Common Mode Choke là gì

Cách đây nửa năm em có quen một người bạn Hà Lan, người này luôn khuyên em không nên dùng mạch lọc CLC truyền thống (capacitor input) mà nên chuyển qua dùng choke input vì thấy em thích dùng choke trong nguồn của các amp bán dẫn; tuy nhiên do mãi diy nhiều thứ nên hầu như em cũng không bỏ nhiều thời gian nghiên cứu choke input như người bạn đã đề nghị, nay nhân dịp bạn em về Việt Nam chơi và trực tiếp trao đổi nên em đã dần ngộ ra nhiều điều tuy đơn giản nhưng rất lý thú mà lâu nay em đã bỏ qua từ mạch lọc choke input. Nay em muốn thực hiện nghiên cứu sâu hơn về mạch lọc này để hy vọng có thể áp dụng vào các amp bán dẫn trong tương lai và đặc biệt nếu cho kết quả tốt thì em sẽ bỏ luôn mạch ổn áp zen V3 vốn là một mạch không thể thiếu đối với các amp bán dẫn sử dụng VFET. Việc bỏ đi mạch ổn áp như vậy sẽ làm cho đường đi của nguồn điện vào VFET công suất ngắn đi rất nhiều, sẽ đỡ đi nhiều mối hàn, dây dẫn và đặc biệt không phải chạy qua linh kiện bán dẫn là MOSFET ổn áp nên nhạc tính chắc chắn sẽ tốt hơn
Common Mode Choke là gì
.
Việc sử dụng choke input có lẽ đã được bàn nhiều rồi, tuy nhiên nay em muốn áp dụng cho các amp bán dẫn nên mở topic ngay tại đây và hy vọng anh em ai có kinh nghiệm để triển khai dự án cho các amp bán dẫn class A vốn chạy áp thấp nhưng dòng rất cao, điều này có thể sẽ gây nhiều khó khăn khi thiết kế mạch lọc choke input :wink:
Áp DC sau chỉnh lưu và qua mạch lọc thông thường sẽ là áp AC nhân với 1,4; nếu tải class A dòng từ 1A trở lên thì sẽ nhân cho 1.24 đến 1.3 tuỳ tụ lọc nguồn lớn hay bé + dòng tải cao hay thấp. Tuy nhiên với mạch choke input thì áp ra sẽ nhân với 0,xx; nghĩa là áp DC thu được còn thấp hơn cả áp AC trước chỉnh lưu :lol: , còn thấp hơn bao nhiêu thì phải trực tiếp thử nghiệm mới biết, tuy nhiên theo như hiểu biết của em thì dù áp ra thấp nhưng rất thẳng và chất lượng, đặc biệt cái em rất thích là ở cái chất lượng vì năng lượng phóng ra từ một cục choke bình thường sẽ ổn định và tốt hơn rất nhiều so với một con tụ thuộc loại đắt tiền.
Mời anh em tham khảo link sau:
http://www.r-type.org/articles/art-144.htm
Thoạt nhìn cứ nghĩ mạch CLC có thêm con tụ trước choke sẽ cho áp ra ổn định hơn, tuy nhiên điều đó chỉ cho áp ra cao hơn thôi chứ không tốt hơn vì nếu không có con tụ trước choke nghĩa là ta đã ép cho choke làm việc nhiều hơn, mà nôm na nói cho dễ hiểu là nếu một người làm việc giỏi mà làm nhiều thì các công việc sẽ tốt hơn là để cho một anh dở mà làm nhiều việc :lol:
Mời anh em chém tiếp ạ :roll:
nagini262 said:
Mời anh em chém tiếp ạ :roll:
Click to expand...
Trước đây trên 4rum này có bác amper giật một title rất kêu "amply bán dẫn hay cũng tại nguồn, dở cũng tại nguồn" (nếu em nhớ ko nhầm). Anh em cũng vào chém loạn xạ, và sau khi bác ấy lừa được một số anh em (trong đó có em) làm chuột thử nghiệm và cả bán mấy cục choke lừa đảo xong lặn mất ko sủi tăm, em truy vết thì biết bác ấy rút qua một số 4rum khác hoạt động.

Vì số tiền ko lớn cũng như ko có thời gian truy đến cùng nên mọi việc rồi cũng coi như qua. Nhưng thật chất vấn đề mà bác amper nêu ra chính là cục choke sau nắn, lập luận lúc đó em hiểu lờ mờ là ngoài công dụng như bác đã nêu trên, choke còn là năng lượng dự trữ và đáp ứng nhanh hơn tụ rất nhiều lần, và giúp bán dẫn có âm thanh của tube heeeee
Common Mode Choke là gì
Nếu giờ search cụ google thì chắc mọi người còn lần ra được những topic này.

Em nói lại điều này ko phải có ý gì, chỉ là tự nhiên đọc topic tức cảnh sinh tình thôi, giờ nghĩ lại thấy mình như "gà", học hành tuy ko bằng ai nhưng cũng biết đọc, biết ngâm cứu nhưng lại đi tin những chuyện vớ vẩn chẳng ai làm. Em đã thử nghiệm qua rồi, chẳng có tác dụng gì sất, còn thông số đo đạc thì cực tồi tệ :mrgreen:

Chúc cụ chủ thành công.
Sáng nay em rảnh rỗi chút nên chém phát nhé các cụ .

nagini262 said:
Nay em muốn thực hiện nghiên cứu sâu hơn về mạch lọc này để hy vọng có thể áp dụng vào các amp bán dẫn trong tương lai và đặc biệt nếu cho kết quả tốt thì em sẽ bỏ luôn mạch ổn áp zen V3 vốn là một mạch không thể thiếu đối với các amp bán dẫn sử dụng VFET. Việc bỏ đi mạch ổn áp như vậy sẽ làm cho đường đi của nguồn điện vào VFET công suất ngắn đi rất nhiều, sẽ đỡ đi nhiều mối hàn, dây dẫn và đặc biệt không phải chạy qua linh kiện bán dẫn là MOSFET ổn áp nên nhạc tính chắc chắn sẽ tốt hơn
Common Mode Choke là gì
.
Click to expand...
Theo em, nắn lọc là nắn lọc, ổn áp là ổn áp. Ổn áp giúp áp ra ổn định dù áp điện nguồn từ lưới biến đổi (em có theo dõi điện lưới ở nhà, không chỉ trồi sụt áp mà còn méo dạng, thậm chí có lúc tần số còn dao động nữa). Vì thế có nắn lọc tốt cũng không thay được ổn áp nếu chỗ đó nó cần ổn áp.

nagini262 said:
Áp DC sau chỉnh lưu và qua mạch lọc thông thường sẽ là áp AC nhân với 1,4; nếu tải class A dòng từ 1A trở lên thì sẽ nhân cho 1.24 đến 1.3 tuỳ tụ lọc nguồn lớn hay bé + dòng tải cao hay thấp.
Click to expand...
Cái này sao cụ không đo trở thuần của cuộn dây biến áp, đo xong biết ngay đâu cần đoán làm gì.
Ví dụ em đo cuộn dây được 2 ohm, điện áp AC là 24V, nắn bằng diode schottky (sụt áp 0.3V/diode ít thay đổi hoặc tra đặc tuyến áp theo dòng), lọc tụ đủ lớn để áp DC ổn định, dòng tải 1A thì điện áp DC sẽ là ~ 1.41*24(VAC) - 2*0.3(V) - 1(A)*2(Ohm) = 31.24VDC.

nagini262 said:
Tuy nhiên với mạch choke input thì áp ra sẽ nhân với 0,xx; nghĩa là áp DC thu được còn thấp hơn cả áp AC trước chỉnh lưu :lol: , còn thấp hơn bao nhiêu thì phải trực tiếp thử nghiệm mới biết, tuy nhiên theo như hiểu biết của em thì dù áp ra thấp nhưng rất thẳng và chất lượng, đặc biệt cái em rất thích là ở cái chất lượng vì năng lượng phóng ra từ một cục choke bình thường sẽ ổn định và tốt hơn rất nhiều so với một con tụ thuộc loại đắt tiền.
Click to expand...
Cũng tính được điện áp ra nếu đo được L và R. Trường hợp điện áp DC nhỏ hơn AC chỉ khi L và/hoặc R quá lớn, làm tổn hao nhiều trên mắt lọc này, điều này là không nên (hic). Còn trường hợp áp thấp do nắn đèn thì em không tính ạ.

Đồng ý với cụ là nếu lùng các thứ sừng tê ngà voi như Blackgate thì em thấy làm cục choke có lý hơn. Còn lại đa số trường hợp e thấy lọc C-L-C vẫn kinh tế hơn chỉ lọc L-C.

Do tần số điện cấp vào ổn định nên giá trị L phải khá lớn mới có hiện tượng này. Với dòng nhỏ áp cao như amp đèn thì OK, với amp bán dẫn dòng cao áp thấp thì cục choke khổng lồ.

nagini262 said:
Mời anh em tham khảo link sau:
http://www.r-type.org/articles/art-144.htm
Thoạt nhìn cứ nghĩ mạch CLC có thêm con tụ trước choke sẽ cho áp ra ổn định hơn, tuy nhiên điều đó chỉ cho áp ra cao hơn thôi chứ không tốt hơn vì nếu không có con tụ trước choke nghĩa là ta đã ép cho choke làm việc nhiều hơn, mà nôm na nói cho dễ hiểu là nếu một người làm việc giỏi mà làm nhiều thì các công việc sẽ tốt hơn là để cho một anh dở mà làm nhiều việc :lol:
Mời anh em chém tiếp ạ :roll:
Click to expand...
He he, cái này mời thánh Ja hay quay tay chém tiếp, do tụ thì chắc nhiều người thử và có kết luận nhiều rồi, còn choke thì ít wánh giá hơn nên phải thử nhiều hơn.

Thanks.
Cảm ơn tất cả các bác đã có những góp ý rất chân thành, em luôn thích sự thẳng thắn trong phát biểu ý kiến vì đó sẽ là những thông tin quan trọng giúp ích rất nhiều cho con đường đau khổ mà em sẽ đi :wink: :roll:
Về vấn đề ổn định điện áp khi điện lưới lên xuống thì mạch ổn áp là vô đối rồi, còn về vấn đề điện áp cái nào ra thẳng hơn thì em cũng nghĩ mạch ổn áp là vô đối luôn, còn C input hay L input cái nào thẳng hơn thì hiện em cứ coi như nó bằng nhau luôn đi :mrgreen: , tuy nhiên theo như cái hình minh hoạ trong link mà em đã gởi ở trên và theo như những gì mà bạn em đã nói thì C input cho áp ra cao thấp phụ thuộc nhiều vào tải, còn L input ra thấp hơn C input nhiều nhưng ít thay đổi khi tải thay đổi. Vấn đề cuối cùng là em quyết định vẫn dùng mạch ổn áp follower zen V3 để ổn định điện áp khi điện lưới thay đổi và cho ra điện áp cực thẳng, còn về mạch filter phía trước em sẽ chuyển qua dùng L input thay cho C input vì vấn đề chất lượng điện áp phóng ra từ L sẽ tốt hơn là từ C :roll: , còn về tốt hơn đó ảnh hưởng ra sao đến âm thanh thì... còn tuỳ tai em có phân biệt được hay không chuyện đó tính sau 8)
Nay mai em sẽ bắt tay vào thử nghiệm để so sánh độ sụt áp thực tế giữa C input và L input
Đang nói về nguồn cho bán dẫn classA => em thấy nó như nhau ahj .
Thực ra tất cả các tranh luận và chứng minh ta thấy ngày nay được tạo ra bởi các ông .... thần đèn khi các ông ấy tìm phương án tối ưu lọc đốt tim.
Rõ ràng choke input là giải pháp tối ưu trong điều kiện thực tế của các ông thần đèn: Sụt áp ít hơn khi gánh tải, choke yêu cầu nhỏ hơn(1/2), và không ảnh nhiều tới B.a nguồn( thường nguồn đốt tim chung b.a với B+) bằng C input( giảm 1/3)
Ở đây cũng cần thấy rằng lọc đốt tim họ đèn 4 chân giờ chia làm 2 trường phái rõ rệt: PSU và RLC hoặc CLC chứ chẳng có ai dùng CRC thần nhá các thím .

Trở lại thực tế với dân bán dẫn:
- Chúng ta có biến áp nguồn khủng bố, công suất thường gấp 3 yêu cầu mới yên tâm.
- Chúng ta nhồi nhét tụ nguồn mà chắc may ra chỉ có AN mới dám nhồi cỡ đó để lọc cho 845 chứ các ông khác có muốn cũng không có kỹ năng nhồi.
- B+ chỉ có tính tương đối +- 2,3v không ai quan tâm.
- Choke ve chai đầy, thường to không chịu nổi .

Hơn thua giữa hai phương án ở cách dùng và phối đồ mình đang có. Em thường thích nhồi con choke L cao nhất làm choke input vì em biết sẽ an toàn. Khi chassis chật em không thể dùng nhiều mắt lọc CL và b.a đủ lớn em chọn CLC với một con tụ giá trị nhỏ làm input và tất nhiên nếu b.a nguồn nóng hay choke hút sắt em chuyển qua choke input
Common Mode Choke là gì

Điểm lợi nhất của choke input với em là khỏi lo dàn diode. Diode chịu tối đa 8A em chưa phá hỏng con nào, lọc CL hay CR thử xem :lol: . Điểm lợi thứ 2 khi diy SIT là khỏi cần sốp sờ tát cho thêm phức tạp, B+ lên từ từ và sau bias khoảng khá xa
Common Mode Choke là gì
Đã chơi L input nghĩa là ta đã nhận thấy khả năng phóng điện kém của những con tụ trong mạch C input nên mới chuyển qua dùng L thay cho C, tuy nhiên đã chơi thì phải cố đầu tư cho đáng chứ nếu lần đầu mà tiếc tiền chơi choke rẻ không ra hồn thì khi so sánh thấy không có khác biệt hoặc khác biệt không đáng kể thì lại phán bừa đâm ra tội nghiệp cho nhuwngx ai nghĩ ra mạch L input
Common Mode Choke là gì
.
Em đã cố gắng tìm mua một loại choke được xem là tốt và dễ tìm nhất hiện nay, đó là Lundahl LL2733 (em đã post hình em nó trong topic VFET - SIT amplifiers), cặp choke này là loại có Henry cao nhất trong các model choke mà Lundahl làm ra để lọc đốt tim đèn (filament), bên dưới datasheet của em nó có ghi là dùng được cho choke input nên em rất yên tâm về khả năng phóng phóng của em nó :lol: , chỉ đáng tiếc là Rdc em nó hơi lớn nên chưa biết ra răng :mrgreen:
Mời các bác xem datasheet:
http://www.lundahl.se/wp-content/uploads/datasheets/2733.pdf
Trong 3 chế độ đấu nối trong datasheet thì em thích nhất chế độ cuối cùng (common mode), tuy nhiên như đã nói là Rdc hơi lớn nên....
Common Mode Choke là gì
nagini262 said:
Cảm ơn tất cả các bác đã có những góp ý rất chân thành, em luôn thích sự thẳng thắn trong phát biểu ý kiến vì đó sẽ là những thông tin quan trọng giúp ích rất nhiều cho con đường đau khổ mà em sẽ đi :wink: :roll:
Về vấn đề ổn định điện áp khi điện lưới lên xuống thì mạch ổn áp là vô đối rồi, còn về vấn đề điện áp cái nào ra thẳng hơn thì em cũng nghĩ mạch ổn áp là vô đối luôn, còn C input hay L input cái nào thẳng hơn thì hiện em cứ coi như nó bằng nhau luôn đi :mrgreen: , tuy nhiên theo như cái hình minh hoạ trong link mà em đã gởi ở trên và theo như những gì mà bạn em đã nói thì C input cho áp ra cao thấp phụ thuộc nhiều vào tải, còn L input ra thấp hơn C input nhiều nhưng ít thay đổi khi tải thay đổi. Vấn đề cuối cùng là em quyết định vẫn dùng mạch ổn áp follower zen V3 để ổn định điện áp khi điện lưới thay đổi và cho ra điện áp cực thẳng, còn về mạch filter phía trước em sẽ chuyển qua dùng L input thay cho C input vì vấn đề chất lượng điện áp phóng ra từ L sẽ tốt hơn là từ C :roll: , còn về tốt hơn đó ảnh hưởng ra sao đến âm thanh thì... còn tuỳ tai em có phân biệt được hay không chuyện đó tính sau 8)
Nay mai em sẽ bắt tay vào thử nghiệm để so sánh độ sụt áp thực tế giữa C input và L input
Click to expand...
Mạch lọc CLC được định nghĩa là mạch lọc thông thấp hình Pi, Mạch LC được định nghĩa là mạch lọc thông thấp hình gơ, cờn LCL là mạch lọc hình T. Lọc là mục đích làm giảm độ gợn của dòng điện, điện áp các tần số 50 or 100Hz. Nhưng dù giá tụ to bằng mấy, cuộn dây có điện cảm lớn bằng mấy thì độ gợn của nó vẫn lớn. Vẫn thua bộ ổn áp nhiều bộ ổn áp điện áp đầu ra khi có tải theo thiết kế tạp âm chỉ tính bằng uV. Còn hay dở thế nào còn phụ thuộc vào sở thích của từng người
truong_tran_van said:
Mạch lọc CLC được định nghĩa là mạch lọc thông thấp hình Pi, Mạch LC được định nghĩa là mạch lọc thông thấp hình gơ, cờn LCL là mạch lọc hình T. Lọc là mục đích làm giảm độ gợn của dòng điện, điện áp các tần số 50 or 100Hz. Nhưng dù giá tụ to bằng mấy, cuộn dây có điện cảm lớn bằng mấy thì độ gợn của nó vẫn lớn. Vẫn thua bộ ổn áp nhiều bộ ổn áp điện áp đầu ra khi có tải theo thiết kế tạp âm chỉ tính bằng uV. Còn hay dở thế nào còn phụ thuộc vào sở thích của từng người
Click to expand...
Chuẩn!
Em lắp bán dẫn khá nhiều và cũng thử dùng một số mắt lọc CLC/ CRC khá nổi tiếng trên mạng nhưng chung cuộc em thấy chỉ có nguồn ổn áp là cho chất âm sạch sẽ nhất theo đúng cả nghĩa đen nghĩa bóng. Tuy nhiên em chỉ dùng ổn áp cho tầng VAS và driver còn output thì kết hợp với CRC hoặc đơn thuần là lọc bằng C, không phải nguồn sạch là đã cho âm thanh như mong muốn. Thật ra đọc nhiều trên mấy diễn đàn nước ngoài thấy một số ông tây thường "hư cấu" câu chuyện của họ lắm, ko khác gì vietnamese này đâu ah, heeeeee :mrgreen:
Chung cuộc lại thì dùng L thay R hay dùng opt thay tụ thì đó là vấn đề trường phái và gu nghe thôi, ai thích gì dùng đó, nhưng về kết luận của riêng em thì tụ luôn luôn bỏ xa những opt đỉnh ở những màn trình diễn hoành tráng và thoáng đạt.

Thôi em dành thời gian đi mod lại cái con crown com-tech cùi nhà em cho gấu hát đã, đang thiếu cặp tụ công nghiệp 6,800uF (10,000uF) /200V để thay cho phần lọc nguồn chưa biết kiếm đâu ra, tết nhất ko có lại xù thì khổ. Chúc các cụ năm mới vui vẻ và thành công. Thanks.
Em đã có một vài thử nghiệm nho nhỏ với choke input, nguồn là biến áp Plitron với output 30VAC, choke Lundahl LL2733, cặp tụ Panasonic 15.000uF/35V mắc song song thành 30.000uF:
+ Với mắc song song hai cuộn dây của choke lại (100mH; Rdc = 0.85 ohm) thì tỉ lệ giữa áp DC ra với áp AC vào là 1.08 với tải 200mA
+ Với mắc nối tiếp hai cuộn dây của choke lại (400mH; Rdc = 3.4 ohm) thì tỉ lệ giữa áp DC ra với áp AC vào là 0.86 với tải 200mA
+ Cũng với thử nghiệm nối tiếp hai cuộn dây của choke lại nhưng tăng tải lên 1.3A thì tỉ lệ lúc này là 0.76
Không cần đấu thử theo cách truyền thống (capacitor input) thì cũng có thể kết luận choke input cho ra áp thấp hơn khá nhiều so với capacitor input. Hiện với cách đấu nối tiếp này thì chiếc amp SIT Nemesis của em với áp 25VDC và tiêu thụ 1A sẽ hoạt động tốt với nguồn 30VAC, em sẽ tăng tụ lọc lên cao và bỏ luôn mạch ổn áp vì hiện điện áp ra vừa rồi, ổn áp nữa thì sẽ không được
Common Mode Choke là gì
, nhưng biết đâu không qua ổn áp tiếng có thể sẽ không trong trẻo hơn nhưng lại nhạc tính hơn thì sao :wink:
Phần thử nghiệm choke input cho dự án amp của em đã xong, chờ gom đủ xiền rồi action thôi :lol:
nagini262 said:
Em đã có một vài thử nghiệm nho nhỏ với choke input, nguồn là biến áp Plitron với output 30VAC, choke Lundahl LL2733, cặp tụ Panasonic 15.000uF/35V mắc song song thành 30.000uF:
+ Với mắc song song hai cuộn dây của choke lại (100mH; Rdc = 0.85 ohm) thì tỉ lệ giữa áp DC ra với áp AC vào là 1.08 với tải 200mA
+ Với mắc nối tiếp hai cuộn dây của choke lại (400mH; Rdc = 3.4 ohm) thì tỉ lệ giữa áp DC ra với áp AC vào là 0.86 với tải 200mA
+ Cũng với thử nghiệm nối tiếp hai cuộn dây của choke lại nhưng tăng tải lên 1.3A thì tỉ lệ lúc này là 0.76
Không cần đấu thử theo cách truyền thống (capacitor input) thì cũng có thể kết luận choke input cho ra áp thấp hơn khá nhiều so với capacitor input. Hiện với cách đấu nối tiếp này thì chiếc amp SIT Nemesis của em với áp 25VDC và tiêu thụ 1A sẽ hoạt động tốt với nguồn 30VAC, em sẽ tăng tụ lọc lên cao và bỏ luôn mạch ổn áp vì hiện điện áp ra vừa rồi, ổn áp nữa thì sẽ không được
Common Mode Choke là gì
, nhưng biết đâu không qua ổn áp tiếng có thể sẽ không trong trẻo hơn nhưng lại nhạc tính hơn thì sao :wink:
Phần thử nghiệm choke input cho dự án amp của em đã xong, chờ gom đủ xiền rồi action thôi :lol:
Click to expand...
Mạch này chỉ đáp ứng tốt cho trung âm còn trong trẻo thì chưa biết dải trầm bass sẽ lùng bùng hơn tựa như nguồn thiếu dòng. Các bộ nguồn cho bán dẫn luôn đặt vấn đề sạch gợn, đáp ứng nhanh ok
Thú thật với các cụ thì bản thân em luôn đồng ý với quan điểm lý thuyết và cũng là quan điểm của nhiều người là nguồn càng thẳng càng cho âm thanh hay và trong trẻo. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của em thì cho đến lúc này sao em chúa ghét tín hiệu chạy qua nhiều linh kiện và tín hiệu ở đây không chỉ là tín hiệu âm thanh mà còn bao luôn cả nguồn cấp cho mạch; chính vì vậy em luôn tìm một phương pháp nào đó để loại bỏ được càng nhiều thứ trên đường nguồn cũng như đường tín hiệu thì đối với riêng em là càng tốt và càng thú vị. Nguồn ổn áp zen V3 em đã sử dụng rất nhiều cho các dự án gần đây rồi, thử nghiệm mới này có thể sẽ ko mang lại thành công hơn quan điểm cũ là dùng zen V3 nhưng hy vọng sẽ mang đến một chất âm mới, một mùi vị mới trong âm thanh mà biết đâu lâu nay chưa được nghe :wink: . Tụ nguồn thì em quyết định phối hợp nhiều loại tụ xịn với nhau vì thật sự không thể đảm bảo tụ nào thật sự hơn tụ nào, với lại em quyết định sẽ chơi tụ nguồn dung lượng khủng nên nếu dùng một loại Audio Note Kaisei như dự định ban đầu thì giá thành quá chát cho dung lượng lớn nên em quyết định song song nhiều tụ như sau, nếu thấy em khùng khùng thì các bác cứ chém giúp ạ để em tỉnh lại ạ :mrgreen:
22.000uF (Elna Cerafine) // 22.000uF (Mundorf Mlytic HC) // 22.000uF (Nichicon KG super through) // 10.000uF (AN Kaisei) // 10.000uF (AN Kaisei)
Tụ AN Kaisei hiện không có 22.000uF nên em phải chơi song song 2 tụ. Dự án trên là cho một kênh, nhân lên hai kênh ước tính sẽ tiêu tốn của em hơn 20 chai :evil:
nagini262 said:
Thú thật với các cụ thì bản thân em luôn đồng ý với quan điểm lý thuyết và cũng là quan điểm của nhiều người là nguồn càng thẳng càng cho âm thanh hay và trong trẻo. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của em thì cho đến lúc này sao em chúa ghét tín hiệu chạy qua nhiều linh kiện và tín hiệu ở đây không chỉ là tín hiệu âm thanh mà còn bao luôn cả nguồn cấp cho mạch; chính vì vậy em luôn tìm một phương pháp nào đó để loại bỏ được càng nhiều thứ trên đường nguồn cũng như đường tín hiệu thì đối với riêng em là càng tốt và càng thú vị. Nguồn ổn áp zen V3 em đã sử dụng rất nhiều cho các dự án gần đây rồi, thử nghiệm mới này có thể sẽ ko mang lại thành công hơn quan điểm cũ là dùng zen V3 nhưng hy vọng sẽ mang đến một chất âm mới, một mùi vị mới trong âm thanh mà biết đâu lâu nay chưa được nghe :wink: . Tụ nguồn thì em quyết định phối hợp nhiều loại tụ xịn với nhau vì thật sự không thể đảm bảo tụ nào thật sự hơn tụ nào, với lại em quyết định sẽ chơi tụ nguồn dung lượng khủng nên nếu dùng một loại Audio Note Kaisei như dự định ban đầu thì giá thành quá chát cho dung lượng lớn nên em quyết định song song nhiều tụ như sau, nếu thấy em khùng khùng thì các bác cứ chém giúp ạ để em tỉnh lại ạ :mrgreen:
22.000uF (Elna Cerafine) // 22.000uF (Mundorf Mlytic HC) // 22.000uF (Nichicon KG super through) // 10.000uF (AN Kaisei) // 10.000uF (AN Kaisei)
Tụ AN Kaisei hiện không có 22.000uF nên em phải chơi song song 2 tụ. Dự án trên là cho một kênh, nhân lên hai kênh ước tính sẽ tiêu tốn của em hơn 20 chai :evil:
Click to expand...
Mình chưa từng làm dự án nào hết,mới chỉ làm bộ nguồn cho cái PC mà thôi,nhưng đọc mấy dòng của bác thấy có nhiều quan điểm giống mình nên xin chém vài câu cho vui thôi.Đúng là tất cả các linh kiện bao gồm cả dây nguồn đến dây dẫn,bo mạch ,tụ,trở,biến áp v.v......đều góp phần làm giảm chất lượng âm thanh nên cần phải cân nhắc chắt lọc kỹ lưỡng ,xử dụng ít linh kiện nhất có thể và tốt nhất có thể.Ngày xưa khi biết dây loa có thể biến đổi âm thanh mình đã mua không biết bao nhiêu dây loa để làm dây điện thử nghiệm.Mới đầu thấy có loại làm tăng bass,có loại tăng treble,có loại tăng midle nên mình nghĩ có thể nghiên cứu phối hợp để cho ra một loại dây có chất âm như mình muốn.Sau mấy tháng trời miệt mài nối,ráp,trộn đủ loại,đủ mọi cách cuối cùng là vứt hết vì chẳng có dây nào làm tăng chất lượng âm thanh cả nên khi càng phối hợp nhiều loại dây thì âm thanh càng đần đi.Nó ngược lại với trường hợp ta dùng một loại dây nhưng tăng tiết diện,chẳng hạn như khi dùng dây Western AWG 10 làm dây nguồn hoặc dây loa thì khi ta dùng gấp đôi hoặc gấp ba số lương dây thi âm thanh hay hơn rất rõ ràng.
nvkhoahcm said:
Sorry em spam chứ vụ cục đen thui của lão amber lúc đó cảm giác háo hức lạ. Rồi tường thuật phi vụ mổ xẻ....Giờ tự nhiên thèm cảm giác đó lạ. :lol:
Click to expand...
Cụ giống em
Common Mode Choke là gì

Nói thật là thời đó khác thời nay lắm, em còn nhớ có lúc chỉ chờ linh kiện về thôi mà đã ko ngủ được.
Em còn nhớ cảm giác ăn cái bánh lương khô thời bao cấp nó ngon làm sao, giờ thì...
Common Mode Choke là gì


Em xin lỗi các cụ hôm nay em có chén ngà ngà nên xin phép chém thêm vài câu, lúc trước em có một lý tưởng là cái đẹp cái hay đều xuất phát từ sự đơn giản, nhưng mà cuộc đời nó vùi dập mình đến giờ em ko còn ôm mộng tưởng đó nữa, ít nhất là đối với diy bán dẫn, em nghĩ ông nào nói bán dẫn làm đơn giản (hoặc chí ít đơn giản hơn đèn) là em cho rằng cần phải có thời gian tu luyện thêm (xin lỗi nếu làm phật lòng ai đó). Để làm một con pre/power bán dẫn hay đúng ý mình theo em ko thể đơn giản được.

Em đọc khá nhiều cả tây lẫn ta, thật sự cái con bán dẫn mà trên diễn đàn này có thể cho là simply nhất là camp-amp mà đứa con nít học tiểu học thực hành có thể ráp được, đó là chuyện chơi đùa, em ráp và nghe mãi rồi nhận thấy nó cóc có để mình đáng nghe (lại xin lỗi các cụ fan của camp-amp lần nữa). Cuộc đời này nói thật với các cụ ko có cái gì NGON - BỔ - RẺ (TRỪ NƯỚC MÍA!!!).

Lại nói về cụ amber, ngày xưa em thích và theo đuổi mấy cái cục của cụ ấy vì câu tittle em xin nhắc lại: "amply bán dẫn hay cũng tại nguồn, dở cũng tại nguồn", đến giờ em nghĩ chân lý này KHÔNG HỀ SAI, đừng bao giờ mong với vài con trans, vài con tụ/ trở là có amply nghe chất như những lời tung hô có cánh tào lao, schema dù có tinh tươm tới đâu mà người thực hiện ko nghiêm túc và ko chịu đầu tư thì cũng chẳng ra gì, lý thuyết là lý thuyết, vấn đề là thực hiện nó như thế nào là câu chuyện hoàn toàn khác biệt.
Thanks.