Công văn 1427 năm 1995 của tổng cục địa chính năm 2024

Thông thường, các trường hợp đất đai lấn chiếm đều không thuộc diện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có thể bị Nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do chính sách quản lý, sử dụng đất đai ở mỗi thời kỳ là khác nhau nên trong một số trường hợp, Nhà nước có thể công nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất lấn chiếm. Cụ thể, sau khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành, để việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai không gặp trở ngại và đúng tinh thần của pháp luật, Tổng cục Địa chính có ra công văn số 1427/CV/ĐC ngày 13/10/1995 về việc hướng dẫn xử lý một số vấn đề về đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sau đây gọi tắt là công văn 1427). Đối với các trường hợp lấn chiếm đất đai, Mục IV- Công văn 1427 có hướng dẫn xử lý như sau:

“1- Không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất bị lấn chiếm trong những trường hợp sau đây:

  1. Đất đã có quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
  1. Đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
  1. Đất nằm trong hành lang bảo vệ đê điều, đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, công trình thủy lợi, thuỷ điện, đường dây cao thế, hạ thế, đường ống dẫn khí, dẫn dầu, các công trình an ninh, quốc phòng.

2- Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm 1 trên đây mà phù hợp với quy hoạch hiện nay thì người đang sử dụng đất được xem xét để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng phải nộp phạt hành chính về hành vi lấn chiếm đất đai, làm thủ tục hợp thức hoá, nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại thời điểm được hợp thức hoá, nộp lệ phí địa chính.

3- Trường hợp lấn chiếm đất hoang hoá để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản mà không thuộc đối tượng giao đất theo Nghị định 64/CP ngày 27-9-1993 và Nghị định số 2/CP ngày 15-1-1994 của Chính phủ thì được xem xét hợp thức hoá và phải nộp phạt hành chính về hành vi lấn chiếm đất đai, làm thủ tục hợp thức hoá, nộp lệ phí địa chính.

4- Mức diện tích, thời hạn sử dụng đất, tiền sử dụng đất phải nộp để được hợp thức hoá đối với đất bị lấn chiếm do cơ quan có thẩm quyền cho hợp thức hoá quyết định nhưng phải phù hợp với quy định của Luật đất đai và phù hợp với việc quản lý sử dụng đất ở từng địa phương.”

Có thể trường hợp đất lấn chiếm của gia đình anh chị đã thực hiện việc nộp phạt theo hướng dẫn trên của công văn 1427. Như vậy mảnh đất đó có thể được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc bố của anh chị đã có tên trên bản đồ địa chính và có nộp tiền sử dụng đất cho thấy Nhà nước đã ghi nhận quyền sử dụng đất của gia đình anh chị tại mảnh đất trên. Bố của anh chị có thể đến UBND quận, huyện, thị xã nơi có đất để thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất căn cứ theo khoản 6 điều 50 Luật Đất đai năm 2003: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.” Bạn có thể tìm hiểu thêm tại Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 19/10/2009 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Có thể nói quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đát đai luôn là vấn đề quan tâm của bất cứ một nhà nước nào.

  • Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCNVN đã ghi nhận rằng toàn bộ đất đai trong phạm vi cả nước thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thóng nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Đối với nước ta sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất năm 1975 cả nước cùng bắt tay vào xây dựng CNXH. Trong hoàn cảnh mới của đất nước, Hiến pháp cùng với văn bản pháp luật về đất đai đã được ra đời cho phù hợp với sự phát triển của đất nước trong tình hình mới.
  • Hiến pháp năm 1980 là hiến phấp đầu tiên ra đời sau ngày đất nước độc lập đã quy định hình thức sở hữu duy nhất đối với đất đai, đó là hình thức sở hữu toàn dân.

Điều 19 của Hiến pháp đã quy định: “ Đất đai, rừng núi sông hồ, hầm mỏ tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân.

Để quản lý đất đai được thống nhất trong cả nước và đúng pháp luật. Khi chưa có luật đất đai, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định chế độ quản lý đất đai.

- Ngày 10/11/1980, Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị số 229/TTG với nội dung đo đạc, phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước.

Từ đó có thể thấy rằng, cơ sở lý luận của công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ đựơc thể hiện thông qua những quy định trong hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai của nhà nước ta kể từ năm 1980.

- Sau luật đất đai 1993, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản về giao đất, cấp đất, cho thuê đất sử dụng ổn định lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. và công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ là nội dung quan trọng nhất trong công tác quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Trên cơ sở đăng ký, cấp GCNQSDĐ để từng bước thiết lập và hoàn chình hệ thống tài liệu, hồ sơ về đất đai.

Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành các văn bản sau:

  • Quyết định số 201/QĐ - ĐKTK ngày 14/7/1989 của Tổng cục quản lý ruộng đất hướng dẫn thi hành quyết định về cấp GCNQSDĐ.

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ trong cả nước nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển KT – XH. Từ sau luật đất đai năm 1993, Chính phủ và Tổng cục địa chính đã ban hành các văn bản luật sau:

  • Công văn số 1427/CV - ĐK ngày 13/10/1995 của Tổng cục địa chính hướng dẫn xử lý một số vấn đề về đất đai để cấp GCNQSDĐ
  • Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và QSD Đ ở tại đô thị, ngành địa chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các ban, ngành có kiên quan và chính quyền các cấp ttriển khai thực hiện NĐ 60/CP trên địa bàn thành phố.
  • Và gần đây nhất Luật đất đai 2003 được ban hành ngày 26/11/2003 và có hiệu lực ngày 01/7/2004. Đây là văn bản có tính hiệu lực cao nhất ở nước ta hiện nay. Sau luật đất đai 2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 181 về hướng dẫn thi hành luật đất đai.

Theo luật đất đai và những hướng dẫn thi hành luật đất đai thủ tục cấp GCNQSDĐ (sổ đỏ) sẽ đơn giản hơn, rõ ràng hơn, thời gian ngắn hơn, gắn liền với trách nhiệm của từng cơ quan thực hiện các thủ tục. Nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai giao cho UBND cấp xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm đất không có tranh chấp nên người dân không phải tự làm. Trong trình tự, thủ tục cấp sổ đỏ, cán bộ Nhà nước không có quyền bắt dân phải đi làm bất cứ việc gì, ngoài việc dân phải đi nộp hồ sơ. Các cơ quan nhà nước tự liên hệ với nhau để phục vụ dân trong việc cấp sổ đỏ. Trong điều kiện không đủ điều kiện hoặc đủ điều kiện để cấp sổ đỏ thì phải có nghĩa vụ thông báo cho dân biết.

Bộ Tài Chính cùng với bộ Tài Nguyên – Môi Trường sẽ xem xét cơ chế ghi nợ các nghĩa vụ tài chính trong từng trường hợp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho các hộ dân, khi số tiền sử dụng đất và các khoản thuế phải nộp vượt quá khả năng của hộ khi làm sổ đỏ. Nghĩa vụ tài chính khi làm sổ đỏ gồm một hoặc một số loại: tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, và có sự khác nhau trong từng trường hợp đất cấp mới , đất hợp thức hoá, đất nhận chuyển nhượng, đất chuyển mục đích sử dụng.

Như vậy cùng với quyết tâm xoá bỏ thủ tục rườm rà, việc xem xét đến cơ chế ghi nợ nghĩa vụ tài chính là một bước tiến và nỗ lực khá lớn nhằm tách bạch giữa vấn đề cấp sổ đỏ và thực hiện nghĩa vụ tài chính. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho dân.