Cồn bao nhiêu độ sát khuẩn tốt nhất năm 2024

Tôi muốn mua cồn để sát khuẩn tay phòng ngừa virus corona, trên thị trường bán cồn 70 độ và 90 độ, nên mua loại nào tốt. (Thanh Hải, 30 tuổi).

Trả lời:

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới hay Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), có ba loại cồn có thể dùng sát khuẩn trong y tế gồm: cồn ethanol, n-propanol và isopropanol.

Nếu chỉ dùng một loại cồn đơn thuần không pha thì loại 70% tức 70 độ đã có tính sát khuẩn tốt. Độ cồn càng cao thì sẽ khiến tay càng khô, đặc biệt với phụ nữ, người có da tay mềm.

Để cải thiện vấn đề trên, một số đơn vị sản xuất kết hợp hai loại cồn hoặc dùng cồn với hóa chất khác để tăng độ sát khuẩn nhưng vẫn đảm bảo tốt cho da tay. Tuy nhiên nồng độ cồn phải đảm bảo ít nhất từ 65% trở lên.

Theo chuyên gia, cồn 90 độ vừa thoa đã bay hơi rất nhanh, không đủ thời gian diệt vi khuẩn; còn cồn 70 độ bốc hơi chậm hơn, đủ thời gian diệt vi khuẩn.

Giải pháp ưu tiên nhất để phòng ngừa lây nhiễm bệnh do virus Corona là gì? “Giáo dục cho người dân phải tự giác có ý thức bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng. Cách tốt nhất, ai có triệu chứng bệnh, bất kỳ là bệnh gì (cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi…) thì hạn chế đi đến chỗ đông người. Nếu ra đường thì cần đeo khẩu trang. Một người bệnh đeo khẩu trang sẽ ngừa bệnh được cho 100 người xung quanh, còn hơn 100 người đeo khẩu trang để phòng ngừa lây nhiễm bởi người nào đó mà không thể biết được”, chuyên gia Trương Hữu Khanh nói.

Tuy nhiên, nếu đeo khẩu trang sai thì cũng như không đeo, và như vậy sẽ tự tích tụ virus cho mình để tự “thụ hưởng”, nguy cơ nhiễm bệnh nhiều hơn. Nên mới đặt ra vấn đề, người bệnh cách ly điều trị ở bệnh viện là đương nhiên, người tiếp xúc cũng phải cách ly, nhẹ thì tự cách ly, theo dõi tại nhà; những người đi đoàn về từ vùng dịch thì phải cách ly tập trung.

Bác sĩ Chợ Rẫy hướng dẫn cách đeo khẩu trang y tế chuẩn để phòng virus corona

Ngừa virus Corona: Rửa tay, rửa tay và... rửa tay

Cũng theo chuyên gia Trương Hữu Khanh, trong cộng đồng, bên cạnh ý thức mang khẩu trang, mang đúng thì biện pháp hữu hiệu nhất là rửa tay dưới vòi nước; rửa suốt ngày khi cần thiết, có xà phòng càng tốt.

Vì nếu thoa dung dịch sát khuẩn lên tay chưa chắc đã thoa đầy đủ bàn tay, chưa chắc đủ thời gian diệt khẩn. Vì sao cồn 70 độ sát khuẩn tốt hơn cồn 90 độ? Theo chuyên gia, vì cồn 90 độ vừa thoa đã bay hơi rất nhanh, không đủ thời gian diệt vi khuẩn; còn cồn 70 độ bốc hơi chậm hơn, đủ thời gian diệt vi khuẩn.

SKĐS - Tôi có đọc hướng dẫn trên mạng về việc dùng cồn để rửa tay hoặc sát trùng các vật dụng phòng bệnh trong mùa dịch do nCoV. Tuy nhiên, có lúc tôi đọc được hướng dẫn dùng cồn 90 độ, có lúc lại hướng dẫn cồn 70 độ mới có tác dụng. Xin cho biết dùng loại cồn nào là thích hợp nhất?

Nguyễn Thu Hà (Hà Nội)

Bạn Hà thân mến, đúng là nếu đọc trên mạng thì thông tin thường bị nhiễu và giải thích không được kỹ nên nhiều người còn thắc mắc. Về câu hỏi của bạn, tôi được giải thích như sau:

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cồn có tác dụng kháng khuẩn là do cồn gây biến tính protein của vi khuẩn, virus. Một số vi khuẩn như: Trực khuẩn mủ bị giết trong 10 giây bởi cồn có từ 30-100 độ; Serratia marcescens, E. coli (vi khuẩn hay gây tiêu chảy); Salmonella typhosa bị giết trong 10 giây bởi cồn có nồng độ từ 40-100 độ. Các vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) và Streptococcus pyogenes bị giết sau 10 giây bởi cồn là 60 độ. Cồn từ 60-80 độ cũng là một tác nhân diệt virus mạnh làm bất hoạt các virus lipophilic (herpes, virus cúm...). Nhiều virus ưa nước (ví dụ: adenovirus, enterovirus, rhovirus và rotavirus...). Như vậy, tùy vào các loại vi khuẩn, virus mà cồn có tác dụng khác nhau.

Như vậy, chúng ta cũng dễ nhận thấy với một số loại vi khuẩn, virus hay gặp thì nên dùng cồn có nồng độ từ 60 - 80 độ sẽ cho hiệu quả tối ưu. Trong thực tế, không phải ngẫu nhiên mà các cơ sở y tế thường dùng cồn 70 độ để sát khuẩn chứ không dùng cồn 90 độ. Điều này còn được giải thích là do cồn 90 độ làm đông vón protein vùng vỏ của virus, vi khuẩn quá nhanh nên không thấm vào bên trong được. Ngoài ra, cồn 90 độ bay hơi quá nhanh nên thời gian không đủ để có tác dụng. Thêm nữa là cồn 90 độ rất dễ gây cháy nên sẽ nguy hiểm hơn là dùng cồn 70 độ. Vậy nên tôi khuyến cáo nên dùng cồn 70 độ, không nên dùng cồn 90 độ để sát khuẩn nhanh.

Cũng cần phải nói thêm, việc sát khuẩn nhanh chỉ là biện pháp hỗ trợ trong việc giảm lây nhiễm virus. Tốt nhất vẫn là rửa tay bằng xà phòng kết hợp với các biện pháp khác. Việc cắt nhỏ bánh xà phòng hay mang theo những miếng xà phòng size nhỏ khi ra ngoài để sử dụng cũng là biện pháp dễ làm và mang lại hiệu quả cao.

Khi nào dùng cồn 70 độ?

Cồn 70 độ có tác dụng gì? Cồn y tế 70 độ được dùng để sát trùng da, sát trùng một số dụng cụ y tế được dùng phổ biến. Tuy nhiên, cần phải thận trọng khi sử dụng cồn để rửa vết thương hở, vết bỏng nặng. Cồn y tế hay còn được gọi là cồn ethanol, có công thức hóa học là C2H6O hoặc C2H5OH.

Cồn 70 độ diệt được vi khuẩn gì?

・Cồn từ 60-80 độ cũng là một tác nhân diệt virus mạnh làm bất hoạt các virus lipophilic (herpes, virus cúm...). Nhiều virus ưa nước (ví dụ: adenovirus, enterovirus, rhovirus và rotavirus...). Như vậy, tùy vào các loại vi khuẩn, virus mà cồn có tác dụng khác nhau.

Tại sao người ta dùng cồn 75 do để sát khuẩn?

Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ? Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất.

Nước rửa tay bao nhiêu độ cồn?

Nồng độ cồn trong dung dịch sát khuẩn tay được pha chế theo công thức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ dẫn là 80%. Đây là tỷ lệ chuẩn, đủ để sát khuẩn, dựa trên chứng cứ nghiên cứu theo tiêu chuẩn EN1500. Nguyên liệu để có được 270ml dung dịch sát khuẩn tay thành phẩm bao gồm: 240ml cồn Ethanol 90 độ (4 chai 60ml);