Con bao nhiêu tuổi được ly hôn

Quyền nuôi con trên 3 tuổi sau ly hôn được thực hiện theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Nghị quyết 126/2014/NĐ-CP. Theo đó, Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu rõ về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con sau ly hôn như sau:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Dựa vào những điều căn cứ điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định vợ chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, đôi bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo đó, Thẩm phán sẽ đưa ra phán quyết người trực tiếp nuôi dưỡng con cái trên 3 tuổi dựa trên các yếu tố đảm bảo tốt nhất quyền lợi của trẻ về mọi mặt.

Bên cạnh đó, với trường hợp con trên 7 tuổi, Tòa án sẽ giải quyết quyền nuôi con dựa theo nguyện vọng và mong muốn của trẻ.

Con bao nhiêu tuổi được ly hôn
Vợ chồng có quyền thỏa thuận về quyền nuôi con trên 3 tuổi

Còn đối với trường hợp con trên 3 tuổi đến dưới 7 tuổi sẽ do Tòa án căn cứ vào các điều kiện mà đôi bên cung cấp trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của trẻ. Các yếu tố gồm có điều kiện vật chất như thu nhập, điều kiện kinh tế, gia cảnh, nơi ở và điều kiện tinh thần như tình cảm dành cho con, thời gian chăm sóc, dạy dỗ, môi trường sống, môi trường giáo dục,…

Xem thêm bài viết: Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn thuộc về ai?

2. Căn cứ để giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Về mặt pháp lý, Tòa án sẽ giải quyết quyền nuôi con trong độ tuổi từ trên 3 đến dưới 7 dựa trên các căn cứ mà cha, mẹ cung cấp, chứng minh được mình là người đáp ứng đủ các điều kiện đảm bảo quyền lợi mọi mặt của trẻ.

Theo đó, các căn cứ trên được hiểu là các yếu tố về điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần. Cụ thể như sau:

  • Điều kiện vật chất: Thu nhập thực tế, khả năng tài chính, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, nơi ở ổn định,…
  • Điều kiện tinh thần: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, môi trường sống, điều kiện vui chơi, giải trí, giáo dục,…

Như vậy, Tòa án sẽ giao quyền trực tiếp nuôi con trên 3 tuổi cho vợ hoặc chồng nếu một trong đôi bên đáp ứng được các điều kiện trên.

Con bao nhiêu tuổi được ly hôn
Căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con

3. Hồ sơ, thủ tục giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Nguyên tắc giành quyền nuôi con trên 3 tuổi sẽ do ưu tiên do vợ chồng thỏa thuận và thống nhất với nhau. Trong trường cả hai không đạt được thống nhất chung, Tòa án sẽ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết phân định người nuôi dưỡng trực tiếp theo các quy định hiện hành.

Thủ tục giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn được thực hiện quy trình của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, gồm các bước sau:

Con bao nhiêu tuổi được ly hôn
Thủ tục giải quyết quyền nuôi con trên 3 tháng tuổi

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn đính kèm yêu cầu giành quyền nuôi con trên 3 tuổi tại Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ việc

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ việc và yêu cầu nguyên đơn đóng án phí ly hôn. Thủ tục này sẽ được giải quyết trong vòng 15 ngày, tính từ ngày có đầy đủ hồ sơ và hoàn thành phí.

Bước 3: Tòa án tiến hành hòa giải

Sau thời hạn 15 ngày tính từ ngày ra thông báo thụ lý vụ án, Tòa án sẽ mở cuộc triệu tập hòa giải công khai.

Bước 4: Mở phiên tòa giải quyết

Trong trường hợp hòa giải không thành công, trong thời hạn 07 ngày, Tòa án sẽ mở phiên tòa giải quyết vụ án.

Căn cứ theo quy trình thực hiện thủ tục giải quyết quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn, nguyên đơn cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ cần thiết sau:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương;
  • Giấy tờ tùy thân gồm CCCD, CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn;
  • Bản chính Giấy đăng ký kết hôn;
  • Bản sao Giấy khai sinh của con;
  • Minh chứng, tài liệu về tài sản, khả năng tài chính, chứng minh năng lực bản thân đảm bảo điều kiện nuôi con.

4. Ly hôn khi có 2 đứa con trên 3 tuổi được không?

Việc ly hôn khi có 2 đứa con trên 3 tuổi là hoàn toàn hợp pháp theo quy định hiện nay. Trường hợp nếu con đã trên 7 tuổi, Tòa án sẽ xem xét theo nguyện vọng và quyền lợi về mọi mặt của con để đưa ra quyết định.

Trường hợp trẻ từ độ tuổi trên 3 và dưới 7, khi đó:

  • Nếu cả cha và mẹ đều đủ điều kiện chăm sóc, giáo dưỡng thì Tòa sẽ giao cho mỗi bên nuôi 1 bé.
  • Nếu một trong hai bên không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dưỡng, cả hai con sẽ được Tòa giao cho người có điều kiện chăm sóc tốt nhất.

Như vậy, với trường hợp này, Tòa án sẽ xem xét dựa trên quyền lợi mọi mặt của con để quyết định người nuôi dưỡng. Quyền lợi đó bao gồm:

  • Quyền được đi học, giáo dục và dạy dỗ;
  • Quyền được yêu thương, chăm sóc và tôn trọng;
  • Quyền được sống và phát triển trong môi trường lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi về cả trí tuệ và đạo đức;
  • Quyền và lợi ích chính đáng về tài sản, nhân thân.

5. Quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương như thế nào?

Quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương được thực hiện theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia đình 2014.

Theo đó, con dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, ngoại trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Đối với quyền nuôi con từ trên 3 tuổi đến dưới 7 tuổi, Tòa án sẽ quyết định người nuôi dưỡng trực tiếp nếu xem xét thấy một trong đôi bên đảm bảo điều kiện nuôi con về mọi mặt, bao gồm:

  • Khả năng tài chính nuôi dưỡng và chăm sóc con;
  • Môi trường sống và môi trường giáo dục tạo điều kiện tốt nhất đến sự phát triển về sau của trẻ;
  • Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, tình cảm dành cho con cái;
  • Đạo đức, lối sống của người nuôi dưỡng.

Về quyền nuôi con trên 7 tuổi, Tòa án sẽ căn cứ dựa theo nguyện vọng của con và quyền lợi mọi mặt của trẻ.

Tham khảo thêm: Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con theo quy định mới nhất

Con bao nhiêu tuổi được ly hôn
Quy định hiện hành về quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương

Tóm lại, quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn về nguyên tắc sẽ do ba mẹ tự thỏa thuận với nhau. Tòa án sẽ can thiệp và quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng trong trường hợp ly hôn đơn phương hoặc cả hai không đạt được thỏa thuận chung.

Trên đây là những giải đáp của Apolat Legal về quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn đã tổng quan giúp đọc giả hiểu được các thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn, hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục cũng như giải đáp xung quanh các vấn đề về quyền nuôi con trên 3 tuổi. Trong quá trình tìm hiểu, nếu đọc giả còn bất kỳ thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng cũng như tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn thường trực qua thông tin dưới đây:

Thông tin liên hệ:

  • * Địa chỉ Hồ Chí Minh: Lầu 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam
    • Địa chỉ Hà Nội: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
    • Email: [email protected]
    • Hotline: (+84) 911 357 447
    • Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu 08:15 sáng – 17:15 chiều

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email [email protected].

Khi ly hôn con 1 tuổi ở với ai?

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

1 năm có bao nhiêu vụ ly hôn?

Số vụ ly hôn tăng nhanh những năm gần đây đã là một thực trạng xã hội cần nhìn nhận. Số liệu thống kê cho thấy, số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện ở mức 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25%, có nghĩa cứ 4 cặp vợ chồng đi đăng ký kết hôn thì một đôi ra tòa.

Khi ly hôn còn bao nhiêu tuổi được lựa chọn?

Như vậy: Khi vợ chồng ly hôn mà có con chung đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án bắt buộc phải xem xét nguyện vọng của con. Việc này chỉ là xem xét (có nghĩa là tham khảo) còn cần xem xét cả điều kiện của người trực tiếp nuôi theo nguyện vọng đó của con.

Ly hôn còn dưới 3 tuổi ai được quyền nuôi?

Ngoài ra, người bố được quyền nuôi dưỡng con dưới 3 tuổi trong các trường hợp sau: Vợ chồng thống nhất với nhau giao con cho bố trực tiếp nuôi nấng, dưỡng dục; Người mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con; Cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với sự phát triển của con.