Con trong giá thú và con ngoài giá thú là gì

Hiện nay ngày càng nhiều người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn. Thậm chí, họ có con chung nhưng không đăng ký kết hôn (thường gọi là con ngoài giá thú). Đến khi hai người chia tay nhau thì ai sẽ là người có quyền và trách nhiệm nuôi con (con ngoài giá thú)? Đây là thắc mắc của nhiều khách hàng đã gửi về bộ phận tư vấn thủ tục ly hôn  mong Luật Thái An tư vấn. Chúng tôi sẽ trình bầy cụ thể về vấn đề nuôi con ngoài giá thú dưới đây:

Câu hỏi của khách hàng về người có quyền nuôi con ngoài giá thú như sau:

Chào luật sư. Tôi tên là Phạm Như Ngọc, 26 tuổi, hiện đang cư trú tại Phủ Lý. Tôi có một thắc mắc như sau mong được luật sư giải đáp giúp cho:

Tôi và bạn trai cùng chung sống đến nay đã được 3 năm nhưng chưa đăng ký kết hôn. Chúng tôi hiện đã có một bé gái 2 tuổi. Xin hỏi luật sư, nếu giờ chúng tôi chia tay thì bé con sẽ do ai nuôi? Con còn bé như vậy liệu tôi là mẹ thì có dành được hoàn toàn quyền nuôi con không?

Luật Thái An trả lời câu hỏi về vấn đề nuôi con ngoài giá thú:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề ai được nuôi con ngoài giá thú, chúng tôi xin trả lời như dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý về vấn đề nuôi con ngoài giá thú:

Cơ sở pháp lý để trả lời câu hỏi của bạn về người có quyền nuôi con ngoài giá thú là các văn bản pháp lý sau:

  • Luật Hôn nhân và gia đình 52/2014/QH13
  • Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình

2. Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn

Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn thì đứa trẻ được coi là con ngoài giá thú.

Con ngoài giá thú là một khái niệm không có trong quy định của pháp luật. Trong tiếng Hán, “ giá” là xuất giá, “thú” là hôn thú, “giá thú” là việc con trai và con gái kết hôn trở thành vợ chồng. Có thể hiểu “giá thú” có ý nghĩa tương tự với thuật ngữ “hôn nhân” trong Luật Hôn nhân và gia đình.

Như vậy, có thể hiểu con trong giá thú là con được sinh ra trong thời kì hôn nhân hợp pháp, còn con ngoài giá thú là con được sinh ra khi bố mẹ không đăng ký kết hôn.

Theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình, nếu hai chủ thể không đăng ký kết hôn, hôn nhân không được coi là hợp pháp và sẽ không được pháp luật bảo vệ. Tuy vậy, để đảm bảo lợi ích cho con sinh ra khi bố mẹ không có hôn nhân hợp pháp (con ngoài giá thú) được pháp luật bảo vệ, pháp luật vẫn có những quy định để đảm lợi ích cho con ngoài giá thú khi bố mẹ không thể sống chung cùng nhau nữa.

3. Căn cứ xác định người có quyền nuôi con ngoài giá thú

Theo khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền nuôi con khi hai bên sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (con ngoài giá thú) như sau:

 “1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

Đối chiếu quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Theo đó, việc xác định quyền nuôi con ngoài giá thú được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Bởi vậy, quyền nuôi con trong trường hợp con ngoài giá thú này được quy định như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

=> Như vậy, trường hợp hai bạn chưa kết hôn nhưng có con chung (con ngoài giá thú) thì người nuôi con sẽ do hai bạn thỏa thuận.

Trường hợp không thỏa thuận được về người nuôi con ngoài giá thú thì Tòa án quyết định giao con ngoài giá thú cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con ngoài giá thú.

==>>> Xem thêm:Quyền nuôi con khi ly hôn

4. Làm gì khi hai bên không thỏa thuận được người nuôi con ngoài giá thú

Trong trường hợp của bạn, bạn và bạn trai chưa đăng ký kết hôn và giờ muốn chia tay, khi có tranh chấp về quyền nuôi con (con ngoài giá thú) thì bạn cần yêu cầu ra Tòa án.

Khoản 2 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn

1.Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

Như vậy, nếu bố mẹ không đăng ký kết hôn mà yêu cầu ly hôn, Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng, yêu cầu về con (con ngoài giá thú) sẽ được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con: cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên.

Về nguyên tắc, căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, bạn và bạn trai cần thỏa thuận trước ai là người trực tiếp nuôi con (con ngoài giá thú). Trong trường hợp hai người không thể thỏa thuận, Tòa án sẽ xem xét các căn cứ như điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần…để quyết định người trực tiếp nuôi con ngoài giá thú.

Tuy nhiên, theo thông tin bạn đã cung cấp, con ngoài giá thú của bạn mới 2 tuổi, tương đương với 24 tháng, căn cứ vào khoản 3 Điều 81 của Luật này, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi con (trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con).

Do đó, để có thể giành được quyền nuôi con ngoài giá thú, bạn cần đảm bảo về các điều kiện về vật chất, tinh thần, đảm bảo thật tốt cho cuộc sống của con thì khả năng giành được quyền nuôi con ngoài giá thú mới càng cao.

===>>> Xem thêm: Tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

5. Có thế thay đổi người nuôi con ngoài giá thú được không?

Có thế có sự thay đổi về người nuôi con ngoài giá thú khi có một trong hai căn cứ sau:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con ngoài giá thú phù hợp với lợi ích của con
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp thăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con ngoài giá thú.

6. Tóm tắt phần giải đáp câu hỏi của khách hàng về vấn đề nuôi con ngoài giá thú

Chúng tôi xin kết luận câu trả lời cho câu hỏi về con ngoài giá thú của bạn như sau:

Trường hợp hai bạn chưa kết hôn nhưng có con chung (con ngoài giá thú) thì người nuôi con ngoài giá thú sẽ do hai bạn thỏa thuận.

Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con ngoài giá thú cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Tuy nhiên, vì con ngoài giá thú của bạn mới 2 tuổi nên con ngoài giá thú sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con ngoài giá thú).

Lưu ý, quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp con ngoài giá thú của một trong hai bên hoặc cả hai bên đã kết hôn


Trên đây là phần tư vấn về vấn đề người có quyền nuôi con ngoài giá thú ?

Để được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể về nuôi con ngoài giá thú, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình hoặc số điện thoại luật sư tư vấn ly hôn của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Ngoài ra, nếu bạn cần thực hiện các thủ tục ly hôn một cách nhanh chóng thì hãy tìm tới bộ phận chuyên tư vấn  ly hôn nhanh của chúng tôi để được giúp đỡ. 

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Con trong giá thú và con ngoài giá thú là gì

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Lĩnh vực hành nghề chính:
* Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Con trong giá thú và con ngoài giá thú là gì

Còn ngoài hôn là gì?

Đứa con không chính thống giữa hai người không phải vợ chồng.

Con riêng là như thế nào?

Con riêng là gì? Con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác. Con riêng có thể là con do người vợ hoặc người chồng có trước khi kết hôn (có trong quan hệ hôn nhân trước hoặc vợ, chồng chưa kết hôn nhưng đã có con ngoài hôn nhân).

Con chung là như thế nào?

Con chung là Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con được sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.

Con ngoài giá thú mang họ của ai?

Căn cứ khoản 3 Điều 15 Nghị định 123, con ngoài giá thú chỉ được ghi tên cha trong Giấy khai sinh nếu người cha yêu cầu làm thủ tục nhận cha con vào thời điểm đăng ký khai sinh. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.