Công chứng thừa phát lại là gì năm 2024

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

Theo quy định trên thì Thừa phát lại là những người được bổ nhiệm và làm việc tại các tổ chức hành nghề Thừa phát lại (văn phòng Thừa phát lại).

Đồng thời tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:

- Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

- Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

2. Công chức là ai?

Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức quy định công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

3. Thừa phát lại có phải là công chức không?

Theo như các quy định trên thì Thừa phát lại cũng được bổ nhiệm nhưng Văn phòng Thừa phát lại hoạt động dưới mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh, và hơn nữa Thừa phát lại không hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà hưởng thù lao từ hợp đồng ký với khách hàng. Do đó, Thừa phát lại không phải là công chức.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Trong thời gian qua, thực hiện hướng dẫn của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các quận, huyện đã tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật về hoạt động Thừa phát lại nói chung và hoạt động lập vi bằng nói riêng, trong đó một số quận, huyện đã cảnh báo Nhân dân không thực hiện các giao dịch về nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền giữa các bên.

Về vấn đề này, theo quy định của pháp luật, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Thừa phát lại đang hành nghề tại các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được lập vi bằng ghi nhận những sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Về nội dung, vi bằng của Thừa phát lập chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, vi bằng không chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; Thừa phát lại không được lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng, thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp...; khi lập vi bằng, Thừa phát lại có trách nhiệm giải thích cho người yêu cầu lập vi bằng hiểu rõ các quy định pháp luật về vi bằng và giá trị pháp lý của vi bằng.

Đồng thời, theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Thừa phát lại không được cố tình lập vi bằng việc mua bán nhà đất thông qua hình thức ghi nhận việc giao nhận tiền hoặc lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền để che giấu mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật.

Từ những quy định trên cho thấy, vi bằng của Thừa phát lại không phải văn bản công chứng, chứng thực; vi bằng không xác nhận các hợp đồng, giao dịch và không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực; vi bằng của Thừa phát lại là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Do đó, trong trường hợp Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hành vi giao nhận tiền của các bên thì vi bằng này chỉ có giá trị chứng minh bên này đã giao và bên kia đã nhận một khoản tiền (để tạo lập chứng cứ cho hành vi giao nhận tiền giữa các bên), vi bằng này không xác nhận hay chứng nhận đối với các giao dịch khác.

Trong thời gian qua, từ công tác kiểm tra, giải quyết việc đăng ký vi bằng của Thừa phát lại, Sở Tư pháp nhận thấy hầu hết các vi bằng do Thừa phát lại lập chỉ ghi nhận việc giao nhận tiền giữa các bên, nội dung vi bằng không ghi nhận các giao dịch về chuyển nhượng nhà đất giữa các bên và theo quy định của pháp luật thì Sở Tư pháp cũng không đăng ký đối với các vi bằng ghi nhận việc chuyển nhượng nhà đất. Do đó, khi có nhu cầu chứng nhận các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà đất, Sở Tư pháp đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên hệ các tổ chức hành nghề công chứng để được giải quyết theo thẩm quyền.

Mặt khác, khi có nhu cầu lập vi bằng để tạo lập nguồn chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên hệ trực tiếp với các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (đính kèm danh sách) để thực hiện việc thỏa thuận với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng (việc thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản) và để được Văn phòng Thừa phát lại tư vấn, giải thích rõ về giá trị pháp lý của vi bằng.

Mọi thông tin phản ánh về hoạt động của Thừa phát lại, đề nghị Quý Cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp về Sở Tư pháp thông qua số điện thoại đường dây nóng (028) 38.223.292 hoặc (028) 38.225.368; thời gian tiếp nhận phản ánh trong giờ hành chính (sáng từ 7 giờ 30 phút - 11 giờ 30 phút và chiều từ 13 giờ -17 giờ) từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.