Con cá mất là con cá to nghĩa là gì

Văn phòng thám tử _ Cách đây 15 năm, tôi gặp tình yêu sét đánh với cô bạn học cùng đại học. Nhưng gia đình tôi chê cô ấy “từ núi tụt xuống”, không xứng với trai phố cổ như tôi. Rồi đám cưới cũng diễn ra suôn sẻ. Gia đình tôi mang tiếng “phố cổ” nhưng chỗ chui ra chui vào chỉ được 30m2, 3 cặp vợ chồng sinh sống. Cô ấy là giáo viên cấp 2, tôi xin vào làm cán bộ phường.

Tôi cũng chuyển công tác sang một công ty chuyên về xây dựng. Tiền tài, địa vị, vợ con đều sung túc, yên ấm. Tuy nhiên, sóng gió nổi lên khi tôi gặp một cô sinh viên trẻ về thực tập. Vẻ xinh đẹp, thơ ngây khiến tôi xốn xang. Khác với những cảm xúc êm đềm trong mối tình đầu, lần này, tôi yêu mãnh liệt, cồn cào. Tôi như chợt nhận ra rằng, đây mới thực là tình yêu

Chuyện tình cảm của tôi chẳng mấy chốc bị lộ. Vợ tôi buộc tôi phải lựa chọn giữa gia đình và tình nhân. Sau mấy lần chia tay “đẫm nước mắt”, tôi thấy mình không thể sống thiếu những giây phút “thăng hoa” bên người tình nên dứt áo ra đi trước sự phản đối kịch liệt của bố mẹ. Giấy ly hôn ký chưa ráo mực thì tôi vội vã lên đời “bồ” thành vợ. Hai đứa con vợ nhận nuôi cả, tôi càng rảnh rang vui duyên mới.

Mỗi lần đến chơi với con, chúng tôi thường nấu ăn cùng nhau..

Đám cưới chưa bao lâu thì tôi đã thấy mệt như chạy marathon. Cô vợ trẻ hơn tôi 14 tuổi luôn nhõng nhẽo, đòi hỏi. Đi làm về mệt, tôi chỉ muốn được nằm nghỉ ngơi, thưởng thức bữa cơm nóng sốt do vợ nấu thì vợ lại đòi đi ăn hàng, xem phim, xem ca nhạc. Tôi cũng không quen với những cuộc gặp gỡ sinh nhật, dự tiệc với bạn bè rất ồn ào của vợ tôi.

Để “hòa đồng”, quần áo của tôi cũng màu mè, “body” giống như thời trai tráng 20, khiến tôi xuất hiện ở cơ quan là đồng nghiệp lại cười ré lên trêu chọc. Tôi còn đi tập nhảy, tập hát karaoke nhuần nhuyễn để hòa nhập với bạn vợ. Nếu tôi không đi thì nàng lại khóc lóc, chê chồng “ông già” và giở các chiêu “cấm vận”. Muốn nàng sinh một đứa con cho cuộc sống vợ chồng gắn bó hơn thì nàng cũng từ chối vì “cần thời gian phấn đấu cho công việc”.

Những lúc buồn chán, mệt mỏi, tôi lại về thăm con. Hai đứa trẻ thấy bố về mừng vui hớn hở, thường giữ bố lại ăn cơm. Lâu ngày không được bữa cơm tươm tất, ngửi mùi những món ăn quen thuộc vợ cũ nấu, tôi cũng thòm thèm. Vợ cũ thấy con vui mừng cũng không nỡ “đuổi”. Mâm cơm lại như ngày xưa, có bố, có mẹ, hai đứa con cứ huyên thuyên không dứt.

Quen lối cũ, tôi càng ngày càng năng qua thăm con và ở lại ăn cơm. Lần nào cũng chào đón tôi bằng những món tôi thích nhất. Rồi chuyện gì đến cũng đến. Trong một lần vợ mới đi công tác, tôi đến ăn cơm chỗ các con, lại vướng trời mưa to đành xin nghỉ tạm. Khi con cái đi ngủ, vợ cũ mang rượu ra đối ẩm, ôn lại thuở đại học. Chuyện nở như ngô rang, chúng tôi cười vui hết cỡ. Tiếng cười chợt tắt khi ánh mắt chúng tôi gặp nhau, thấy ngọn lửa đam mê cháy bùng.

Sáng ra, chúng tôi nhìn nhau ngượng nghịu vì những cảm xúc bao lâu gặp lại, cũng bởi vì rơi vào tình thế rối như tơ vò. Nhưng một lần nữa, tôi lại chạy theo những cảm xúc mới, lại gọi vợ cũ và rủ cô ấy về nhà. Vợ cũ như mưa rào gặp hạn, quyến rũ tôi hơn bao giờ hết. Chúng tôi lén lút gặp nhau, thậm chí phải giấu cả các con vì không biết giải thích với chúng thế nào. Nhưng sau những lúc mê đắm, vợ cũ chợt thấy chạnh lòng.

Cô ấy dằn vặt tôi vì sao lại để cô ấy rơi vào tình cảnh vụng trộm. Người trước kia là chồng mình nay lại phải “ăn vụng”. Tôi cũng không có đường lui khi vợ hai đã có bầu, lại không thể đối mặt với sự cười chê của họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp. Lại càng ngày càng nhận ra mình không thể mất “vợ cũ”. Tôi thấy ghen với sự rạng rỡ của vợ cũ nên thường xuyên tìm cách kiểm soát, dò hòi, dằn vặt cô ấy. Còn cô ấy lại ấm ức, khó chịu mỗi khi nghĩ về thiệt thòi của mình.

Thám tử Hà Nội _ Theo Dân Việt 

Ở đời cái tâm lý con cá mất là con cá to rất phổ biến. Khi người ta hết lòng yêu thương, trân trọng thì chúng ta lại nảy sinh lòng kiêu ngạo, coi thường, có khi còn, từ chối hay vứt bỏ một cách nhẫn tâm nữa. Rồi khi người đó thật lòng quay đi, chúng ta mới thấy hết giá trị của người đó, và bắt đầu hối tiếc. Dù thế nào, người đó cũng từn có một vị trí trong ta, vì thế lúc này chúng ta cảm thấy thật trống rỗng. Nhiều người bỗng nhận ra là yêu người ấy, vì thế họ bèn vứt bỏ tất cả để chạy theo người ấy. Cho nên người xưa từng tổng kết thành một câu: Theo tình tình chạy, bỏ tình tình theo! Cái mô tuýp này từng là đề tài khai thác của rất nhiều nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch. Nhiều bộ phim tình cảm đã lấy đề tài này và làm lay động rất nhiều trái tim của kháng giả. Thế mới biết thế giới tình cảm của con người là một mê lộ rất khó đoán định.
Tình yêu là thứ chỉ dành cho những người thật sự trưởng thành. Bởi vì nếu chúng ta không trưởn thành, chín chắn và tốt đẹp trong cuộc sống, thì làm sao chúng ta có đủ tỉnh táo, sự khôn ngoan và bản lĩnh để nhận diện, chiếm giữ, và hạnh phúc trong tình yêu đích thực của mình? Dù sao thì thế giới vẫn luôn tốt đẹp. Chúng ta không nên yêu thương, trân trọng cái đẹp của người khác, những thứ vốn không thuộc về mình mà lại vùi dập, lãng quên và vứt bỏ những cái vốn đích thực là của mình. Đấy thực sự là một việc làm ngu ngốc nhất. Hậu quả mà chúng ta gặp phải cũng sẽ là bất hạnh nhất. Thế cho nên, cái gì qua rồi thì chún ta nên cho nó trôi qua đi. Thứ vốn không thuộc về mình thì dù như có vẻ như chúng ta có cơ hội lấy được cũng sẽ rất khó có thể là của chúng ta. Mà chúng ta cũng rất khó có được hạnh phúc thực sự với thứ ấy. Cho nên chúng ta hãy sống cho tử tế, đàng hoàng. Hãy cố gắng yêu thương những thứ của mình. Cố gắng vươn lên trong cuộc sống để bản thân có thể tự yêu thương bản thân. Nếu tự bản thân bạn không thể yêu thương bạn, thì ai có thể yêu thương bạn? Thay vì cố gắng yêu thương những thứ tốt đẹp vốn không phải của mình, hãy dành thời gian nâng cấp bản thân. Nếu bản thân chúng ta còn không biết tự yêu thương, trân trọng và làm lợi cho chính mình, thì chúng ta còn biết cầu mong ở đâu? Khi còn trẻ chúng tôi đã chỉ biết mải miết chạy theo tình cảm đích thực từ trái tim mình. Nhưng khi đã có tuổi, tôi bắt đầu suy nghĩ về lợi ích. Và một cô gái biết suy nghĩ về lợi ích từ khi còn rất nhỏ là một cô gái có trí tuệ. Sống trí tuệ là một cách sống được người đời tôn trọng. Tình cảm thì tốt, trí tuệ thì đẹp. Tại sao chúng ta không sống tốt đẹp trong cuộc sống này? Hãy sống hài hòa ở hai thể tốt và đẹp? Đây mới là trạng thái cân bằng lý tưởng của mỗi người. Người đàn ông hay người phụ nữ từng hết lòng yêu thương bạn, nhưng bạn đã làm người ấy bị tổn thương đến mức quay đi và có người mới, thì liệu có còn là của bạn? Dù bạn có cố chiếm lại được thì liệu bạn có còn hạnh phúc với anh ấy, hoặc cô ấy? Tôi nghĩ thứ mà bạn đã làm cho người ấy cay đắng một, thì bạn sẽ nhận về sự cay đắng gấp mười khi quay lại theo đuổi người ấy. Dù sao thì kết quả vẫn là sự bất hạnh trong lòng của bạn. Vì thế hãy tự trọng và tỉnh táo khi người cũ đã có người mới. Việc chạy theo hay quay đầu chỉ là một việc làm ngu ngốc, dại dột và tự làm bản thân bị tổn thương một cách vô ích mà thôi. Quy luật tình cảm đôi khi rất công bằng, bạn làm tổn thương người đó thì một ngày người đó làm tổn thương bạn cũng là một điều dễ hiểu. Hay một người khác trên thế giới sẽ làm điều ấy với bạn. Đem yêu thương gửi vào thế giới, thứ bạn nhận về cũng sẽ là những yêu thương. Mà ỏ đời thường thì hòn đất ném đi thì hòn chì ném lại. Vì thế hãy yêu thương nhiều hơn, ứng xử tốt đẹp hơn với thế giới xung quanh mình. Họ chính là sự phản ánh của chính bạn. Những gì xung quanh bạn, nhuwbgx người gây ra sự thu hút với bạn, sớm muộn cũng sẽ là bạn mà thôi. Vì thế, hãy xây dựng một thế giới quan tốt cho bản thân.
                                    Tác giả: Phạm Thị Hợi

Page 2

Chủ nhật, 10/06/2018 - 15:05 PM

Trong quá trình nhiều năm làm tư vấn hôn nhân, tôi có dịp nghe nhiều người tâm sự về những chuyện tình của họ trong quá khứ. Kỳ lạ thay hình ảnh người cũ bao giờ cũng đẹp.

“Con cá sổng là con cá to”, đó là sự đúc kết có tính quy luật về tất cả những gì để tuột khỏi tay ta thường lấy làm ta tiếc nuối. Hình ảnh người cũ được hồi tưởng trong ánh hào quang lung linh rực rỡ. Nó được dệt nên bằng những đường nét lãng mạn và loại bỏ đi tất cả những góc cạnh sù sì. Nó trở thành biểu tượng hoàn hảo của tình yêu, cho dù người đó đã có vợ có chồng, đã đi xa, thậm chí đã không còn nữa.

Chị Thanh 37 tuổi, làm việc tại một chi nhánh ngân hàng ở Hà Nội đã có chồng và hai con, gia đình đang ấm êm hạnh phúc thì trong một lần đi họp đồng môn từ thời trung học, chị gặp lại anh Trung, người đàn ông từng theo đuổi chị từ năm lớp 11. Nhưng rồi hai đứa thi vào hai trường đại học khác nhau và bặt tin nhau từ đấy. Mười mấy năm xa cách nào ngờ gặp lại bỗng nhiên cả hai đều thấy bồi hồi. Sau những ồn ào đùa cợt của đám bạn bè, lúc chia tay thật là bịn rịn. Họ trao đổi số điện thoại với nhau và từ hôm đó Trung nhắn tin, "chat" với Thanh hàng ngày.

Câu chuyện đi dần vào chiều sâu tình cảm lúc nào không biết, cho đến một hôm họ hẹn nhau ở quán cà-phê. Hóa ra Trung không thể nào quên được mối tình đầu. Khi thấy Trung còn giữ được những lá thư viết bằng giấy học trò họ giấu giếm gửi cho nhau ngày ấy thì Thanh cảm động thực sự. Từ đó thỉnh thoảng họ lại gặp nhau ở một quán cà-phê hẻo lánh coi như không thành vợ thành chồng thì bây giờ là bạn. Họ thỏa thuận không làm gì ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, chỉ gặp nhau trên tình bạn.

Nhưng có lẽ điều họ không ngờ là tình cảm con người không bao giờ đứng nguyên một chỗ, hạt giống đã gieo xuống tất phải nẩy mầm. Những kỷ niệm xưa nhắc lại đến bao lần nghe vẫn không biết chán. Nhất là khi nó được so sánh với cuộc sống đời thường trong hiện tại. Và họ bỗng nhận ra sống với vợ với chồng bây giờ chỉ là nghĩa vụ, tình yêu nếu có cũng phai nhạt lâu rồi, chỉ kỷ niệm đầu đời là đẹp mãi.

Khi Thanh đến gặp chuyên gia tâm lý với vẻ mặt ưu tư phờ phạc thì gia đình chị đã ở bên bờ đổ vỡ. Chồng chị phát hiện cuốn nhật ký của vợ ghi lại những cảm xúc dâng trào bên người tình trong một lần hai người đưa nhau vào “nhà nghỉ”. Đó là trang viết mà Thanh định chuyển cho người tình đọc nhưng chưa kịp đưa thì chồng tình cờ tìm thấy. Anh nổi điên đánh vợ một cái tát và bắt phải quỳ xuống xin lỗi nhưng Thanh không chịu. Trong cơn ghen cuồng nộ, anh ta photo trang nhật ký đó và gửi cho vợ của Trung. Thế là sóng gió nổi lên trong cả hai gia đình đang êm ấm. Trung cảm thấy có nguy cơ tan cửa nát nhà, hốt hoảng thề thốt với vợ sẽ chấm dứt quan hệ với Thanh ngay lập tức và sau đó bặt tăm luôn. Còn lại mình Thanh phải đối diện với hai lựa chọn nghiệt ngã: ở lại hay ra đi? Ở lại thì phải chịu nhục vì chắc chắn chồng không tha thứ. Ra đi thì thương con thơ phải thiếu cha hoặc mẹ?

Thành ngữ nước ta có câu “tình xưa nghĩa cũ” cô đúc tình cảm con người ăn ở có trước có sau, cho dẫu tình cũ có phôi pha nhưng cái nghĩa vẫn còn. Thiết nghĩ đó là nét đẹp trong truyền thống đạo lý của dân tộc. Chúng ta trân trọng những con người không quên tình xưa nghĩa cũ nhưng càng trân trọng hơn nếu họ biết xử lý mối quan hệ đó một cách phân minh. Nói thì dễ nhưng làm mới khó. Không ít người hay so sánh người cũ với người hiện tại nhưng đó là sự so sánh không công bằng. Một đằng là những kỷ niệm đậm màu lãng mạn của đôi trai gái vô tư mới yêu, một bên là cuộc sống vợ chồng, con cái, với bao nhiêu lo toan vất vả đời thường.

Nếu ngày xưa gặp lại người cũ, có thương có nhớ đến mấy cũng chỉ để trong lòng, hoặc đưa nhau vào quán nước nói chuyện một lúc, thì bây giờ với những "nhà nghỉ" mọc lên nhan nhản họ có những điều kiện để biến những ao ước khi xưa thành hiện thực. Nhưng hầu hết những chuyện tình vụng trộm ấy sớm muộn đều bị phát hiện qua các thiết bị thông tin hiện đại khiến cho không ít trường hợp đổ vỡ gia đình. Gặp lại người cũ tưởng là may mắn, ai ngờ lại trở thành tai họa. Đa số đàn ông còn có cơ may được bạn đời tha thứ nhưng phụ nữ đi vào con đường ấy nhiều khi không tránh khỏi những sự trả giá nặng nề mà đến lúc nhận ra thì đã quá muộn.

Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa

Video liên quan

Chủ đề