Cuộc sống gần gũi thiên nhiên là gì năm 2024

Khi cuộc sống hiện đại ngày trở nên hối hả, ngày càng lệ thuộc các sản phẩm công nghiệp và gần như không thể buông rời các thiết bị công nghệ, một số người đã nghĩ đến, thậm chí đã chọn, cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. Có người chọn cuộc sống gần như ẩn dật rời xa chốn thị thành, mà gắn bó với ruộng vườn, nương rẫy, ít sử dụng đồ công nghệ và sản phẩm công nghiệp, hạn chế dùng tiền, ăn uống giản dị, lao động chân tay, phần nhiều sống theo kiểu tự cấp tự túc…

Lòng trải rộng, vượt qua những thị phi

Cuộc sống đó, như nhiều người nghĩ, không chỉ tốt hơn cho bản thân mà còn có lợi cho môi trường. Tốt hơn cho bản thân là vì giảm bớt việc nạp vào cơ thể những thức ăn có nhiều phụ gia, có nhiều chất bảo quản, được sản xuất theo kiểu công nghiệp…, tức là thanh hơn, tịnh hơn, lành mạnh hơn. Không chỉ vậy, xa đô thị, ta lại được tận hưởng không khí trong lành, được ăn những thức ăn sạch, được chan hòa với cỏ cây mà thấy lòng trải rộng, dần vượt qua được bức bối, tranh cãi hay thị phi của đời sống ồn ào.

Người ta có thể ít bị gò bó về thời gian, quy củ mà có thể làm được và trải nghiệm được cuộc sống như mình mong muốn, như chân trần lội ruộng, tắm mưa, trèo cây hái trái, trồng một vườn rau, nuôi một đàn gà… Với nhiều người, đó không phải là một cuộc sống đáng mơ ước hay sao!

Còn tốt hơn cho cho tự nhiên là giảm dùng điện, dùng xăng dầu cùng nhiều sản phẩm công nghiệp khác, ít dùng thịt mỡ…, tức là bớt ô nhiễm môi trường. Đã vậy, sống gần với thiên nhiên thì sẽ năng trồng trọt hơn, sẽ tạo ra cây xanh nhiều hơn. Ăn uống, tiêu dùng giản dị thì sẽ góp phần giảm giết chóc, bớt khai thác tự nhiên, thậm chí còn làm cho tự nhiên sinh sôi, nảy nở nhiều hơn…

Bỏ phố lên rừng

Thì đây, một cô gái làm nghề thiết kế thời trang bỏ phố lên rừng làm một công việc mới là quản lý một homestay ở vùng Tây Bắc và trở thành một youtuber. Cô sống vui vẻ với việc đón khách, phục vụ khách nghỉ dưỡng, thời gian rảnh thì ghi hình, quay phim để đăng trên YouTube kể với mọi người về cuộc sống ít đi chợ, ít dùng tiền, ít trang điểm, ít điện thoại, ăn nhiều rau quả, hay chơi với đám trẻ trong bản, tự trồng rau, tự tìm những thứ có thể dùng được có sẵn trong tự nhiên, tự chế biến những món ăn theo cách cổ truyền…

Thì đây, một cựu nhà báo nghỉ hưu có mảnh vườn rộng sau mấy năm bỏ hoang cho cỏ cây, chim chuột tự sinh sôi phát triển; mới bắt đầu cải tạo, cũng theo cách rất tự nhiên. Anh trồng nhiều giống cây địa phương, nuôi bò heo theo kiểu truyền thống, không dùng hóa chất mà khép kín giữa chăn nuôi và trồng trọt: lấy cây trái, rau quả, cỏ cây trong vườn làm thức cho heo bò, lấy phân heo bò để bón cho cây. Rồi anh vui với cảnh vườn nhà dần có nhiều chim, sóc, ong, rắn, chuột… đến trú ngụ! ĐỂ THIÊN NHIÊN TRÒN ĐẦY Khi cuộc sống hiện đại ngày trở nên hối hả, ngày càng lệ thuộc các sản phẩm công nghiệp và gần như không thể buông rời các thiết bị công nghệ, một số người đã nghĩ đến, thậm chí đã chọn, cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. Có người chọn cuộc sống gần như ẩn dật rời xa chốn thị thành, mà gắn bó với ruộng vườn, nương rẫy, ít sử dụng đồ công nghệ và sản phẩm công nghiệp, hạn chế dùng tiền, ăn uống giản dị, lao động chân tay, phần nhiều sống theo kiểu tự cấp tự túc…

Cuộc sống gần gũi thiên nhiên là gì năm 2024

Thì đây, trong ca khúc đang được nhiều người yêu thích Thời thanh xuân sẽ qua của nhạc sĩ Phạm Hồng Phước có những đoạn nói về cuộc sống về già của hai người yêu nhau. Đó là: Về quê anh đi em/ Vùng ngoại ô cách rất xa/ Ba mẹ anh ngày xưa cũng ở đấy/ Đồi xanh thơm mát những lá trà/ Trong lành hát những khúc ca/ Hương chiều quê, nghe lúa thơm tình ta/ Anh sẽ xây ta một căn nhà/ Trước sân trồng thêm rau cà/ Ở đằng sau, mình nuôi thêm hồ cá/ Em tưới hoa bên bờ sông nhà/ Đom đóm lung linh màn đêm yên bình/ Ta dạo thuyền quanh/ Đom đóm bay thật nhanh… Ôi, cái khung cảnh lãng mạn và nên thơ làm sao, không chỉ phù hợp cho những người già mà còn có thể là cuộc sống mộng mơ của những người trẻ…

Hồn nhiên với cây cỏ, chim muông

Khi bay bổng với những ý nghĩ đẹp, những viễn cảnh nên thơ, ta thấy mình cũng có thể làm như họ lắm chứ! Ta có thể sống hồn nhiên với cây cỏ, chim muông, thả hồn theo áng mây bay, theo con nước triều lên xuống, hòa mình với nắng hạ, mưa thu, gió xuân hay đêm đông.

Ta có thể hát những khúc ca mình yêu thích để gió đưa đi thật xa, có thể ngồi dưới gốc cây đọc một cuốn sách mình ưa trích, có thể làm công việc tay chân đẫm mồ hôi mà không thấy bức bối, áp lực hoặc mắc võng ngủ trước hiên nhà mà loáng thoáng nghe chim gọi bầy tao tác…

Ta có thể sống đời phiêu diêu, tự tại, như Nguyễn Công Trứ: Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo…

Ta có thể bỏ hoang năm bảy mẫu ruộng, đào sẵn vài cái ao, để cho nước ra vô tự nhiên, thả thêm ít giống cá tôm, trồng vài loại cây, rồi vài năm sau nơi đây đầy cỏ lác, cỏ đưng, lau sậy, lông công, đuôi phụng… mọc chen cùng dừa nước, trâm bầu, đước, mắm, sú vẹt, bần, bạch đàn, tra, dừa… vừa dưới nước vừa trên bờ... Bên dưới thì cua, còng, ba khía, ốc dừa, ốc đắng, cá rô, cá lóc, cá sặt… tự do sinh sôi. Bên trên thì cò, vạc, ba kiến, le le… rủ nhau về làm tổ, tiếng kêu xao xác cả một góc trời… Hôm nào mưa sẽ nghe ếch, nhái, ễnh ương kêu não nuột, ít bữa sau lại thấy những bầy nòng nọc quẫy đuôi…

Ta cũng có thể mua chục mẫu đất ven đồi, có được con suối chảy qua lại càng tuyệt, rồi trồng một khoảnh rừng, còn lại trồng dã quỳ ở chân đồi hoặc ở các lối đi. Trong vườn, ngoài những loại cây ăn trái thì có thể trồng nhiều hoa, giản dị thôi, hồng, cúc, sao nhái, mười giờ, móng tay, tường vi…, rồi làm một căn nhà gỗ nhỏ trên một khu đất cao để có thể ngắm hoa, ngắm cây tứ phía. Nếu có suối, ta làm một cái nhà ven suối để nghe tiếng chảy rì rầm quanh năm suốt tháng. Trong khu rừng nhỏ thì thả sóc, thỏ, chim, gà, tổ ong… để chúng tự sinh sôi…

Rồi ta cũng trồng thêm đôi giàn bầu mướp, ít luống mồng tơi, rau ngót, vài liếp hành, cà tím, góc vườn trồng vài bụi gừng, đôi cây ớt…; ta nuôi thêm ít gà, vịt, bồ câu, nơi nào tiện thì thả ít cá chép, cá trê… Vậy là ta có thể phần nào tự trang trải cuộc sống thường ngày và luôn có được cái thú gắn với vườn tược, ruộng vườn, luôn có làm lụng chân tay, luôn được thể dục mà đầu óc thảnh thơi…

Cuộc sống gần gũi thiên nhiên là gì năm 2024

Hòa nhập với thiên nhiên từ điều nhỏ nhất

Nhưng qua phút mộng mơ, ta sững sờ mà tự hỏi, tiền của đâu để ta “đầu tư” những thứ đó? Rồi ta sẽ sống bằng cách nào? Khi đó, công việc hay nghề nghiệp của ta ra sao? Ta sẽ đi lại bằng gì? Con cái ta học hành ở đâu? Cha mẹ già ta sẽ được chăm sóc sức khỏe thế nào? Ta có thể vui chơi, giải trí như người khác ra sao? Ta sống cho mình hay còn có thể đóng góp gì cho xã hội, có hơn thua gì với cuộc đời, theo kiểu “phải có danh gì với núi sông”?

Hay đơn giản ta cố kiếm nhiều tiền để tự tạo ra cuộc sống đó rồi tự sống một mình, không cần vợ/chồng, con cái, cũng không cần vướng bận gì với người thân khác? Hay chỉ tìm một người làm bầu bạn mà tận hưởng hết những điều kia? Và rồi còn bao nhiêu câu hỏi khác nữa!

Hay ta cứ giữ mơ ước đó để thực hiện khi về già? Đó cũng là một cách. Nhưng rồi già thì có thể làm lụng được gì hay vườn ruộng chỉ toàn cỏ dại, rắn rết? Già rồi thì nhiều đau bệnh, ai chăm, làm sao đi bệnh viện, nhất là khi các bệnh viện tốt và chuyên khoa thì đều ở các đô thị? Già mà ở riêng, lại ở xa con cái thì con cái chẳng thể nào yên tâm được. Già cũng cần có bạn bè để thù tạc, ở đơn độc vậy thì chơi với ai…

Ôi, ước mơ sống gần gũi với thiên nhiên tưởng đâu nhẹ nhàng và dễ dàng, kỳ thực lại không hề đơn giản, nếu ước đó quá cao xa, quá bay bổng, kiểu như “thoát tục”, “ở ẩn”. Xã hội loài người đã cố gắng vươn cao, vươn xa để có chất lượng sống tốt đẹp hơn, có lẽ ta chỉ nên hòa nhập với điều đó trong điều kiện cụ thể của mình, theo mong muốn của mình, chứ làm sao tách ra khỏi xã hội đó.

Ví như, ta cố gắng trồng ít rau trước sân, ít cây xanh trên sân thượng, nuôi vài con thú nhỏ gì đó phù hợp với hoàn cảnh của mình, để tự nhiên vẫn có ít nhiều ở quanh mình. Hay ai có đất đai làm vườn, cố gắng đừng dùng hóa chất, cỏ dày nên dùng máy cắt để làm phân bón mà lại giữ ẩm cho đất; trồng cây trái nên nuôi các loài thiên địch để diệt các loài sâu bệnh có hại theo cách tự nhiên; đừng cố chạy theo năng suất mà hạ thấp chất lượng hoặc để tồn chất độc trong sản phẩm…

Hay trong đời sống thường nhật, bớt ăn thịt cá mà tăng nhiều rau củ quả, bớt dùng sản phẩm công nghiệp mà nên dùng thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp tươi, bớt phụ thuộc công nghệ mà sống gần với nhau hơn, chia sẻ với nhau hơn, còn tốt hơn nhiều cố gần gũi với thiên nhiên mà xa cách con người…

Có lẽ quan điểm sống gần gũi với thiên nên là một cách sống hơn là một mục tiêu. Tự mỗi người chọn cho mình cách sống nào phù hợp, thiết thực, miễn sao ta thấy luôn vui vẻ, thoải mái, nếu không vun đắp cho tự nhiên đầy đặn hơn cũng đừng làm cho nó thêm hư hỏng, còm cõi đi! Vậy đã là quý lắm rồi.

Nên thấy ai đó có cuộc sống thực sự “xanh” với vườn rộng, cây nhiều, xung quanh nhiều chim thú…, ta có thể chúc mừng họ, ngưỡng mộ họ nhưng cũng đừng nên xem đó là đích đến. Bởi có thể đích đó có khi rất xa với chúng ta, chính xác là với phần đông chúng ta!

Tại sao phải sống gần gũi với thiên nhiên?

Sống gần gũi với thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất. Cơ thể vận động ngoài trời sẽ tăng cường khả năng hấp thụ vitamin D giúp ngăn ngừa ung thư và loãng xương. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với không khí tự nhiên trong lành có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta những gì?

Thiên nhiên cũng cung cấp cho chúng ta các nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng như lâm sản, thủy hải sản, khoáng sản. Đây là những nguồn tài nguyên quý giá mà con người đã sử dụng để phát triển và phục vụ cho cuộc sống của mình. Ngoài ra, thiên nhiên còn là nơi để con người nghỉ ngơi, giải lao và giảm căng thẳng.

Thiên nhiên có ý nghĩa là gì?

Tự nhiên hay thiên nhiên (tiếng Anh: Nature), theo nghĩa rộng nhất, là thế giới hay vũ trụ mang tính vật chất. "Tự nhiên" nói đến các hiện tượng xảy ra trong thế giới vật chất, và cũng nhắc đến sự sống nói chung. Phạm vi bao quát của nó từ cấp hạ nguyên tử cho tới những khoảng cách lớn trong vũ trụ.

Làm gì để gần gũi với thiên nhiên?

Bí quyết dạy trẻ yêu thiên nhiên và gần gũi với tự nhiên hơn.

Cùng bố mẹ trồng cây hay làm vườn..

Nuôi một thú cưng..

Tham gia các hoạt động dã ngoại, trại hè hay các hoạt động ngoài trời..

Vứt rác đúng nơi quy định..

Không tự ý hái hoa, bẻ cành hay leo trèo cây cối..

Cho trẻ hiểu việc phải tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên..