO CẦN PHẢI ỨNG DỤNG CÁCH LÀM LÝ THUYẾT THÌ

CÔ SẼ GIẢI THÍCH CHI TIẾT PHÍA DƯỚI CÂU ĐÓ CHO CÁC EM NHÉ.

CÁC ĐÁP ÁN ĐÚNG TÔ MÀU ĐỎ

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

1. Giả thiết được sử dụng trong lý thuyết hành vi người tiêu dùng là: a. Sở thích có tính hoàn chỉnh b. Các loại hàng đều có mức độ hữu ích như nhau. c. Người tiêu dùng luôn muốn tiêu dùng nhiều hơn là ít. d. Sở thích có tính bắc cầu e. (a), (c) và (d) 2. Theo thuyết thỏa dụng, với một người tiêu dùng thì: a. TU luôn tăng khi tiêu dùng nhiều hơn b. MU có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng 0 c. Nếu MU giảm thì TU không thể tăng d. b và c e. Không có phương án đúng 3. Độ thoả dụng cận biên ( lợi ích cận biên) là: a. Là sự thay đổi của mức độ thỏa mãn (lợi ích) khi tăng tiêu dùng một đơn vị hàng hóa b. Là sự thay đổi của tổng lợi nhuận khi giá cả thay đổi một đơn vị. c. Là sự thay đổi của mức độ hữu ích bình quân khi tăng tiêu dùng thêm một đơn vị hàng. d. Lợi ích tăng têm từ tiêu dùng đơn vị hàng hóa cuối cùng e. (a) và (d) 4. Nếu độ thỏa dụng biên có xu hướng dương và giảm dần khi gia tăng lượng tiêu dùng thì: a. Tổng độ thỏa dụng sẽ giảm dần b. Tổng độ thỏa dụng sẽ tăng dần c. Tổng độ thỏa dụng sẽ không đổi d. Không có phương án đúng 5. Tổng lợi ích luôn luôn tăng trong trường hợp: a. Lợi ích cận biên âm b. Lợi ích cận biên dương c. Lợi ích cận biên bằng 0 d. (b) và (c)

6. Một người tiêu dùng khi càng gia tăng lượng tiêu dùng thì thấy tổng hữu dụng càng giảm thì khi đó: a. Lợi ích cận biên đang giảm dần b. Lợi ích cận biên lớn hơn 0 c. Lợi ích cận biên nhỏ hơn 0 d. (a) và (c) e. (a) và (b) 7. Khi độ thỏa dụng biên bằng 0, tổng độ thỏa dụng (TU): a. Giảm dần b. Tăng dần c. Cực đại d. Tất cả đều sai 8. Người tiêu dùng tiêu dùng 4 sản phẩm thì có tổng độ thỏa dụng bằng 20, tiêu dùng 5 sản phẩm thì tổng độ thỏa dụng bằng 23. Vậy độ thỏa dụng biên của sản phẩm thứ 5 bằng: a. 43 b. 1 c. 3 d. Không có phương án đúng Cách làm: Độ thỏa dụng biên MU là độ thỏa dụng tăng thêm, TU từ 20 tăng lên thành 23 ➔ TU tăng thêm 3 đơn vị Hoặc MU = TUsau – TU trước = TU 5 – TU 4 = 23-20 = 3 9. Đường bàng quan là đường: a. Tập hợp các giỏ hàng mang lại cho người tiêu dùng lượng hàng hóa như nhau b. Tập hợp các giỏ hàng mang lại cho người tiêu dùng mức độ thỏa dụng như nhau c. Tập hợp các giỏ hàng hóa có cùng tổng chi phí d. Tất cả các phương án trên 10. Điều nào dưới đây KHÔNG đúng: a. Các đường bàng quan có độc dốc âm và đường bàng quan cao hơn được ưa thích hơn b. Các đường bàng quan của cùng một người tiêu dùng thì không cắt nhau c. Các đường bàng quan của hai người tiêu dùng khác nhau thì có thể cắt nhau d. Các đường bàng quan khác nhau biểu diễn độ thỏa dụng (lượng lợi ích) giống nhau e. Độc dốc của đường bàng quan chính là tỷ lệ thay thế cận biên f. Đường bàng quan được dùng để so sánh mức độ hữu ích của các giỏ hàng khi tiêu dùng 11. Tất cả các giỏ hàng hóa nằm trên một đường bàng quan có điểm chung là: a. Số lượng hai hàng hóa bằng nhau b. Chi tiêu cho hai hàng hóa đó bằng nhau c. Mức lợi ích hay độ thỏa dụng của các giỏ hàng hóa đó mang lại cho người tiêu dùng là bằng nhau d. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa các giỏ hàng hóa bằng nhau

17. Đối với hai hàng hóa thay thế hoàn hảo: a. Đường bàng quan là đường cong b. Đường bàng quan là đường thẳng có độc dốc không đổi c. Đường bàng quan có dạng chữ L d. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa là hằng số e. (b) và (d) 18. Đối với hai hàng hóa bổ sung hoàn hảo thì: a. Đường bàng quan là đường thẳng dốc xuống từ trái qua phải b. Đường bàng quan có dạng chữ L c. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa bằng 0 d. Tỷ lệ thay thế cận biên giữu hai hàng hóa là hằng số. e. (b) và (c) 18. Nước cam được biểu diễn trên trục hoành, Nước chanh được biểu diễn trên trục tung. Nếu một người tiêu dùng chỉ thích tiêu dùng nước Cam mà không thích tiêu dùng nước chanh thì đường bàng quan của người tiêu dùng này là: a. Đường cong dốc xuống từ trái qua phải b. Đường thẳng dốc xuống từ trái qua phải c. Đường nằm ngang song song với trục hoành d. Đường thẳng đứng song song với trục tung 19. Đường Ngân sách là đường: a. Tập hợp các giỏ hàng khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một mức thu nhập( thu nhập không đổi) khi giá của hàng hóa là cho trước. b. Tập hợp các giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua khi thu nhập không đổi c. Tập hợp các giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua khi giá của một sản phẩm thay đổi d. Tập hợp các giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng chi hết thu nhập của mình e. (a) và (d) 20. Để so sánh mức độ hữu ích của các giỏ hàng khi tiêu dùng với nhau người ta sử dụng: a. Đường tổng chi phí b. Đường ngân sách c. Đường bàng quan d. Đường tổng sản lượng 21. Độ dốc đường ngân sách thể hiện: a. Sự đánh đổi của hai sản phẩm trên thị trường về mặt giá cả b. Khi mua thêm một đơn vị sản phẩm này cần phải giảm bớt số lượng sản phẩm kia với thu nhập không đổi. c. Giá tương đối giữa hai sản phẩm (-PX/PY) d. Các câu trên đều đúng

22. Giá trị tuyệt đối của độ dốc đường ngân sách là: a. Tỷ số giá của hàng hóa được biểu diễn trên trục hoành so với giá hàng hóa trên trục tung b. Tỷ số giá của hàng hóa trên trục tung so với giá hàng hóa trên trục hoành c. Giá tuyệt đối của hàng hóa trên trục tung d. Giá thực tế của hai hàng trên trục hoành 23. Tại kết hợp (X,Y), độ dốc của đường ngân sách là -1/2 có nghĩa: a. MUX/MUY = 2 b. Để mua thêm một đơn vị X thì phải giảm bớt 1/2 đơn vị Y với thu nhập không đổi. c. PX = 2PY d. PX = 1/2PY e. (b) và (d) 24. Những điểm nằm trên đường ngân sách: a. Cho biết người tiêu dùng có khả năng mua một kết hợp hàng hóa và sử dụng hết thu nhập b. Cho biết người tiêu dùng không có khả năng mua một kết hợp hàng hóa vì thu nhập của người tiêu dùng không có khả năng chi trả. c. Có độ dốc bằng nhau d. (a) và (c) e. (a) và (b) Sử dụng dữ kiện sau để trả lời 4 câu tiếp Một người tiêu dùng có thu nhập là 192USD dùng để mua hai hàng hóa X và Y với giá PX = 20USD/1sp, PY = 4USD/1sp. Có 4 giỏ hàng hóa như sau: A(5X, 23Y); B(8X, 25Y); C(3X, 20Y) và D(8X, 8Y). Hàm lợi ích TU = XY+ 2X 2 25. Độ dốc của đường ngân sách của người tiêu dùng là: a. -5 b. -1/5 c. -1/2 d. -

Cách làm: Độ dốc đường ngân sách = - PX/PY = - 20/4 = - 5

26. Điều nào sau đây đúng: a. Giỏ A và D nằm trên đường ngân sách b. Giỏ B nằm bên ngoài đường ngân sách c. Giỏ C nằm bên trong đường ngân sách d. Không có phương án đúng. e. Cả a,b,c đều đúng Cách làm: Muốn biết giỏ hàng nào nằm trên, trong và ngoài đường ngân sách thì các em thay lần lượt các giỏ đó vào phương trình đường ngân sách. Nếu thỏa mãn PT

30. Nếu thu nhập tăng trong khi các yếu tố khác không đổi thì đường ngân sách sẽ: a. Xoay ra ngoài và trở nên thoải hơn b. Dịch chuyển sang trái và dốc hơn c. Dịch chuyển sang phải và song song với đường ngân sách ban đầu d. Dịch chuyển sang trái và song song với đường ngân sách ban đầu Cách làm: yếu tố thu nhập thay đổi thì nhớ nhanh lý thuyết cô đã tóm tắt nhé, Thu nhập tăng thì đường NS dịch chuyển song song sang phải, Thu nhập giảm thì đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái. 31. Có hai hàng hóa mà người tiêu dùng phải lựa chọn. Nếu giá cả hai hàng hóa tăng lên gấp đôi, khi thu nhập không đổi. Điều này sẽ làm cho đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ: a. Dịch chuyển sang phải, song song với đường ngân sách cũ b. Dịch chuyển sang trái, song song với đường ngân sách cũ. c. Không hề dịch chuyển d. Dịch chuyển sang trái, nhưng không song song với đường ngân sách cũ Cách làm: Xmax = I/PX Vì I và PX tăng lên 2 lần ➔ Xmax giảm 2 lần Ymax = I/PY vì I không đổi, PY tăng 2 lần ➔ Ymax giảm 2 lần

32. Xét một đường ngân sách dành cho hai loại hàng hoá. Hàng X được biểu diễn trên trục hoành, hàng Y trên trục tung. Khi đường ngân sách xoay vào trong và trở nên thoải hơn, tức là khi đó a. Thu nhập giảm. b. Giá hàng X tăng c. Giá hàng Y tăng d. Giá hàng Y giảm Cách làm: Với các câu này thì đề bài đã cho cách dịch chuyển của đường ngân sách rồi, vậy các em chỉ cần dữa vào mô tả của đề bài để xem yếu tố nào thay đổi. Theo đề bài đường ngân sách xoay vào trong thì hình dạng có thể là:

Ymax

Y

Xmax

BC 2 BC 1

➔ Đường Ngân sách dịch chuyển song song sang trái

Nhưng theo đề bài thì đường này xoay vào trong và thoải hơn thì chỉ có thể là hình đầu tiên ➔ Ymax giảm nên PY tăng 33. Khi giá của hàng hóa được biểu diễn trên trục hoành thay đổi trong khi các yếu tố khác không đổi sẽ làm thay đổi đường ngân sách như thế nào? a. Độ dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục tung b. Độc dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục hoành c. Điểm cắt của đường ngân sách với trục tung và trục hoành nhưng không thay đổi dộ dốc d. Chỉ làm thay đổi độ dốc Phân tích: Vì PX thay đổi nên độ dốc đường ngân sách (-PX/PY) thay đổi, và điểm cắt với trục hoành chính là Xmax thay đổi

34. Khi thu nhập thay đổi trong khi các yếu tốc khác không đổi sẽ làm thay đổi đường ngân sách như thế nào? a. Độ dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục tung b. Độc dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục hoành c. Điểm cắt của đường ngân sách với trục tung và trục hoành nhưng không thay đổi dộ dốc d. Chỉ làm thay đổi độ dốc Phân tích: Theo lý thuyết, thu nhập thay đổi thì dịch chuyển song song ➔ độ dốc đường NS không đổi, điểm cắt trục hoành Xmax và điểm cắt trục tungYmax thay đổi

35. Một người tiêu dùng cam và táo, số lượng cam biểu diễn trên trục tung và số lượng táo biểu diễn trên trục hoành. Giả sử thu nhập của người này tăng gấp đôi, giá cam tăng gấp đôi và giá táo tăng gấp 3. Đường Ngân sách của người này sẽ: a. Dịch chuyển sang phải nhưng không thay đổi độc dốc b. Dịch chuyển sang phải và thoải hơn c. Xoay ra ngoài và trở nên dốc hơn d. Xoay vào trong và trở nên dốc hơn Phân tích: Qtáo max = I/Ptáo Vì I tăng lên 2 lần và Ptáo Tăng 3 lần ➔ Qtáo max giảm Q cam max = I/Pcam vì I tăng 2 lần, Pcam tăng 2 lần ➔ Qcam max không đổi

Ymax

Y

Xmax

BC 1

BC 2

Xmax

Ymax

BC 2 BC 1

  1. Để đạt tổng độ thỏa dụng tối đa thì Nam nên giảm chi tiêu cho hàng Y để chuyển sang chi cho hàng X c. Cả hàng X và Y đều là hàng thông thường. d. Nam đã đạt được đến kết hợp tiêu dùng tối ưu. e. Không có phương án đúng trong các phương án trên. Phân tích: Đề bài chỉ cho MUX /PX < MUY /PY thì :
  • không thể rút ra được kết luận câu a vì theo lý thuyết các em học thì để kết luận hàng nào đắt hơn, rẻ hơn phải biết giá hàng thay đổi,
  • cũng không rút ra được kết luận như câu c vì để kết luận được câu c phải biết thu nhập và lượng hàng hóa có mối quan hệ như nào
  • Câu d thì lại càng sai vì đẳng thức đề bài cho không xảy ra dấu bằng nên không thể là giỏ hàng tối ưu.
  • Còn câu b: để biết câu b đúng không thì phải phân tích: các em áp dụng cách phân tích điểu chỉnh về giỏ hàng tối ưu. MUX /PX < MUY /PY ➔ Người tiêu dùng không tác động tới giá ➔ MUX < MUY ➔ phải điểu chỉnh lượng hàng X,Y sao cho MUX tăng còn MUY giảm ➔ áp dụng quy luật MU giảm dần ➔ Y tăng, X giảm ➔ vậy câu b sai

41. Tỷ số giá giữa hai hàng hóa X và Y là 2:1. Nếu bạn đang tiêu dùng số lượng hàng hóa X và Y ở mức MUX / MUY = 1:2, Để tối đa hóa dộ thỏa dụng, bạn phải: a. Tăng lượng X và giảm lượng Y b. Giảm lượng X và tăng lượng Y c. Không thay đổi quyết định tiêu dùng hiện tại d. Tăng giá của X e. Không có phương án đúng trong các phương án trên Cách làm: Khi đề bài cho giá các hàng hóa, MU hoặc cho tỷ lệ giá các hàng hóa, tỷ lệ MU của 2 hàng hóa mà hỏi “để tối đa hóa độ thỏa dụng( tức là giỏ hàng tối ưu đấy).ải làm gì?” ➔ khi đó các em phải kiểm tra xem đó đã là giỏ hàng tối ưu chưa. Nếu chưa thì sẽ phải điều chỉnh về giỏ hàng tối ưu Đề bài Ta có Px/PY = 2/1 và MUX/MUY = 1/2 ➔ Px/PY > MUX/MUY ➔ MUX/PX < MUY/PY  Như vậy đây chưa phải giỏ hàng tối ưu ➔ do đó để đạt tổng độ thỏa dụng tối đa tức giỏ hàng tối ưu thì các em phải điều chỉnh về giảo hàng tối ưu.==> Cách điều chỉnh giống đáp án b câu 40

42. Nếu Minh mua 20 sản phẩm X và 10 sản phẩm Y với giá PX = 100đ/sp, PY = 200đ/sp. Độ thỏa dụng biên của chúng là MUX = 5, MUY = 10. Để đạt tổng lợi ích (tổng độ thỏa dụng) tối đa Minh nên: a. Giảm lượng X, tăng lượng Y b. Tăng lượng X, giảm lượng Y c. Giữ nguyên số lượng hai sản phẩm d. Giữ nguyên lượng X, tăng mua lượng Y Cách làm: Câu 42 này cách cho và cách hỏi giống câu 41 nên cách làm giống câu 41 nhé. MUX/PX = 5/100 = 1/20 và MUY/PY = 10/200 = 1/20 ➔ MUX /PX = MUY /PY ➔ Vậy đây chính là giỏ hàng tối ưu rồi, tổng độ thỏa dụng là tối đa rồi. Do đó không cần điều chỉnh gì cả. 43. Giả sử giá của các hàng hóa tăng gấp đôi và thu nhập cũng tăng gấp đôi. Điều nào sau đây đúng: a. Điểm kết hợp tiêu dùng tối ưu vẫn giữ nguyên b. Độ dốc của đường ngân sách tăng lên c. Độ dốc của đường ngân sách giảm xuống d. Đường ngân sách dịch chuyển thành một đường ngân sách mới 44. Tiếp điểm đường ngân sách và đường bàng quan cho biết: a. Kết hợp tối ưu của người tiêu dùng b. Độ dốc đường bàng quan bằng 0 c. Độ dốc đường bàng quan bằng độ dốc đường ngân sách d. (a) và (c) e. (a) và (b) 45. Một người tiêu dùng đang tiêu dùng một kết hợp tối ưu giữa hàng A và B. Đối với người tiêu dùng này hàng A là hàng thông thường. Đột nhiên thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, kết luận nào sau đây đúng: a. Tiêu dùng nhiều hàng A hơn b. Tiêu dùng nhiều hàng B hơn c. Cả hàng A và B đều được tiêu dùng nhiều hơn d. (a) và không thể kết luận được lượng tiêu dùng hàng B Câu 45 này đã làm khi học lý thuyết, các em xem lại trong slide cô dạy nhé

  1. Đường biểu diễn các kết hợp khác nhau về số lượng của hai sản phẩm cúng đem lại cho người tiêu dùng một mức thỏa dụng (lợi ích) như nhau được gọi là đường bàng quan d. Đường ngân sách biểu diễn các tập hợp hàng hóa khi người tiêu dùng chi hết ngân sách của mình e. Tất cả các phương án trên đều đúng 51. Sự thay đổi lượng hàng hóa tiêu dùng khi thu nhập thay đổi được gọi là: a. Ảnh hưởng thay thế b. Ảnh hưởng thu nhập c. Ảnh hưởng thông thường d. Ảnh hưởng thứ cấp 52. Ảnh hưởng thay thế được định nghĩa là: a. Sự thay đổi của tiêu dùng gây ra do việc chuyển đến điểm có MRS khác trên cùng một đường bàng quan. b. Sự thay đổi của lượng hàng hóa tiêu dùng khi giá thay đổi c. Sự thay đổi của lượng hàng hóa tiêu dùng khi giá thay đổi nhưng lợi ích (độ thỏa dụng) không thay đổi. d. Lượng hàng hóa tiêu dùng thay đổi khi thu nhập thay đổi e. (a) và (c) 53. Một sự thay đổi của giá sẽ gây ra: a. Ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập b. Ảnh hưởng làm tăng tổng lợi ích c. Ảnh hưởng làm giảm lượng hàng hóa tiêu dùng d. Ảnh hưởng thay thế e. Ảnh hưởng làm tăng lợi ích cận biên

Cách làm từ câu 54 đến 61: Muốn làm được các câu mà có các hiệu ứng thì các em phải nhớ các kết luận 1,2 và 3 khi học lý thuyết cô dạy, cách ứng dụng các kết luận này để phân tích các hiệu ứng như cô đã dạy nhé.

54. Khi giá hàng hóa tăng lên, ảnh hưởng thay thế: a. Luôn làm tăng lượng hàng hóa được tiêu dùng b. Chỉ làm giảm số lượng hàng hóa bình thường c. Chỉ làm tăng số lượng hàng hóa cấp thấp d. Không có phương án đúng Phân tích: Vì đề bài hỏi hiệu ứng thay thể nên Để chọn được đáp án câu này thì phải phân tích hiệu ứng thay thế. HƯTT: đề bài cho PX tăng ➔ hàng X trở nên đắt hơn (về tuyệt đối và tương đối) ➔ áp dụng nguyên tắc thay thế: lượng hàng X giảm

55. Nếu giá của một hàng hóa giảm, ảnh hưởng thay thế được minh họa bởi: a. Vận động tới một đường bàng quan cao hơn b. Vận động tới một đường bàng quan thấp hơn. c. Vận động tới phần thoải hơn của đường bàng quan ban đầu d. Vận động tới phần dốc hơn của đường bàng quan ban đầu Phân tích: Nhớ lý thuyết HƯTT là di chuyển trên cùng 1 đường bàng quan ➔ do đó loại được đáp án a và b. Sau đó để chọn đáp án đúng thì phải phân tích HƯTT HƯTT: đề bài cho PX giảm ➔ hàng X trở nên rẻ hơn (về tuyệt đối và tương đối) ➔ áp dụng nguyên tắc thay thế: lượng hàng X tăng ➔ vận động tới phần thoải hơn

56. Khi giá của hàng thứ cấp giảm thì một người tiêu dùng mua loại hàng này ít hơn. Điều này xảy ra là do hiệu ứng gì? a. Hiệu ứng thay thế. b. Hiệu ứng thu nhập. c. Cả (a) và (b). Phân tích:

  • HƯ TT: Pthứ cấp giảm ➔ Hàng thứ cấp trở nên rẻ hơn (về tuyệt đối và tương đối) ➔ Áp dụng nguyên tắc thay thế: Qthứ cấp tăng
  • HƯ TN: Pthứ cấp giảm ➔ sức mua tăng ➔ I tăng về sức mua. Mà hàng này là hàng thứ cấp nên Qthứ cấp giảm
  • Ta thấy 2 hiệu ứng này ngược chiều nhau nên để kết luận HƯTH cần phải biết hiệu ứng nào mạnh hơn, mà đề bài không cho nên chắc chắc không thể kết luận HƯTH ➔ do đó đề bài này không thể là HƯTH
  • Mà nhìn vào HƯTT và HƯTN vừa phân tích thì với đề bài này chỉ có thể là do HƯTN 57. Khi giá của một hàng hóa giảm xuống, số lượng hàng hóa đó được tiêu dùng giảm có nghĩa là: a. Ảnh hưởng thay thế là số âm b. Ảnh hưởng thu nhập là số dương c. Ảnh hưởng thay thế là dương, ảnh hưởng thu nhập là âm và ảnh hưởng thay thế lớn hơn ảnh hưởng thu nhập

E 1

X 1 X 2

E 2

  1. Ảnh hưởng thu nhập là dương và lấn át ảnh hưởng thay thế c. Ảnh hưởng thu nhập là âm và làm tăng thêm ảnh hưởng thay thế d. Ảnh hưởng thu nhập là dương và làm tăng thêm ảnh hưởng thay thế e. Ảnh hưởng thu nhập bằng 0 và ảnh hưởng thay thế là dương Phân tích: Đề bài cho Pkhoai tây giảm thì Qkhoai tây giảm ➔ Đây là HƯTH (đề bài không nói gì chính là HƯTH) Đáp án a: HƯTN + HƯ TT = HƯ TH ( -) > ➔ (-) tức lượng hàng giảm ➔ đúng với đề bài Chú ý: đáp án a chỉ cho HƯTN là âm mà không hề cho HƯTT là dương hay âm nhưng vì cho HƯTN lấn át rồi nên kiểu gì HƯTH cũng là âm

60. Nếu giá của một hàng hóa thông thường tăng, ảnh hưởng thu nhập: a. Sẽ làm tăng số lượng hàng hóa và ảnh hưởng thay thế làm giảm số lượng hàng hóa được tiêu dùng b. Sẽ làm giảm số lượng hàng hóa và ảnh hưởng thay thế làm tăng số lượng hàng hóa được tiêu dùng c. Và ảnh hưởng thay thế sẽ làm tăng số lượng hàng hóa được tiêu dùng d. Và ảnh hưởng thay thế sẽ làm giảm số lượng hàng hóa được tiêu dùng e. Luôn lớn hơn ảnh hưởng thay thế Phân tích: Đề bài cho Pthông thường tăng và hỏi ảnh hưởng thu nhập ➔Nhưng để chọn được đáp án vẫn phải phân tích thêm HƯTT - HƯTT : đề bài cho Pthông thường tăng ➔ hàng thông thường trở nên đắt hơn (về tuyệt và tương đối) ➔ áp dụng nguyên tắc thay thế: Qthông thường giảm - HƯTN: Đề bài cho Pthông thường tăng ➔ Sức mua giảm ➔ I giảm về sức mua. Mà hàng này là hàng thông thường nên Qthông thường giảm

61. Nếu khoai lang được coi là hàng thứ cấp và gạo được coi là hàng thông thường. Khi giá khoai lang giảm thì điều nào sau đây đúng: a. Hiệu ứng thay thế cho thấy người này giảm tiêu dùng gạo, tăng tiêu dùng hàng khoai lang b. Hiệu ứng thu nhập cho thấy người này giảm tiêu dùng khoai lang, tăng tiêu dùng gạo c. Khi hiệu ứng thu nhập mạnh hơn hiệu ứng thay thế thì hiệu ứng tổng hợp cho thấy người này tăng tiêu dùng gạo, giảm tiêu dùng hàng khoai lang d. Tất cả các phương án trên đều đúng e. Không có phương án đúng Phân tích: HƯ TT: PKhoai lang giảm ➔ Khoai lang trở nên rẻ hơn về tuyệt đối và tương đối Gạo trở nên đắt hơn về tương đối

➔ Người tiêu dùng có sự thay thế (áp dụng nguyên tắc thay thế): QKhoai Lang tăng Qgạo giảm HƯ TN: PKhoai lang giảm ➔ Sức mua tăng ➔ I tăng về sức mua. Mà đề bài cho khoai lang là hàng thứ cấp, gạo là hàng thông thường ➔ QKhoai lang giảm Qgạo tăng  Đáp án a và b đúng

HƯ TT + HƯ TN = HƯ TH QKhoai Lang tăng QKhoai Lang giảm ➔ QKhoai lang giảm Qgạo giảm Qgạo tăng Qgạo tăng  Đáp án c đúng

62. Hàng Giffen là phải thỏa mãn điều kiện: a. Là hàng thông thường b. Là hàng thứ cấp c. (a) và phải có hiệu ứng thay thế lấn át hiệu ứng thu nhập d. (b) và phải có hiệu ứng thu nhập lấn át hiệu ứng thay thế

63. Khi ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế cùng dấu thì đường cầu: a. Sẽ dốc xuống b. Sẽ dốc lên c. Sẽ là đường thẳng đứng d. Không thể kết luận được 64. Khi ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế trái dấu thì đường cầu: a. Sẽ dốc xuống b. Sẽ dốc lên c. Sẽ là đường thẳng đứng d. Cần có thêm thông tin mới kết luận được 65. Khi ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế trái dấu thì đường cầu: a. Sẽ dốc xuống nếu ảnh hưởng thay thế lớn hơn ảnh hưởng thu nhập b. Sẽ dốc lên nếu ảnh hưởng thu nhập lớn hơn ảnh hưởng thay thế c. (a) và (b) d. Không có phương án đúng 66. Nếu thu nhập của người lao động tăng lên (tiền lương tăng), thì điều nào sau đây đúng: a. Hiệu ứng thay thế làm cho người lao động làm việc nhiều hơn và nghỉ ngơi ít hơn b. Hiệu ứng thu nhập làm cho người lao động làm việc ít hơn và nghỉ ngơi nhiều hơn c. Khi hiệu ứng thay thế lấn át hiệu ứng thu nhập thì người lao động sẽ làm việc nhiều hơn và nghỉ ngơi ít hơn d. Khi hiệu ứng thu nhập lấn át hiệu ứng thay thế thì người lao động sẽ làm việc ít hơn và nghỉ ngơi nhiều hơn e. Tất cả các phương án trên đều đúng

Hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp là gì?

Hàng hóa thông thường (tiếng Anh: Normal good) là thuật ngữ kinh tế học chỉ những hàng hóa có cầu tăng lên khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên và cầu giảm khi thu nhập giảm trong khi các yếu tố khác không đổi. Trái ngược với hàng hóa thông thường là hàng hóa thứ cấp, tức cầu giảm khi thu nhập tăng hoặc ngược lại.

Thực phẩm thứ cấp là gì?

Hiểu đơn giản, hàng hóa thứ cấp là loại hàng hóa có cầu giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên hoặc cầu tăng khi thu nhập giảm, trong khi các yếu tố khác không đổi. Ví dụ: Hàng hóa thứ cấp ở đây là bánh mì Tesco. Khi thu nhập tăng, bạn sẽ ít mua loại bánh mì này và có thể chuyển sang loại bánh mì khác.

Thế nào là sản phẩm cấp thấp?

Sản phẩm cấp thấp hay hàng cấp thấp (inferior product or good) là hàng hóa và dịch vụ có hệ số co giãn thu nhập của nhu cầu âm: nghĩa là khi thu nhập tăng, người tiêu dùng mua loại hàng hóa này ít hơn. Trái ngược với hàng hóa thứ cấp là hàng hóa thông thường.

Hàng thường là hàng gì?

Hàng thường, tên tiếng Anh là freehand là những hàng hóa do chính shipper tự book tàu và thanh toán cước, cước prepaid theo điều kiện nhóm C. Điều này có nghĩa là tất cả các khâu, các lựa chọn như đóng gói, book tàu… đều do shipper tự quyết định.