Coo trong mua bán hàng hóa là gì

Hợp đồng mua bán hàng hoá được hiểu là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, đây là căn cứ xác nhận hai bên có trao đổi hàng hóa và tiền với nhau. Hãy dành thời gian cùng Glints tìm hiểu rõ hơn hợp đồng mua bán hàng hóa trong bài viết hôm nay.

1. Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì?

Luật thương mại 2005 có quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.”

Hiểu đơn giản, hợp đồng mua bán hàng hóa chính là thỏa thuận pháp lý giữa người bán và người mua, đây là căn cứ để xác định các điều kiện và quyền lợi liên quan đến việc mua và bán hàng hóa. Hợp đồng bao gồm các điều khoản như sản phẩm cần mua, giá cả, điều kiện thanh toán, thời gian giao hàng, điều khoản hủy bỏ hợp đồng, v.v.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như: hợp đồng mua bán trực tiếp, mua bán qua điện thoại, qua thư tín, qua internet hoặc qua các phương tiện truyền thông khác. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua được xác định cụ thể trong hợp đồng, vì vậy cần đảm bảo các điều khoản hợp đồng được thỏa thuận một cách rõ ràng, minh bạch.

Đây cũng là văn bản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi của hai bên. Trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng, bên còn lại được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nhờ có hợp đồng mua bán hàng hóa mà môi trường kinh doanh ổn định và đáng tin cậy hơn.

Coo trong mua bán hàng hóa là gì
Hợp đồng mua bán hàng hoá

Đọc thêm: Hợp Đồng Kinh Tế Là Gì? Các Loại Hợp Đồng Kinh Tế Phổ Biến

2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại sẽ có đặc điểm riêng và đặc điểm chung, cụ thể:

2.1 Đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại

  • Tính ưng thuận: Hợp đồng chính là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm hợp đồng có hiệu lực không phụ thuộc vào thời điểm giao hàng hóa. Quá trình giao hàng chỉ là hành động của bên bán nhằm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đã có hiệu lực.
  • Tính đền bù: Bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua, sau khi giao hàng xong bên bán sẽ nhận tiền thanh toán bằng với giá trị hàng hóa đã được giao. Trường hợp hàng hóa có vấn đề, sự cố xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng bên bán phải bồi thường cho bên mua theo quy định của hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Tính song vụ: Trong hợp đồng sẽ có điều khoản ràng buộc nghĩa vụ đôi bên, do đó bên mua, bên bán có quyền đòi hỏi bên còn lại thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

2.2 Đặc điểm riêng của hợp đồng mua bán hàng hóa

  • Chủ thể:
    • Chủ thể chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân, cụ thể: tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Theo Luật thương mại 2005)
    • Đối với các cá nhân, tổ chức không phải thương nhận cũng có thể trở thành chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Căn cứ tại khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại có quy định chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích sinh lợi trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật Thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật này.
  • Hình thức:
    • Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, văn bẩn hoặc hành vi cụ thể của đôi bên.
    • Đối với một số trường hợp, pháp luật quy định các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản.

3. Nội dung cần có trong hợp đồng mua bán hàng hoá

Nội dung trong hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm các điều khoản do hai bên thỏa thuận, thể hiện được quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Luật Thương mại không quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm những nội dung gì. Tuy nhiên, khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa bạn cần phải có các nội dung sau:

  • Đối tượng
  • Chủ thể
  • giá hàng hóa
  • Phương thức và thời hạn thanh toán
  • Thời gian, địa điểm, phương thức giao hàng
  • Quyền và nghĩa vụ hai bên
  • Điều khoản ràng buộc trách nhiệm
  • Thời gian thực hiện hợp đồng
  • Điều khoản hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng
  • Quy định về bảo mật thông tin
  • Điều khoản bồi thường, phạt khi vi phạm hợp đồng
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp

4. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hoá được thực hiện giữa người bán và người mua đến từ các quốc gia khác nhau. Trong hợp đồng này, các điều khoản và quyền lợi được xác định dựa trên quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế.

Điều khoản bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có một số thay đổi và điều kiện đặc biệt so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong cùng quốc gia. Yếu tố quan trọng được xem xét trong hợp đồng này bao gồm: Quốc gia xuất khẩu hàng hóa, điều kiện vận chuyển, nghĩa vụ thông quan hàng hóa, phương thức thanh toán và các điều khoản liên quan đến kiểm soát, giải quyết tranh chấp.

Để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các bên cần có sự hiểu biết sâu rộng về các quy định, quy tắc và thủ tục của quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu. Thông thường các bên sẽ liên kết với chuyên gia pháp lý và hải quan địa phương để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tránh các rủi ro pháp lý và hải quan khi thực hiện.

Đọc thêm: MOU Là Gì? Ý Nghĩa Và Mục Đích Của MOU

5. Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá mức phạt là gì?

Vì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được điều chỉnh bởi pháp luật về thương mại và dân sự, do đó sẽ có hai mức phạt vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, cụ thể:

  • Mức phạt vi phạm hợp đồng hàng hóa dân sự: Căn cứ theo Điều 148 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định: “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.”. Như vậy, không có giới hạn về mức phạt vi phạm dân sự, do đó hai bên có thể thỏa thuận chỉ phạt vi phạm.
  • Mức phạt hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại : Căn cứ theo Điều 300, Luật thương mại 2005 có quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”

6. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá thương mại

Dưới đây là một số mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại mà bạn có thể tham khảo, cụ thể:

  • Mẫu hợp đồng thu mua phế liệu, phế thải
  • Mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm, hoa quả
  • Mẫu hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị
  • Mẫu hợp đồng mua bán quần áo
  • Mẫu hợp đồng mua bán thiết bị y tế

Lời kết

Trên đây là những thông tin quan trọng về hợp đồng mua bán hàng hóa mà bạn cần nắm để hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này. Mong rằng chia sẻ của Glints sẽ giúp bạn tạo được mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa phù hợp với doanh nghiệp mình.

C o có tác dụng gì?

C/O là chứng từ phổ biến trong xuất nhập khẩu hàng hóa, và là chứng từ quan trọng để xác định xuất xứ hàng hóa từ đó doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể được hưởng chính sách ưu đãi thuế nếu mặt hàng đó nằm trong danh mục hàng hóa được ưu đãi theo thỏa thuận thương mại giữa 2 quốc gia xuất – nhập khẩu.

COO là viết tắt của từ gì trọng xuất nhập khẩu?

C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. C/O cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. Thuật ngữ trong tiếng Anh là Certificate of Origin, thường được viết tắt là C/O.

Cô có bao nhiêu form?

Phân loại C/O Có 2 loại C/O chính là: C/O ưu đãi và C/O không ưu đãi.

Thế nào là mua bán hàng hóa trọng thương mại?

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.