Cơ thể người có bao nhiêu đốt xương

Bộ xương người là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể chúng ta, bộ phận này đảm nhiệm nhiều chức năng chính trên cơ thể. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn vẫn chưa biết nhiều thông tin về bộ xương người. Vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bộ xương người gồm mấy phần?

Bộ xương người gồm nhiều xương riêng lẻ hoặc liên kết với nhau bởi dây chằng, gân, cơ và sụn. Bộ xương người chiếm khoảng 20% trọng lượng của cơ thể. Bộ xương người là bộ phận cứng nhất giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Bộ xương người gồm 3 phần chính:

Cơ thể người có bao nhiêu đốt xương
Bộ xương người gồm mấy phần?
  • Phần đầu bao gồm khối xương sọ và có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn giúp bảo vệ não, Xương mặt nhỏ và xương hàm.
  • Phần xương thân gồm cột sống có chứa nhiều đốt sống với nhau và có điểm cong ở 4 chỗ. Các xương sườn được gắn với xương cột sống và xương ức để tạo thành lồng ngực giúp bảo vệ tim và phổi.
  • Phần xương chi gồm xương cánh tay và xương chân.

Bộ xương người là một trong những bộ xương có kết cấu hoàn chỉnh nhất trong tất cả các bộ xương hiện nay. Chính nhờ có kết cấu hoàn chỉnh nên bộ xương có thể giúp cho cơ thể 

Bộ xương người có bao nhiêu chiếc?

Bộ xương người có tất cả 300 chiếc xương ở trẻ em và ở người trưởng thành có 206 chiếc dài, ngắn khác nhau kết hợp lại tạo nên. Về phân bổ thì có khoảng 80 xương trục và khoảng 126 xương treo. Trong đó:

Phần xương trục

Bộ xương trục có khoảng 80 xương và được tạo thành từ nhiều xương theo chiều dọc của cơ thể

Xương sọ

  • Gồm 22 xương, những xương này thường được phân loại theo vị trí.
  • Xương sọ được tạo thành từ 8 xương thành hộp sọ giúp bảo vệ não.
  • Xương mặt gồm 14 chiếc thấy ở mặt trước của hộp sọ giúp tạo ra khuẩn mặt.

Xương tai

Xương thánh giác gồm 6 chiếc xương nhỏ ghép vào 

Xương móng

Xương móng gồm 1 xương hình chữ u được tìm thấy dưới gốc hàm giúp giữ các cơ và dây chằng ở vùng cổ.

Cột sống

Cột sống bao gồm 26 xương, 24 xương đầu tiên là các đốt sống và 2 xương tiếp theo là xương cùng và xương cụt.

24 đốt sống cũng được chia thành các vị trí khác nhau

  • Xương đốt sống cổ: gồm 7 xương ở vùng đầu và cổ
  • Đốt sống vùng ngực: gồm 12 xương ở vùng lưng.
  • Đốt sống vùng thắt lưng: gồm 5 xương ở vùng lưng dưới.

Xương cùng và xương cụt đều được tạo thành từ một đốt sống hợp nhất giúp chịu áp lực trọng lượng của cơ thể khi ngồi.

Lồng ngực

Xương lồng ngực gồm có xương ức và 12 cặp xương sườn ghép lại tạo thành lồng bảo vệ những vùng xung quan trong cơ thể.

Bộ phận xương treo

Có khoảng 126 xương trong bộ xương treo. Bảo gồm các xương tạo nên cánh tay và chân 

Vòng ngực

Xương vòng ngực được cấu tạo từ 2 xương là xương bả vai và xương đòn.

Xương chi trên

Ở mỗi cánh tay gồm 30 xương, trong đó

  • Xương cánh tay là xương dài nhất của cánh tay
  • Xương quay: là một trong hai xương dài của cẳng tay
  • Xương trụ: Đây là xương dài thứ 2 của cẳng tay
  • Xương cổ tay: gồm 8 xương tạo thành.
  • Xương bàn tay: gồm 5 xương tạo thành
  • Xương ngón tay: gồm 14 xương tạo nên.

Xương chậu 

Xương chậu hay còn được gọi là hông và gồm 2 xương hông

Mỗi xương hông gồm 3 phần 

  • Xương hông: là phần trên cùng của xương.
  • Xương ụ ngồi: là phần xương cong tạo nên cơ sở của xương hông.
  • Xương mu: là phần nằm ở phía trước của xương không.

Xương chi dưới

Mỗi chân bao gồm 30 xương

Cơ thể người có bao nhiêu đốt xương
Xương chi dưới
  • Xương đùi: là phần xương lớn nhất của đùi
  • Xương chày: Đây là phần xương chính của cẳng chân.
  • Xương mác
  • Xương bánh chè
  • Xương cổ chân gồm 7 chiếc tạo thành.
  • Xương ngón chân gồm 14 xương.

Bộ xương người có chức năng gì?

Như đã nói ở phần đầu, bộ xương người là bộ phận cứng nhất của cơ thể giúp có thể có được hình dạng nhất định, bộ xương cũng giúp chống đỡ cơ thể và cũng là chỗ bám cho nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Bộ xương người cũng có một số chức năng khác như:

  • Bảo vệ các cơ quan mềm bên trong cơ thể như nội tạng, não, tim và phổi. 
  • Giúp cơ thể vận động một cách tốt nhất. Các vùng cơ bắp được gắn kết với xương thông quan dây gân sẽ giúp cơ thể vận động theo nhiều hướng khác nhau.
  • Giúp sản xuất các tế bào cho máu, tủy xương mềm bên trong xương sẽ tạo ra các hồng cầu và bạch cầu, tiểu cầu.
  • Bộ xương người cũng có tác dụng lưu trữ khoáng chất và dưỡng chất cho cơ thể, bộ xương cũng giúp giải phóng các chất dinh dưỡng này đi nuôi cơ thể.

Có thể nói bộ xương người là bộ phận cực kỳ quan trong nó tham gia vào hầu hết các chức năng chính của cơ thể, chính vì thế mà bạn cần phải bảo vệ hệ thống xương của mình được tốt nhất tránh các tác nhân bên ngoài tác động vào.

Ngoài các chức năng mà bộ xương mang lại thì bạn đọc cũng cần phải chú ý tới một số vấn đề có thể làm ảnh hưởng tới hệ thống xương như: gãy xương, bệnh xương chuyển hóa, viêm khớp, ung thư xương và cong cột sống. Đây đều là những căn bệnh có thể khiến cho xương bị tổn thương và khó có thể điều trị dứt điểm được.

Tóm lại bộ xương người là một trong những bộ xương cực kỳ hoàn hảo giúp đảm nhiệm nhiều chức năng chính trong cơ thể. Vì vậy bạn nên bảo vệ xương trước các tác nhân từ môi trường ảnh hưởng tới. Hy vọng với những thông tin ở trên có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Bộ xương người gồm mấy phần và có bao nhiêu chiếc, chức năng của bộ xương trong cơ thể”. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết ở trên.

Bác sĩ Phạm Thị Phương Thúy 30 Tháng Mười, 2020

Một điều khá bất ngờ là không phải ai cũng có số lượng xương sườn giống nhau. Vậy chính xác thì xương sườn người có bao nhiêu cái và chức năng của xương sườn là gì?

Xương sườn người có bao nhiêu cái?

Xương sườn người có bao nhiêu cái? Hầu hết mỗi người trưởng thành sẽ có 24 xương sườn (chia làm 12 cặp). Tuy nhiên, cứ khoảng 500 người thì có một người có thêm một xương sườn phụ, được gọi là xương sườn cổ. Xương này mọc ở phần cổ trên xương đòn, thường không thành hình hoàn chỉnh. Đôi khi chỉ là một sợi mô rất mỏng. Lý do có thêm chiếc xương này là trong quá trình hình thành xương sườn cơ thể đã không kiểm soát tốt cơ chế phân tách xương.

Nếu chiếc xương phụ này chèn vào các mạch máu, các dây thần kinh hoặc dây chằng liền kề thì có thể gây những cơn đau cổ, đau vai, mất cảm giác ở chi, đông máu và các vấn đề khác.

Cấu tạo của xương sườn

Cơ thể người có bao nhiêu đốt xương

Hầu hết mỗi người trưởng thành sẽ có 24 xương sườn (12 cặp).

Xương sườn khá dài, cong và dẹt, gồm có 2 đầu và 1 thân.

  • Hai đầu xương sườn là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung, phân tán lực tác động và tạo ô chứa tủy xương. Bọc hai đầu xương là lớp sụn có tác dụng giảm ma sát trong đầu xương.
  • Đoạn giữa là thân xương, hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong gồm: màng xương mỏng, mô xương cứng và khoang xương. Màng xương giúp xương phát triển về bề ngang. Mô xương cứng làm nhiệm vụ chịu lực, đảm bảo tính vững chắc cho xương. Khoang xương chứa tủy xương (ở trẻ em là tủy đỏ sinh hồng cầu, ở người trưởng thành tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng).

Chức năng của xương sườn

Xương sườn có chức năng:

  • Nâng đỡ trọng lượng cơ thể
  • Giúp mở rộng và co bóp khoang ngực và cũng bảo vệ nội tạng quanh nó như phổi và tim.

Nếu xương sườn bị viêm, gãy hoặc mắc một số căn bệnh liên quan khác sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

Cơ thể người có bao nhiêu đốt xương

Xương sườn đóng vai trò nâng đỡ trọng lượng cơ thể, bảo vệ lồng ngực và các cơ quan

Những thói quen ảnh hưởng xấu tới xương sườn

Hút thuốc lá và uống rượu

Khói thuốc chứa nhiều chất độc hại làm tiêu hủy tế bào xương. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng sản xuất hormone căng thẳng cortisol làm xương yếu đi và cản trở sự sản xuất hormone calcitonin giúp tăng sinh xương. Tương tự, rượu làm tăng khả năng sản xuất cortisol của cơ thể, làm giảm lượng hormone estrogen và testosterone, khiến xương yếu hơn.

Ăn mặn

Ăn quá nhiều muối làm tăng quá trình đào thải canxi qua nước tiểu và làm tăng nguy cơ loãng xương.

Cơ thể người có bao nhiêu đốt xương

Ăn nhiều muối, cơ thể sẽ tăng đào thải canxi qua nước tiểu và làm tăng nguy cơ loãng xương.

Ít vận động:

Người thiếu vận động sẽ tiêu xương nhanh hơn so với người hay tham gia các hoạt động. Theo các chuyên gia, nên tích cực đi bộ, leo cầu thang, nâng tạ… để làm khả năng thăng bằng, tư thế và sự linh hoạt, giảm nguy cơ gãy xương.

Thiếu vitamin D

Ít tắm nắng và không ăn những thực phẩm giàu canxi sẽ làm xương trở nên mỏng và giòn hơn và có nguy cơ cao bị loãng xương, yếu xương.

Khi có các dấu hiệu như đau ở xương sườn, xảy ra sau chấn thương hoặc nếu khó thở, đau khi hít thở sâu… cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Bác sĩ CK II, Tiến sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan

TIN LIÊN QUAN:

  • Viêm xương chậu – dễ mắc nhưng không phải ai cũng biết
  • Xương mác chân nằm ở đâu? Vì sao xương mác dễ bị gãy?
  • Dây thần kinh tủy sống: Cấu tạo và chức năng | Sinh học 8