Đại học hà nội điểm sàn năm 2022

Đại học hà nội điểm sàn năm 2022
Điểm sàn xét tuyển năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội là 20. (Nguồn: VNU)

Cụ thể, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội (điểm nhận đăng ký xét tuyển đại học chính quy) là 20 điểm (đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng, chưa nhân hệ số).

Đại học Quốc gia Hà Nội cũng yêu cầu căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào này và của Bộ GD&ĐT (đối với nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên), các đơn vị đào tạo thông báo điểm ngưỡng theo ngành/nhóm ngành đào tạo (tối thiểu bằng điểm ngưỡng do Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ GD&ĐT quy định); báo cáo Ban Chỉ đạo tuyển sinh điểm ngưỡng của đơn vị trước ngày 31/7. Đồng thời, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của các nhà trường.

Tổng chỉ tiêu năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội là 13.150, trong đó 7.414 (56%) tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT, 2.659 dành cho phương thức căn cứ kết quả thi đánh giá năng lực (20%), còn lại tuyển từ các phương thức khác.

Đề thi được thiết kế trên máy tính với 150 câu, chia làm ba phần: Toán học (50 câu hỏi, 75 phút), Văn học - Ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút), Khoa học tự nhiên - xã hội (50 câu hỏi, 60 phút). Các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan (lựa chọn một trong bốn đáp án) và điền đáp án.

Tổng thời gian làm bài là 195 phút, thang điểm 150. Ngoài ra, đề thi có thể bao gồm 1-3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm, thí sinh sẽ có thêm khoảng 4 phút để làm.

Hơn 65 trường đại học xác nhận lấy kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội làm một trong những phương thức tuyển sinh năm 2022.

Dựa vào điểm sàn của các trường, trong khoảng một tháng từ 22/7 đến 20/8, thí sinh sẽ đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học theo hình thức trực tuyến. Trước 17h ngày 17/9, các đại học sẽ công bố điểm chuẩn và thí sinh hoàn thành nhập học hạn cuối vào 30/9.

Trao đổi với PV Dân trí, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội chia sẻ, năm 2022, nhà trường vẫn chủ yếu xét tuyển theo khối D gồm tổ hợp các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ.

"Như một số chuyên gia trong lĩnh vực này cũng đã tính toán dựa trên phổ điểm, năm nay, điểm chuẩn có thể chỉ tăng một chút so với năm ngoái, trong khoảng từ 0,5 - 1 điểm. Với riêng những ngành điểm trúng tuyển mọi năm đã rất cao, khả năng năm nay điểm tăng là khó", TS Phương đưa ra nhận định.

Đại học hà nội điểm sàn năm 2022

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Pháp, Trường ĐH Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Liên).

TS Phương cho biết, theo kinh nghiệm 3 năm trở lại đây, những ngành Trường ĐH Hà Nội lấy điểm đầu vào cao nhất là ngành thị trường đang có nhu cầu cao. Cụ thể, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Anh thường là 4 ngành có điểm cao nhất.

Về lời khuyên tới các thí sinh đang có mong muốn trúng tuyển vào Trường ĐH Hà Nội, TS Nguyễn Thị Cúc Phương chia sẻ, trong số nhóm thí sinh đặt hồ sơ để xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT, có cả thí sinh đã trúng tuyển theo hình thức xét tuyển kết hợp. Lời khuyên cho các em là nếu đã trúng tuyển kết hợp vào ngành mình rất thích, hãy đặt ngành đó lên làm nguyện vọng 1.

Trong trường hợp các em còn băn khoăn, chưa thích, nên mạnh dạn đặt các nguyện vọng khác thành nguyện vọng 1 và có thể xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT nếu nhận thấy điểm thi của mình cận kề cơ hội trúng tuyển. Những nguyện vọng đã chắc chắn hơn, đã trúng tuyển kết hợp có thể xếp vào nguyện vọng 2, nguyện vọng 3,… và đặt xuống phía dưới.

"Khi chọn ngành nghề, các em nên chọn ngành mình thích nhất trước, không chỉ đặt ở Trường ĐH Hà Nội mà có thể đặt ở các trường khác có cơ hội trúng tuyển cao. Nên ưu tiên ngành mình thích, sau đó mới chọn trường.

Còn nếu em có quan điểm rằng chỉ thích trường đó, thích môi trường đó thì lúc này việc đặt nguyện vọng lại trở nên đơn giản hơn. Khi đó, em hãy đặt những nguyện vọng, những ngành mà em có khả năng đỗ cao nhất lên trên, sau đó dần dần đến những ngành khác", TS Phương đưa ra tư vấn.

Một số thí sinh yêu thích Trường ĐH Hà Nội nhưng không có nhiều cơ hội để trúng tuyển vào ngành mong muốn do điểm số hạn chế. Các em đưa ra thắc mắc, nếu đỗ vào trường theo ngành này, sau khi vào học có được chuyển sang ngành khác hay không?

Trả lời băn khoăn trên, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội nhấn mạnh, theo quy định, các em không thể chuyển sang một ngành khác. Ví dụ, một số bạn muốn học ngành Ngôn ngữ Anh nhưng biết khó đỗ được ngành này nên đăng ký vào ngành Ngôn ngữ Nga, thường lấy điểm thấp hơn. Khi đã vào học Ngôn ngữ Nga, bạn không thể bỏ ngành Ngôn ngữ Nga để chuyển sang học ngành Ngôn ngữ Anh.

Tuy nhiên, TS Phương nhấn mạnh, sinh viên có cơ hội khác để theo học ngành yêu thích, bằng cách đăng ký học song ngành, tức học cùng lúc 2 chương trình.

"Nếu em trúng tuyển vào trường theo ngành học bất kỳ, sau 1 học kỳ mà điểm trung bình chung của em đạt từ 6.0 trở lên, em có thể đăng ký học cùng lúc ngành thứ 2 trong trường. Tuy nhiên, sinh viên phải duy trì cả 2 chương trình này trong suốt thời gian học 4 năm. Việc này tương đối vất vả, tùy theo cặp ngành học em lựa chọn mà quá trình học có thể dễ dàng hơn hoặc vất vả hơn", TS Phương cho hay.

Trong kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy năm 2022, Trường ĐH Hà Nội xét tuyển ở 26 ngành đào tạo với tổng 3.140 chỉ tiêu. Bên cạnh đó, còn có 240 chỉ tiêu của các chương trình liên kết quốc tế. Năm nay, trường dành 5% trên tổng chỉ tiêu cho xét tuyển thẳng, 45% chỉ tiêu cho xét tuyển kết hợp theo quy định của trường, 50% còn lại cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Trường ĐH Hà Nội nằm trong top đầu về đào tạo ngôn ngữ với mức điểm trúng tuyển cao. Năm 2021, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc lấy điểm chuẩn cao nhất năm là 37,55 điểm.

Năm 2021, điểm chuẩn trúng tuyển các ngành đào tạo của Trường ĐH Hà Nội dao động từ 25,7 - 26,75 (tính theo thang điểm 30) và 33,05 - 37,55 (tính theo thang điểm 40). 

Nhóm ngành ngôn ngữ luôn có mức điểm chuẩn trúng tuyển cao. Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc 4 năm liên tiếp là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất. Năm ngoái, ngành này lấy tới 37,55 điểm (thang 40). Vị trí á khoa điểm chuẩn thuộc về ngành Ngôn ngữ Trung Quốc với 37,07 điểm năm 2021. Ngôn ngữ Italia - CLC là ngành có điểm chuẩn thấp nhất nhưng cũng lấy tới 33,05 điểm vào năm ngoái.

Đối với các ngành tính theo thang điểm 30, ngành Truyền thông đa phương tiện có mức điểm cao nhất với 26,75 điểm. Mặc dù có điểm chuẩn thấp nhất nhưng ngành Công nghệ thông tin (chương trình CLC) cũng lấy tới 25,7 điểm.

Điểm chuẩn Đại học Hà Nội từ năm 2018-2021

STT

Mã ngành

Tên ngành

Điểm chuẩn 2021

Điểm chuẩn 2020

Điểm chuẩn 2019

Điểm chuẩn 2018

1

7220201

Ngôn ngữ Anh

36,75

34,82

33,23

30,6

2

7220202

Ngôn ngữ Nga

33,95

28,93

25,88

25,3

3

7220203

Ngôn ngữ Pháp

35,6

32,83

30,55

29

4

7220204

Ngôn ngữ Trung Quốc

37,07

34,63

32,97

30,37

5

7220205

Ngôn ngữ Đức

35,53

31,83

30,4

27,93

6

7220206

Ngôn ngữ Tây Ban Nha

35,3

31,73

29,6

28,4

7

7220207

Ngôn ngữ Bồ Đào Nha

33,4

27,83

20,03

26,03

8

7220208

Ngôn ngữ Italia

34,78

30,43

27,85

26,7

9

7220209

Ngôn ngữ Nhật

36,43

34,47

32,93

29,75

10

7220210

Ngôn ngữ Hàn Quốc

37,55

35,38

33,85

31,37

11

7310111

Nghiên cứu phát triển

33,85

24,38

---

---

12

7310601

Quốc tế học (dạy bằng tiếng Anh)

35,2

31,3

29,15

27,25

13

7320104

Truyền thông đa phương tiện (dạy bằng tiếng Anh)

26,75

25,4

22,8

--

14

7320109

Truyền thông doanh nghiệp (dạy bằng tiếng Pháp)

35,68

32,2

28,25

29,33

15

7340101

Quản trị kinh doanh (dạy bằng tiếng Anh)

35,92

33,2

31,1

27,92

16

7340115

Marketing (dạy bằng tiếng Anh)

36,63

34,48

31,4

---

17

7340201

Tài chính - Ngân hàng (dạy bằng tiếng Anh)

35,27

31,05

28,98

25,1

18

7340301

Kế toán (dạy bằng tiếng Anh)

35,12

31,48

28,65

23,7

19

7480201

Công nghệ thông tin (dạy bằng tiếng Anh)

26,05

24,65

22,15

20,6

20

7810103

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng tiếng Anh)

35,6

33,27

32,2

29,68

21

7220204 CLC

Ngôn ngữ Trung Quốc - Chất lượng cao

36,42

34

31,7

---

22

7220208 CLC

Ngôn ngữ Italia - Chất lượng cao

33,05

27,4

22,42

---

23

7220210 CLC

Ngôn ngữ Hàn Quốc - Chất lượng cao

36,47

33,93

32,15

---

24

7480201 CLC

Công nghệ thông tin (dạy bằng tiếng Anh) - CLC

25,7

23,45

---

---

25

7810103 CLC

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng tiếng Anh) - CLC

34,55

24,95

---

---

Học phí của đại học Hà Nội năm 2022 đối với nhóm dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ dao động từ 600.000 đồng/tín chỉ - 1.300.000 đồng/tín chỉ. Còn đối với nhóm ngành Ngôn ngữ, học phí Trường ĐH Hà Nội dao động từ 600.000 đồng/tín chỉ - 940.000 đồng/tín chỉ. Mức học phí này được điều chỉnh theo từng năm học và tăng không quá 15%/năm.

Năm 2022, Đại học Hà Nội vẫn giữ ổn định với 3 phương thức xét tuyển:

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng (5% tổng chỉ tiêu).

Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp (45% chỉ tiêu): Xét theo tổng điểm quy đổi từ cao xuống thấp cho tới khi hết chỉ tiêu. Trong trường hợp Nhà trường không tuyển hết số chỉ tiêu, các chỉ tiêu đó sẽ dành cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Phương thức 3 (50% chỉ tiêu): Xét tuyển dựa theo kết quả thi THPT năm 2022: Tổng điểm xét tuyển bao gồm cả điểm ưu tiên ( nếu có) và điểm của môn chính đã nhân hệ số 2 xếp từ cao xuống thấp.

Trương Vinh

Đại học hà nội điểm sàn năm 2022

Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Anh luôn thuộc top đầu trong khối đào tạo ngành Ngôn ngữ.

Đại học hà nội điểm sàn năm 2022

Ngay sau khi biết điểm thi, thí sinh có thể tra cứu biến động điểm chuẩn đại học 5 năm qua trên Báo VietNamNet để tham khảo trường phù hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Đại học hà nội điểm sàn năm 2022

Từ ngày 22/7 đến 17h ngày 20/8, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển đại học bằng hình thức trực tuyến với số lần không giới hạn.