Công văn hỗ trợ tuần tra an ninh trật tự

VOV.VN - “Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm 3 nhóm đối tượng mang tính tự nguyện cao nhưng vẫn cần có quy định để kiểm soát, quản lý”

Sáng 27/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Nhìn chung các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc xây dựng luật là cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý kiện toàn thống nhất các lực lượng hiện đang hoạt động ở cơ sở, bao gồm 3 lực lượng: bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và đội trưởng, đội phó đội dân phòng thành một lực lượng.

Trong tình hình an ninh phức tạp, vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở càng trở nên quan trọng. Nếu tổ chức tốt, lực lượng này có thể phát huy vai trò trong nắm tình hình về an ninh trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, hỗ trợ đảm bảo trật tự xã hội, hỗ trợ tuần tra, bảo đảm an toàn giao thông, tăng cường đấu tranh tội phạm, hỗ trợ chính quyền giữ gìn an ninh chính trị.

Tự nguyện cũng phải quản lý chặt chẽ

Góp ý vào dự thảo luật, Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hòa) cho biết, dự thảo luật quy định nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tư ở cơ sở, tuy nhiên lực lượng cũng phải có chức năng riêng mà chức năng này nên được quy định rõ hơn trong dự thảo luật.

Công văn hỗ trợ tuần tra an ninh trật tự

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh

Ông đề nghị quy định chức năng là "giúp UBND cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước về an ninh, trật tự tại cơ sở và hỗ trợ công an xã thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ trật tự an toàn xã hội".

Trong khi đó, Đại biểu Lê Nhật Thành (đoàn Hà Nội) đồng tình với việc dự thảo không quy định quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Bản chất đây là lực lượng quần chúng tự nguyện được tuyển chọn tham gia bảo vệ an ninh trật tự, không thực hiện chức năng quản lý nhà nước, mà tính chất hoạt động là tham gia hỗ trợ theo sự phân công, hướng dẫn trực tiếp của công an cấp xã nên việc quy định quyền hạn của lực lượng này là không phù hợp.

Đại biểu Đào Chí Nghĩa (đoàn Cần Thơ) thống nhất với các nhóm nhiệm vụ quy định trong dự thảo luật vì đây là những nhiệm vụ đang quy định cho các lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách đã được thực tiễn đánh giá. Trên cơ sở đó, dự thảo luật đã kế thừa, chỉnh lý quy định bảo đảm phù hợp, không trùng lắp với nhiệm vụ của công an cấp xã và chính quyền ở cơ sở.

Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị không quy định quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

Còn đại biểu Hoàng Anh Công – Phó trưởng Ban Dân nguyện nêu quan điểm, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm 3 nhóm đối tượng mang tính tự nguyện cao nhưng vẫn cần có quy định để kiểm soát, quản lý.

Nhấn mạnh cần có các quy định bảo đảm chặt chẽ trong quá trình thực thi, đại biểu Hoàng Anh Công cho biết, luật này liên quan đến đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân nên cần có những kiểm soát đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở khi thực hiện nhiệm vụ.

“Giao nhiệm vụ thì phải có sự kiểm soát thực hiện để bảo đảm không lạm quyền” – ông Hoàng Anh Công nhấn mạnh và đề nghị quy định kiểm soát, quy định về cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh gia, giám sát và xử lý hành vi vi phạm hay nhũng nhiễu người dân.

Có nên khống chế độ tuổi tham gia lực lượng?

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang) cho biết, dự thảo quy định tiêu chuẩn tham gia là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, nhưng chưa đưa ra giới hạn tối đa tham gia lực lượng này.

Nữ đại biểu đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu, quy định về độ tuổi tối đa, vì hiện nay có nhiều tội phạm liều lĩnh, manh động, chống người thi hành công vụ, dễ gây thương tích cho người tham gia thực hiện nhiệm vụ. Người lớn tuổi có thể thiếu nhanh nhẹn, khó hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ an ninh.

Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, dự thảo luật cần nghiên cứu quy định về tuổi đời của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, “bởi hiện trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý chỉ đề cập đến việc đảm bảo sức khỏe thôi!”.

Theo ông, lực lượng này được xem như cánh tay nối dài, hỗ trợ cho lực lượng công an xã, công an phường. Trong các việc hỗ trợ có đi tuần tra, canh gác ban đêm…Với tính chất công việc như vậy mà dự thảo Luật không có quy định cụ thể về độ tuổi là chưa hợp lý.

Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc về độ tuổi tối đa khi tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở đối với nam và nữ để đảm bảo tiêu chuẩn về thể chất, tình trạng sức khỏe để đáp ứng công việc.

Công văn hỗ trợ tuần tra an ninh trật tự

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga

Trước các ý kiến đại biểu băn khoăn khi không quy định tuổi tối đa của người tham gia lực lượng, dẫn đến không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) lưu ý dự luật đã có những quy định cụ thể về sức khỏe.

Nữ đại biểu phân tích, nhiệm vụ của lực lượng này theo dự thảo không chỉ hỗ trợ lực lượng công an xã trong các sự vụ cụ thể như chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, tuần tra đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông... mà còn hỗ trợ công an xã nắm tình hình an ninh trật tự, hỗ trợ vận động, giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở, hỗ trợ xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc...

Đây là những nhiệm vụ có ý nghĩa then chốt và việc phòng ngừa tội phạm từ sớm, từ xa nên các lực lượng tại chỗ, đặc biệt với một số địa bàn như miền núi, Tây Nguyên - nơi có đông đồng bảo dân tộc thiểu số sinh sống, địa bàn rộng thì vai trò nắm tình hình, vận động quần chúng nhân dân của những người có uy tín trong cộng đồng, thường là các bậc cao niên, già làng, trưởng bản... là vô cùng quan trọng.

“Nếu quy định cứng độ tuổi tham gia sẽ rất khó khăn trong việc tuyển chọn người có đủ uy tín, hiểu biết ở cộng đồng vào lực lương” – bà Nga nêu quan điểm.

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) cũng thấy rằng, không nên khống chế độ tuổi tham gia lực lượng. “Quan trọng là sức khoẻ, tinh thần tốt, sự cống hiến cho cộng đồng thế nào, tự nguyện ra sao. Khi viết đơn thì họ thấy sức khỏe đảm bảo” – ông nói.

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan thẩm tra tiếp thu tối đa ý kiến đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6 này.