Con người tha hóa của văn học sau năm 1986 năm 2024

Văn học Việt Nam giai đoạn sau năm 1986 là giai đoạn văn học Việt Nam tiếp tục bước vào hành trình hiện đại hóa, gắn liền với kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Thời kỳ này, đời sống văn học vừa có sự tồn tại của hai không gian/bộ phận (quốc nội và hải ngoại), ngoài văn học của người Kinh còn có văn học của các dân tộc ít người, nên tồn tại rất nhiều loại hình văn học xuất bản khác nhau, kể cả văn học truyền thống (sách in) vừa xuất hiện văn học trên không gian mạng (Internet)… đã khiến cho văn học giai đoạn này có nhiều đặc điểm khác bietj so với những giai đoạn trước đó.

Con người tha hóa của văn học sau năm 1986 năm 2024
TS. Đỗ Hải Ninh báo cáo kết quả nghiên cứu tại buổi Lễ

Phát biểu tại buổi nghiệm thu TS. Đỗ Hải Ninh cho biết: bối cảnh văn hóa đương đại và tinh thần dân chủ mở rộng đã khiến cho văn học Việt Nam sau năm 1986 cùng lúc tồn tại nhiều khuynh hướng, yếu tố “khiêu khích” thẩm mĩ truyền thống và thiết tạo nên những tương tác mới với người đọc. Ảnh hưởng nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại vào văn học giai đoạn này là hết sức rõ nét. Đây là những thực tế cần có sự lý giải trên nhãn quan nghiên cứu liên ngành văn học - văn hóa. Do vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng kết, phân tích, lý giải bối cảnh văn hóa xã hội; nhận diện, đánh giá các khuynh hướng và đặc trưng thi pháp văn học Việt Nam sau năm 1986. Thông qua phân tích bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội đề tài tìm hiểu sự thay đổi hệ tư tưởng, tư duy nghệ thuật văn học Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, đề tài cũng tập trung phân tích diện mạo, quá trình phát triển của văn học Việt Nam sau năm 1986; Tìm hiểu các xu hướng và những đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam sau năm 1986 qua hệ thống các thể loại, sự tương tác thể loại để đánh giá các thành tựu nổi bật và hạn chế của văn học giai đoạn này.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 4 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Việt Nam sau 1986 và những tác động tới đời sống văn học cung cấp các thông tin nghiên cứu liên quan đến những biến đổi chính trị, văn hóa thế giới (sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu; Cải cách của Trung Quốc; Toàn cầu hóa: đặc trưng nổi bật của thời đại ngày nay); Đổi mới ở Việt Nam và không gian văn hóa thời kỳ đổi mới về các khía cạnh chính trị xã hội và những chuyển động của đời sống văn hóa Việt Nam đương đại; Đổi mới quan niệm nghệ thuật và tư duy văn học trên các bình diện như quan điểm về đổi mới và những thay đổi về tư duy nghệ thuật của nhà văn.

Chương 2, Diện mạo, tiến trình phát triển và một số đặc điểm nổi bật. Theo đó, nghiên cứu đã triển khai tìm hiểu các chặng đường phát triển và các thế hệ nhà văn giai đoạn này; làm rõ một số đặc điểm và xu hướng phát triển có liên quan đến sự chuyển hướng sang cảm hướng thế sự đời tư; cảm quan hậu hiện đại; sự bùng nổ của văn học đại chúng và cuối cùng là tìm hiểu sự chuyển động của ngôn ngữ văn học sau 1986.

Chương 3. Tiến trình văn học đương đại nhìn từ thể loại và sự tương tác thể loại. Tại phàn này, nghiên cứu đã tiếp cận Thơ và trường ca ở các khía cạnh như khuynh hướng sáng tạo, sự biến đổi thể loại, những động hình ngôn ngữ mới trong thơ; nghiên cứu và làm rõ các loại hình như: Tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký, tự truyện, tạp văn, tản văn, phóng sự, bút ký, du ký, các thể loại văn xuôi phi hư cấu, kịch, điện ảnh, sự tương tác thể loại và chuyển thể tác phẩm văn học nhằm tìm ra những đặc trưng nổi bật và bao trùm nhất của văn học Việt Nam giai đoạn này.

Chương 4. Lý luận, phê bình văn học sau năm 1986. Tại đây, nghiên cứu đã chỉ ra những “hiện tượng” Nỗi buồn chiến tranh, viết về chiến tranh; tìm hiểu truyện ngắn dành cho phái nữ (trường hợp Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu); tranh luận về hư cấu lịch sử; phê bình luận văn của Nhã Thuyên; Nghiên cứu đội ngũ tác giả và các xu hướng lý luận, phê bình cũng như tìm hiểu các thành tựu và hạn chế của lý luận, phê bình văn học sau năm 1986…Qua đó, có thể thấy trong hơn 30 Đổi mới, đã có những thay đổi mạnh mẽ, phát triển đa dạng, phong phú và đạt được những thành tựu nổi bật trên cả lĩnh vực sáng tác, lý luận và phê bình.

Con người tha hóa của văn học sau năm 1986 năm 2024
Toàn cảnh buổi nghiệm thu Đề tài cấp Bộ của TS. Đỗ Hải Ninh

Đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt là tính mới của công trình nghiên cứu trong việc làm rõ được văn học sau năm 1986 có sự trưởng thành và lớn mạnh của lực lượng sáng tác. Làm rõ văn học thời kỳ này là sự góp sức của thế hệ các nhà văn nối tiếp nhau, mỗi thế hệ đều có cái nhìn riêng về đời sống với phổ hệ ngôn ngữ đặc thù, tạo dựng nên những lối viết, kiểu nhân vật, giọng kể riêng. Đặc biệt sự trỗi dậy của các tác giả nữ với màu sắc nữ tính hoặc xu hướng nữ quyền đã mang lại nguồn sinh khí mới cho văn chương kỷ nguyên này.

Khẳng định văn học sau 1986 đã chứng kiến sự bùng nổi của văn học đại chúng, Qua đó, đề tài cũng có được những kiến nghị đề xuất về mặt chính sách, nhằm khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật, góp phân tạo dựng môi trường sinh thái tinh thần lành mạnh theo hướng tôn trọng sự do sáng tạo của nghệ sĩ nhằm nâng cao nhận thức về lý luận, đổi mới năng lực, hiệu quả quản lý văn học, tiếp tục đẩy mạnh giao lưu văn hóa trên tinh thần chủ động song song với việc phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc và đẩy mạnh công tác lý luận, phê bình văn học tạo môi trường rộng lớn để phát triển, coi sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật là sự nghiệp của toàn dân tạo thêm nhiều nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển của văn học, nghệ thuật trong bối cảnh lịch sử mới.