Công văn hướng dẫn cưỡng chế nợ thuế Informational

Chi bộ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế với chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo cán bộ, đảng viên tham mưu thực hiện công tác quản lý nợ, đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với các Chi cục Thuế.

Công văn hướng dẫn cưỡng chế nợ thuế	Informational

Ban Chấp hành Chi bộ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế khóa mới ra mắt Đại hội, nhiệm kỳ 2017 - 2021

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, Lãnh đạo Cục Thuế, sự phối hợp của các Phòng chức năng và các Chi cục Thuế trong triển khai thực hiện nhiệm vụ cùng với sự đoàn kết, tinh thần trách nhiệm, tu dưỡng rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên trong Chi bộ, đã giúp Chi bộ luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Chi bộ đã lãnh đạo cán bộ, đảng viên thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến nội dung các chính sách thuế về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế nhằm nêu cao ý thức tự giác của người nộp thuế trong việc kê khai, nộp thuế và hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế đã kê khai đối với ngân sách nhà nước.

Hướng dẫn và thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa công tác thuế trong lĩnh vực quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Phối hợp với bộ phận tin học xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các thủ tục về công tác quản lý nợ thuế như xây dựng phần mềm tự động gửi thông báo nợ thuế cho người nộp thuế, xây dựng công cụ hỗ trợ công tác quản lý nợ đối với khoản nợ chưa được ngân sách nhà nước thanh toán nên không nộp thuế đúng thời hạn đã đem lại hiệu quả cao, giảm thời gian thực hiện, chi phí hành chính và thông báo kịp thời, chính xác số tiền thuế nợ cho người nộp thuế.

Tham gia và triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do Cục Thuế phát động. Thực hiện tốt phong trào “Thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm” và phong trào “Thi đua tập trung cao độ, đoàn kết, vượt qua khó khăn, đẩy mạnh khai thác nguồn thu, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước”, qua đó, đã đạt được những kết quả nổi bật về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: Năm 2016, Tổng thu nợ thuế của toàn ngành đạt trên 1.350 tỷ đồng; tổng số tiền thuế nợ là 413,2 tỷ đồng, giảm 48,1 tỷ đổng (10,6%) so với năm 2015. Năm 2017, tổng thu nợ thuế của toàn ngành đạt trên 1.370 tỷ đồng; tổng số tiền thuế nợ là 399,9 tỷ đồng, giảm 13,2 tỷ đổng (3,2%) so với 2016. Năm 2018, tổng thu nợ thuế của toàn ngành đạt trên 1.143,4 tỷ đồng; tổng số tiền thuế nợ là 389,5 tỷ đồng, giảm 10,5 tỷ đổng (2,6%) so với năm 2017.

Đối với công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến: Chi bộ luôn chỉ đạo cán bộ, đảng viên tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác, giảm thời gian thực hiện, chi phí hành chính và giảm thủ tục hành chính. Chi bộ đã phối hợp với các bộ phận chức năng nghiên cứu và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều sáng kiến về công tác quản lý nợ thuế, như: “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2016”, “Nghiên cứu, xây dựng phần mềm tự động gửi thông báo nợ thuế cho người nộp thuế thuộc Cục Thuế tỉnh Phú Thọ”, “Công cụ hỗ trợ công tác quản lý nợ đối với khoản nợ chưa được ngân sách Nhà nước thanh toán nên không nộp thuế đúng thời hạn”, “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế”, “Giải pháp phối hợp trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tai Cục Thuế tỉnh Phú Thọ”, “Các bước kiểm tra, giải quyết hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp của người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán”, “Giải pháp chuẩn hóa dữ liệu nợ đọng thuế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu nợ”... Các sáng kiến đều được đánh giá tốt và có tính thực tiễn cao.

Với những kết quả và thành tích đã đạt được trong những năm qua, Chi bộ luôn lãnh đạo cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng. Trong dịp sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Chi bộ được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ biểu dương là tập thể điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 3802/CT-QLN ngày 08/11/2018 của Cục Thuế tỉnh Hà Nam về việc vướng mắc trong phối hợp với Agribank chi nhánh Hà Nam (gọi tắt là Ngân hàng) khi thực hiện cưỡng chế thu hồi tiền thuế nợ đối với Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 820 (gọi tắt là Công ty 820). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

- Điều 49 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định:

“Điều 49. Nguyên tắc thu tiền, tài sản từ bên thứ ba đang giữ tài sản của đối tượng bị cưỡng chế

1. Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả đối tượng bị cưỡng chế hoặc đang giữ tiền, tài sản, hàng hóa của đối tượng bị cưỡng chế.

2. Trường hợp tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ là đối tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tài sản từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản và giao dịch bảo đảm.”

- Điều 15 Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 về việc hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định:

“Điều 15. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ

  1. Đối tượng áp dụng

Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (sau đây gọi là bên thứ ba) được áp dụng đối với các đối tượng bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 2 Thông tư này trong các trường hợp sau:

  1. Cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; kê biên tài sản, bản đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.
  1. Cơ quan thuế có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân (bên thứ ba) đang có khoản nợ hoặc đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế, bao gồm: Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế. Tổ chức, cá nhân, kho bạc nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng được đối tượng bị cưỡng chế ủy quyền giữ hộ tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá hoặc cơ quan thuế có đủ căn cứ chứng minh số tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá mà cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đó đang giữ là thuộc sở hữu của đối tượng bị cưỡng chế.

2. Xác minh thông tin bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế

  1. Cơ quan thuế có văn bản yêu cầu bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế cung cấp thông tin về tiền, tài sản đang nắm giữ hoặc công nợ phải trả đối với đối tượng bị cưỡng chế.

Trường hợp bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế không thực hiện được thì phải có văn bản giải trình cơ quan thuế trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan thuế.

  1. Trên cơ sở thông tin mà bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế cung cấp, cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ hoặc công nợ phải trả đối với đối tượng bị cưỡng chế.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với Công ty 820 nhưng không thu đủ số tiền thuế nợ thì Cục Thuế chuyển sang biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 215/2013/TT-BTC nêu trên.

Trường hợp không áp dụng được biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định thì Cục Thuế thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (gọi tắt là thu bên thứ ba). Nguyên tắc thu tiền, tài sản từ bên thứ ba thực hiện theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 26/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.